Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 69)

Xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ là yêu cầu bắt buộc nhằm tạo môi trƣờng và hành lang cho hoạt động cải cách tài chính công, trong đó có hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc. Để việc triển khai DVCTT trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN thành công, góp phần hình thành Kho bạc điện tử, nền tảng trong Chính phủ điện tử, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:

- Kiến nghị với Chính phủ: Quy định về lƣu trữ điện tử đối với các hệ thống DVCTT của Chính phủ cũng nhƣ các Bộ, ngành, các cơ quan nhà nƣớc phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu số với cơ quan nhà nƣớc khác và không đƣợc thu thập lại dữ liệu số đã trùng với dữ liệu số cơ quan nhà nƣớc khác có thể cung cấp. Việc chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan nhà nƣớc không làm ảnh hƣởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật liên quan tới dữ liệu số đƣợc chia sẻ, dữ liệu số chia sẻ phải đảm bảo tính cập nhật và chính xác.

Xuất phát từ những yêu cầu về công tác chia sẻ dữ liệu và việc đảm bảo tính pháp lý của các thông tin đƣợc chia sẻ giữa các cơ quan nhà nƣớc Chính phủ cần có quy định về trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin của các cơ quan Nhà nƣớc với nhau, giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, tính pháp lý cùa các hồ sơ, các thông điệp điện tử, các hợp đồng, giao kèo, các văn bản, giấy tờ đƣợc thể hiện dƣới

hình thức điện tử, đƣợc lƣu trữ điện tử và có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng với các hình thức lƣu trữ truyền thống.

Việc quy định lƣu trữ điện tử và tính pháp lý của các GDĐT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nƣớc trong quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế.

Chính phủ cần quy định rõ về sử dụng chữ ký số và ký số đối với các chức danh lãnh đạo, KTT tại các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến hoạt động tài chính, các hoạt động mua sắm tài sản, ký kết hợp đồng kinh tế cần phải đƣợc điện tử hóa và sử dụng chữ ký số. Hiện nay việc quy định về chữ ký số trong các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đang thiếu một số văn bản hƣớng dẫn chi tiết về sử dụng chữ ký số. Việc sử dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nƣớc chủ yếu xử lý và phát hành văn bản điện tử định dạng PDF, chữ ký số đƣợc hiển thị trong tài liệu PDF. Quy trình ký, kiểm tra chữ ký, vị trí ký số trên tài liệu PDF chƣa thống nhất do đó vẫn cần phải có các văn bản hƣớng dẫn để triển khai chữ ký số cho văn bản điện tử. Bên cạnh đó, cũng thiếu các hƣớng dẫn về chữ ký số trên các định dạng dữ liệu nhƣ ngôn ngữ đánh dấu mở rộng và dữ liệu với định dạng bất kỳ. Đặc biệt, hƣớng dẫn thực hiện liên thông giữa hai hệ thống chứng thực công cộng và chuyên dùng Chính phủ, hƣớng dẫn triển khai chữ ký số trên thiết bị di động vẫn còn thiếu.

Do đó, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, nhu cầu sử dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nƣớc sẽ tăng lên. Do đó, để triển khai và ứng dụng tốt chữ ký số, trƣớc hết, cần phải thay đổi quan niệm chỉ có chữ ký “tƣơi” và con dấu đỏ trên văn bản giấy mới là minh chứng duy nhất khiến văn bản có hiệu lực. Thực tế hiện nay đã có các quy định, quyết định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử đã ký số đƣợc gửi qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng văn bản giấy, thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp lý triển khai, ứng dụng chứng thực chữ ký số vẫn chƣa hoàn thiện, cần tiếp tục điều chỉnh

bổ sung cho phù hợp thực tế. Cũng phải tiếp tục chuẩn hóa thủ tục hành chính thì triển khai chữ ký số mới đạt hiệu quả, tránh tình trạng các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị lập trình gặp trở ngại trong quá trình xây dựng phần mềm bởi hệ thống thủ tục hành chính rƣờm rà. Các cơ quan, đơn vị cũng cần bảo đảm một số yếu tố để làm nền tảng ứng dụng chữ ký số nhƣ: Hạ tầng CNTT và hệ thống mạng hoạt động ổn định; nguồn nhân lực cán bộ CNTT có chuyên môn tốt, đủ khả năng hỗ trợ ngƣời dùng.

- Kiến nghị với Bộ Tài chính: Kiến nghị Bộ Tài chính sớm nghiên cứu xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng GDĐT giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân với các cơ quan tài chính thuộc Bộ Tài chính; Thiết lập kết nối, trao đổi thông tin về GDĐT trong hoạt động tài chính giữa cơ quan tài chính thuộc Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, tổ chức khác theo các mục tiêu, chƣơng trình của Chính phủ về Chính phủ điện tử, phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định của pháp luật về GDĐT trong hoạt động tài chính; Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về GDĐT trong hoạt động tài chính. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về GDĐT trong hoạt động tài chính.

Tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 Quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Điều 57: “Sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ: Các loại hình GDĐT của cơ quan Đảng, Nhà nƣớc nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp”

Tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về GDĐT trong hoạt

động tài chính, Điều 21: Xử lý chuyển tiếp, khoản 2: “Trong thời gian chƣa

đƣợc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp chứng thƣ số, đơn vị sử dụng NSNN đƣợc sử dụng chứng thƣ số công cộng để thực hiện GDĐT với cơ quan tài chính đối với các giao dịch áp dụng

chữ ký số. Sau khi đƣợc cấp chứng thƣ số bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm sử dụng chứng thƣ số này thay cho chứng thƣ số công cộng và thông báo cho cơ quan tài chính liên quan về việc thay đổi chứng thƣ số”

Nhƣ vậy Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 đã tháo gỡ một phần khó khăn trong việc cấp và sử dụng chứng thƣ số trong giai đoạn chuyển tiếp cho các đơn vị SDNS.

Bộ Tài chính kiến nghị BCYCP đẩy nhanh tiếp độ cấp chứng thƣ số cho các đơn vị SDNS đang sử dụng chứng thƣ số của các nhà cung cấp công cộng.

Hiện nay tại thành phố Hải Phòng đã triển khai Hệ thống một cửa điện tử và DVCTT thành phố để phục vụ việc tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát quá trình thực hiện thủ tục hành chính của 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Tuy nhiên DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc thuộc Bộ Tài chính, giữa các hệ thống thông tin này chƣa có sự liên kết chia sẽ dữ liệu với nhau. Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới cần có sự phối hợp hƣớng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang bộ khi triển khai các hệ thống thông tin cung cấp DVCTT theo ngành, lĩnh vực nhằm bảo đảm thực thi các giải pháp liên kết, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

- Về phía KBNN: Tiếp tục nâng cấp DVCTT trong kiểm soát chi thừng xuyên NSNN lĩnh vực Kho bạc phù hợp với các chuẩn về thiết bị di động và chuẩn xác thực mới tránh sớm bị lạc hậu công nghệ. Tích hợp ký số trên Sim điện thoại tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị SDNS.

+ Xây dựng chuẩn kết nối dữ liệu vào DVCTT lĩnh vực Kho bạc, xây dựng các ứng dụng hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu từ các ứng dụng khác vào hệ thống DVCTT lĩnh vực Kho bạc.

+ KBNN cần tiếp tục hoàn thiện, xây dựng mô hình liên thông các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là nghiệp vụ chi thƣờng xuyên

ngân sách, đảm bảo sự liên thông cũng nhƣ tối ƣu hóa cho các bài toán dịch vụ công trực tuyến, TABMIS, thanh toán với ngân hàng… qua đó, giúp rút ngắn thời gian thanh toán các khoản chi NSNN.

+Trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị phục vụ công tác nhƣ Máy tính tốc độ cao, Máy scan 2 mặt, Thiết bị lƣu trữ dữ liệu. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn CNTT cho công chức thực hiện về DVCTT lĩnh vực Kho bạc và các ứng dụng có liên quan.

- Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện: Xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng GDĐT giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân với các cơ quan tài chính địa phƣơng (DVCTT về tài chính tại địa phƣơng).

Thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định của pháp luật về GDĐT trong hoạt động tài chính tại địa bàn do cơ quan tài chính địa phƣơng quản lý.

Kiến nghị UBND Thành phố tăng cƣờng chỉ đạo các sở ngành tích cực tham gia hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc; Chỉ đạo sở Tài chính, sở Thông tin & truyền thông; UBND quận, huyện rà soát các điều kiện về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật số, tình hình trang bị chữ ký số cá nhân từ đó đề xuất UBND Thành phố bổ sung kinh phí phục vụ cho công tác triển khai chính quyền điện tử nói chung cũng nhƣ DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc nói riêng.

Kiến nghị với UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện có các đơn vị trực thuộc đã nhận bàn giao chứng thƣ số của BCYCP từ sở Thông tin & Truyền thông khẩn trƣơng thực hiện chuyển đổi từ chữ ký số công cộng sang chữ ký số của BCYCP để thực hiện về GDĐT với KBNN theo đúng quy định.

Kiến nghị UBND các quận, huyện tạo điều kiện và bố trí kinh phí cho các đơn vị SDNS thuộc và trực thuộc; các xã, phƣờng bổ sung các điều kiện tham gia DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc. Khen thƣởng kịp thời các đơn vị và cá nhân tích cực triển khai thực hiện DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc để đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

- Về phía các đơn vị sử dụng ngân sách: Thủ trƣởng các đơn vị tích cực chỉ đạo ngƣời dùng tại đơn vị tích cực chuyển hồ sơ thanh toán thực hiện 100% các giao dịch qua DVCTT.

Triển khai thực hiện ứng dụng cảnh báo rủi ro trên điện thoại thông minh để kiểm tra các giao dịch phát sinh của đơn vị, kiểm tra tình trạng hồ sơ và số dƣ tài khoản của đơn vị khi có nghi vấn, phối hợp với KBNN nơi giao dịch xử lý kịp thời.

Phản ánh kịp thời những lỗi, khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện DVCTT với KBNN nơi giao dịch để kịp thời xử lý, đề xuất hoàn thiện chƣơng trình ứng dụng.

Các đơn vị đã thực hiện tốt DVCTT lĩnh vực Kho bạc thực hiện tuyên truyền hƣớng dẫn các đơn vị khác để cùng tham gia tích cực sử dụng DVCTT lĩnh vực Kho bạc để mang lại nhiều lợi ích cho các đơn vị nhƣ việc công khai các thủ tục hành chính, giúp chủ tài khoản chủ động kiểm tra đƣợc các chứng từ thanh toán tại Kho bạc làm giảm rủi ro trong thanh toán; Tiết kiệm chi phí, giảm thời gian phải đi lại giao dịch với Kho bạc đặc biệt là các quận, huyện có địa bàn xã miền núi và hải đảo, thủ tục thanh toán đƣợc giải quyết nhanh thuận lợi.

KẾT LUẬN

Hiện nay, đẩy mạnh triển khai và sử dụng DVCTT là một vấn đề cấp bách rất cần thiết cho nền hành chính nƣớc ta nói chung và hệ thống KBNN nói riêng. Hệ thống DVCTT trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN nhằm góp phần hiện đại hóa công tác KSC thƣờng xuyên NSNN theo hƣớng hồ sơ, chứng từ của đơn vị thực hiện KSC qua KBNN sẽ đƣợc gửi trên DVCTT, bảo đảm minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, hình thành bƣớc đi đầu tiên tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử. Qua DVCTT, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra, giám sát đƣợc tình trạng xử lý các hồ sơ KSC qua các báo cáo thống kê trên DVCTT, từ đó làm tăng trách nhiệm của cán bộ KSC trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Triển khai hệ thống DVCTT trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 góp phần hƣớng tới nền tài chính công khai, xây dựng nền tảng công nghệ mới hỗ trợ tối đa cho các sản phẩm tài chính định hƣớng dịch vụ, tạo hệ sinh thái tài chính số, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, sáng tạo.

Bƣớc vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hƣớng hội nhập và phát triển, đội ngũ công chức KBNN Hải Phòng trân trọng và kế thừa những thành quả đã đạt đƣợc, phát huy các truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm thực hiện bằng đƣợc mục tiêu: Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, triển khai thực hiện chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoạn 2020-2030 xây dựng hình thành Kho bạc số, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiêt lập nền Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. PGS.TS. Lê Chi Mai, (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị.

2. Lê Chi Mai, (2007), Dịch vụ hành chính công, NXB Lý luận Chính trị. 3. TS. Phan Hữu Nghị (2009), Giáo trình Tài chính công,Trƣờng Đại học

kinh tế Quốc dân.

4. TS. Nguyễn Ngọc Tiến (2006), Giáo trình hành chính công, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

5. TS Nguyễn Văn Tuyến (2019), Giáo trình Luật ngân sách Nhà nước,

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

6. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/ 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT- BTC và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (Tabmis)

7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

8. Bộ Tài chính (2015), Quyết định 2704/QĐ-BTC ngày 17/12/2015 của Bộ Tài chính về việc quy định thí điểm thủ tục giao dịch điện tử đối với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)