Biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 59)

Để thực hiện thành công định hƣớng phát triển chung của KBNN và định hƣớng triển khai DVCTT, KBNN Hải Phòng cần thực hiện đƣợc 2 nội dung lớn, đó là cải cách chính sách nghiệp vụ và hình thành đƣợc văn hóa kỹ thuật số, giao dịch điện tử trong toàn hệ thống, cũng nhƣ liên kết với các khách hàng (ĐVSDNS) và cả các “đối tác” thực hiện. KBNN Hải Phòng cần tăng cƣờng thực hiện một số biện pháp hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin và tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền để có thể triển khai DVCTT thành công trên các KBNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tại tất cả các ĐVSDNS nhà nƣớc có giao dịch với KBNN Hải Phòng (trừ các giao dịch bằng tiền mặt theo chế độ quy định và các giao dịch của các đơn vị thuộc khối an ninh, quốc phòng).

3.2.1. Biện pháp về đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chất lượng dịch vụ

KBNN cần tiếp tục tập trung tối ƣu hóa phần mềm để sử dụng và tận dụng tài nguyên máy chủ tốt hơn để giảm độ quá tải cho hệ thống; xây dựng phƣơng án lƣu trữ điện tử hồ sơ chứng từ trên dịch vụ công và yêu cầu tra cứu hồ sơ, chứng từ theo từng đơn vị giao dịch.

Nâng cấp mạng nội bộ trong hệ thống KBNN, trang bị các chƣơng trình xử lý thông tin, từ đó đảm bảo cung cấp DVCTT an toàn, bảo mật, thu ận tiện, dễ sử dụng đối với các đơn vị giao dịch. Cần lựa chọn phƣơng án hài hòa giữa bảo mật an toàn an ninh thông tin với thân thiện, thuận tiện với ngƣời dùng, có biện pháp phòng ngừa với những nguy cơ dẫn đến thất thoát dữ liệu, sai lệch kết quả, sửa đổi thông tin, giả mạo thông tin.

KBNN cần tiếp tục phát huy việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong các nghiệp vụ kho bạc nói chung và triển khai DVCTT nói riêng. Một số ứng dụng công nghệ phù hợp cho xu hƣớng phát triển giao dịch điện tử nhƣ :

- Công nghệ di động thông minh: Ứng dụng cho khách hàng của KBNN cài trên phần mềm trên các thiết bị di động, để tiếp nhận tức thời tiến trình và thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục, số dƣ tài khoản; các nhà quản lý các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng cài đặt trên phần mềm các thiết bị di động, để tiếp nhận kịp thời thông tin về điều hành quỹ NSNN, KBNN, ngân quỹ nhà nƣớc; cán bộ các cấp ngành KBNN cài trên phần mềm trên các thiết bị di động để thực hiện các phê duyệt theo các quy trình nghiệp vụ nhất định. ĐVSDNS khi đăng ký DVC cho thiết bị di động có thể thực hiện tra cứu số dƣ, nhận thông báo biến động số dƣ các tài khoản tiền gửi tại KBNN đảm bảo thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời, ngăn chặn rủi ro giả mạo hồ sơ, chứng từ, phối hợp chặt chẽ với KBNN giao dịch trong quá trình KSC NSNN.

- Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Ứng dụng cho bài toán hỗ trợ nghiệp vụ trả lời và giải đáp, tƣ vấn tự động đối với cán bộ nghiệp vụ, cán bộ tin học

toàn ngành, cũng nhƣ mở rộng dần ra tƣ vấn, giải đáp tự động đối với đơn vị khách hàng giao dịch. Với định hƣớng triển khai DVCTT trên toàn bộ hệ thống KBNN và với 100% ĐVSDNS giao dịch (trừ khối ANQP), khối lƣợng công việc trong trả lời hỗ trợ nghiệp vụ, hỗ trợ hệ thống sẽ tăng lên nhanh chóng, gấp nhiều lần hiện tại cả về số lƣợng và mức độ. KBNN ngoài việc cân nhắc bổ sung, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách hỗ trợ vƣớng mắc từ ĐVSDNS, từ KBNN giao dịch tham gia DVCTT cần cân nhắc việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hỗ trợ. Một số hƣớng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ DVCTT nhƣ : ứng dụng phần mềm CHATBOT, trả lời tự động theo từ khóa/ câu hỏi ngƣời dùng tìm kiếm, vƣớng mắc ; hoặc thiết lập ngân hàng dữ liệu tri thức (tài liệu hƣớng dẫn, tình huống tƣơng tự và giải pháp…), khi ngƣời dùng/ đơn vị sử dụng có vƣớng mắc tƣơng tự, gần đúng có thể đƣa ra gợi ý đƣờng dẫn tra cứu giải pháp, nghiệp vụ tự động.

- Công nghệ điện toán đám mây: Ứng dụng cho quản lý, cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo sự linh hoạt về tài nguyên công nghệ thông tin. Khi DVCTT đƣợc triển khai diện rộng, số lƣợng ngƣời dùng trực tuyến đối với DVC ĐVSDNS tăng nhanh, số lƣợng ngƣời dùng, tài liệu lƣu trữ vĩnh viễn trên DVC KBNN cũng đồng thời tăng lên, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho việc lƣu trữ dữ liệu cần đƣợc xem xét đến (trong tƣơng quan so sánh về chi phí đầu tƣ máy chủ lƣu trữ thực và mua không gian lƣu trữ) nhƣng cần ƣu tiên đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. KBNN nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới hiện đại, tiết kiệm chi phí nhƣng không hạ thấp yêu cầu, tiêu chuẩn bảo mật an toàn an ninh thông tin ngân sách quốc gia.

3.2.2. Biện pháp về xây dựng mô hình dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước vực Kho bạc Nhà nước

Cùng với sự phát triển chung của các Bộ ngành, địa phƣơng về phát triển hệ thống DVCTT cấp độ 4, hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tiếp nhận các hồ sơ của 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS. Tuy nhiên với mô

hình hiện nay hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc thực chất chỉ là một công cụ giao diện với hệ thống TABMIS, các yêu cầu về quản lý nghiệp vụ đều thực hiện trên hệ thống TABMIS. Điều này dẫn đến việc khó khăn khi thực hiện kiểm soát chi và trả kết quả điện tử cho các đơn vị SDNS, đồng thời việc tích hợp với các hệ thống thanh toán, hệ thống chia sẻ dữ liệu quốc gia gặp nhiều khó khăn do phải sửa đổi hệ thống rất nhiều.

Xuất phát từ những hạn chế của mô hình DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc hiện nay, KBNN cần có sự đánh giá lại hệ thống TABMIS, các hệ thống ứng dụng vệ tinh để xây dựng mô hình hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đáp ứng đƣợc yêu cầu của hệ thống KBNN.

Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất tƣơng lai về hệ thống Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Kho bạc

Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc phát triển KBNN 2021-2030, KBNN chuyển đổi từ quản lý hành chính sang việc cung cấp dịch vụ về kế toán công. Do đó để đáp ứng đƣợc việc cung cấp dịch vụ, mô hình hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc đƣợc đề xuất ở đây sẽ là một hệ thống các phần mềm ứng dụng cung cấp ứng dụng để đơn vị nhập liệu thông tin đầu vào, thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin báo

cáo cho đơn vị về tình hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp, báo cáo tài chính tại đơn vị trên nền tảng số; Đồng thời cho phép KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các hồ sơ, chứng từ liên quan đến mở, sử dụng và tất toán tài khoản; Cam kết chi và chi NSNN, chứng từ nộp NSNN của đơn vị SDNS. Mặt khác hệ thống DVCTT phải đƣợc kết nối với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của Bộ Tài chính, KBNN 1 và các cơ quan đơn vị khác2 trên nền tảng tích hợp ứng dụng và chia sẻ dữ liệu3 nhƣ: TABMIS, Thu thuế trực tiếp, Kho dữ liệu, Hệ thống quản lý danh mục dùng chung, hệ thống quản lý thuế, hệ thống quản lý nhà cung cấp hàng hóa - dịch vụ, hệ thống quản lý tài sản công, hệ thống quản lý hóa đơn - hợp đồng điện tử, hệ thống dữ liệu về định mức tiêu chuẩn - định mức chi phí hành chính, hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật ngành - lĩnh vực, hệ thống dữ liệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ bƣu chính, hệ thống dữ liệu về chữ ký số, hệ thống dữ liệu về quyết định vi phạm hành chính và xử phạt hành chính…

Hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc sẽ là hệ thống cung cấp cho ngƣời dân, doanh nghiệp ứng dụng cho phép thực hiện nghĩa vụ với NSNN, thực hiện thanh toán các khoản phí; đối với ĐVSDNS ứng dụng kế toán hành chính sự nghiệp theo các mô hình tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định của chế độ kế toán. Cung cấp khả năng lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ, kèm theo các chứng từ kế toán trên nền tảng số, và nền tảng thiết bị di động, thiết bị điện tử cá nhân.

Đối với ngƣời dân, doanh nghiệp: Có thể đăng nhập vào hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc để thực hiện các nghĩa vụ với NSNN nộp thuế, lệ phí, nộp các khoản phí cho các dịch vụ công của nhà nƣớc.

Đối với ĐVSDNS: Các đơn vị thực hiện đăng nhập vào hệ thống

1

Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của KBNN: Hệ thống TABMIS, TTSP,TTLNH,Kho dữ liệu, Thu thuế …

2 Hệ thống các ứng dụng khác là các ứng dụng do các Bộ, ngành, địa phƣơng quản lý

3 Nền tảng chia sẻ dữ liệu: Bao gồm chia sẻ dữ liệu của các ứng dụng của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, hệ thống chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống CNTT của các Bộ, ngành, địa phƣơng, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp do Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng và quản lý

DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc cập nhật số liệu kế toán, nhập chứng từ và các tài liệu kèm theo, thực hiện phê duyệt số, kết xuất các báo cáo, sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán.

Đối với KBNN: Trên cơ sở các chứng từ, hồ sơ đã đƣợc phê duyệt của đơn vị đề nghị thanh toán trên hệ thống DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, chấp nhận/từ chối thanh toán theo quy định đối với các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến Cam kết chi và chi NSNN, chứng từ nộp NSNN của đơn vị SDNS.

3.2.3. Biện pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Thành lập tổ triển khai DVCTT trong KBNN Hải Phòng gồm các thành viên là ban lãnh đạo KBNN, chuyên viên, KTV có trình độ nghiệp vụ tốt, am hiểu CNTT của các phòng Tin học, KSC, KTNN, Tài vụ.

Nhiệm vụ của tổ đó là tham mƣu cho Giám đốc phƣơng án triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc tại Hải Phòng, nghiên cứu chế độ nghiệp vụ, dự thảo các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch triển khai và kiểm tra tiến độ, báo cáo lãnh đạo KBNN Hải Phòng về tình hình và tiến độ triển khai tại các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Hải Phòng; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo cho đơn vị SDNS, đào tạo lại cho các công chức KBNN tham gia hệ thống DVCTT; Tổ chức thống kê báo cáo hàng tháng, hàng quý về công tác triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc.

Tại các KBNN trực thuộc bố trí công chức đầu mối triển khai DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc, công chức này có nhiệm vụ cập nhật các văn bản liên quan đến công tác triển khai, các tài liệu cập nhật nghiệp vụ, chƣơng trình ứng dụng báo cáo lãnh đạo đơn vị để triển khai thực hiện. Mặt khác các công chức này cũng có nhiệm vụ tập hợp các khó khăn vƣớng mắc tại các đơn vị SDNS về DVCTT trong lĩnh vực Kho bạc để cùng đơn vị phối hợp xử lý.

Xây dựng đội hỗ trợ, trên cơ sở các nhân sự của phòng Tin học và đội ngũ công chức làm công tác tin học tại các KBNN trực thuộc, KBNN Hải Phòng xây dựng đội ngũ hỗ trợ cho các đơn vị SDNS trong quá trình cài đặt,

đăng ký DVCTT, hỗ trợ xử lý các lỗi trong quá trình hoạt động và là đầu mối cùng đội ngũ hỗ trợ CNTT của KBNN hƣớng dẫn xử lý các vƣớng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng. Duy trì đội hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng, hỗ trợ từ xa cho các đơn vị.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên và hƣớng dẫn viên, trên cơ sở các tài liệu hƣớng dẫn của KBNN, Ban lãnh đạo KBNN Hải Phòng chỉ đạo tổ triển khai thực hiện công tác nghiên cứu và xây dựng tài liệu đào tạo cho các đơn vị SDNS và công chức KBNN tham gia DVCTT: Thực hiện mở 5 lớp đào tạo trực tiếp cho CTK, KTT, ủy quyền CTK, ủy quyền KTT tại cơ quan KBNN Hải Phòng. Tại các đơn vị KBNN quận, huyện phối hợp với UBND quận, huyện và nhà cung cấp dịch vụ chứng thƣ số công cộng mở nhiều lớp đào tạo trực tiếp cho các thành viên của đơn vị SDNS. Phân công rà soát lại các quy trình nghiệp vụ, tham mƣu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo thực hiện thống nhất các quy trình.

Tổ chức tuyên truyền về lợi ích của DVCTT lĩnh vực Kho bạc đến các đơn vị SDNS bằng nhiều kênh khác nhau nhƣ qua Báo Hải Phòng, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng (qua phóng sự về cải cách hành chính của các đơn vị sở, ngành Thành phố); Trực tiếp tuyên truyền, hƣớng dẫn tại các hội nghị triển khai DVCTT cấp thành phố, cấp quận huyện; Phát hành tờ rơi để tuyên truyền về DVCTT lĩnh vực Kho bạc tại các hội nghị, tại nơi giao dịch đến các đơn vị SDNS.

Giao chỉ tiêu thực hiện triển khai DVCTT cho các đơn vị KBNN quận, huyện. Đôn đốc trực tiếp việc thực hiện của các đơn vị theo từng đợt.

Thực hiện sơ kết, tổng kết khen thƣởng kịp thời các đơn vị và cá nhân tích cực triển khai thực hiện DVCTT theo các đợt để đảm bảo khích lệ, động viên các nhân tố tích cực.

Để triển khai thành công DVCTT trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Hải Phòng thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của KBNN Hải Phòng là hết sức quan trọng. Cần phải chú trọng triển khai công

tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thừa hành (kiểm ngân, thủ quỹ) để tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp xếp lại nhân lực phù hợp với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy. Mỗi cán bộ công chức KBNN Hải Phòng cần phải nỗ lực rèn luyện, học tập và lao động sáng tạo, thay đổi nhận thức, tƣ duy để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng và trang bị, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức về CNTT và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai DVCTT trong KSC thƣỡng xuyên NSNN qua KBNN nói riêng và thực hiện thành công định hƣớng phát triển KBNN nói chung.

Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao, cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ đƣợc phân công làm công tác này phải là ngƣời có năng lực chuyên môn cần thiết, đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. KBNN Hải Phòng cũng cần rà soát đƣa ra khỏi biên chế những công chức dôi dƣ do sắp xếp tổ chức bộ máy, đƣợc đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ, nhƣng còn hạn chế về năng lực theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế.

- Cần chú trọng, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, đặc biệt với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc trên địa bàn hải phòng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)