C. 46 A, 2 Y D 46A ,1 X, 1 Y.
A. XXX, XY.B XY, XX C XO, XY D XX, XXX.
BÀI 16-17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
Câu 1.Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở
thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%.
Câu 2. Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở
thế hệ F3 tỉ lệ Aa sẽ là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%.
Câu 3.Vốn gen của quần thể là
A. tổng số các kiểu gen của quần thể.
B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
C. tần số kiểu gen của quần thể. D. tần số các alen của quần thể.
Câu 4.Tần số tương đối của alen là tỉ lệ phần trăm
A. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
B. alen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể. D. các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể.
Câu 5.Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số
A. giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể. B. các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. các thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
D. giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể.
Câu 6.Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 7.Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là
A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn. D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
Câu 8. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 9.Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn
đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có
A. toàn cây cao B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp. C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. toàn cây thấp.
Câu 10. Một quần thể có tần số tương đối
a A = 2 , 0 8 , 0
có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.
Câu 11. Một quần thể có tần số tương đối
a A
= 4 6
có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. B. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa.
C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa. D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa.
Câu 12.Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA +
0,18 Aa + 0,01 aa là
A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 13.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa:
0,2 aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là:
A. 0,65A; ,035a. B. 0,75A; ,025a. C. 0,25A; ,075a. D. 0,55A; ,045a.
Câu 14.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi-
Vanbéc cấu trúc di truyền trong quần thể lúc đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 15.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể
giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 16.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có tỉ lệ các kiểu gen là 55% AA: 45%
aa, tần số tương đối của các alen quần thể khi đó là A. 0,7 A : 0,3a. B. 0,55 A: 0,45 a.
C. 0,65 A: 0,35 a. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 17.Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần
số tương đối của alen A và alen a trong quàn thể đó là
A. 0,6A : 0,4 a. B. 0,8A : 0,2 a. C. 0,84A : 0,16 a. D. 0,64A : 0,36 a.
Câu 18. Một quần thể ngẫu phối đạt tới tần số tương đối của alen A là 70%. Tỉ lệ % thể
đồng hợp lặn là bao nhiêu?
A. 0.3% B. 9% C. 30% D.3%
A. AA= aa= 46.875%; Aa= 6.25% B. AA= aa= 37.5%; Aa= 25% C. AA= aa= 43.75%; Aa= 12.5% D. AA= aa= 25%
Câu 20. Một số QT có cấu trúc di truyền sau
1. 0.42AA: 0.48Aa: 0.1aa 2. 0.25AA: 0.5Aa: 0.25aa 3. 0.34AA: 0.42Aa: 0.24aa 4. 0.01AA: 0.18Aa: 0.81aa QT nào đạt trạng thái cân bằng:
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2, 4 D.3, 4
Câu 21. Một QT có 0.36AA: 0.48Aa: 0.16aa. Cấu trúc di truyền sau 3 thế hệ tự thụ liên
tiếp
A. 0.36 AA: 0.48Aa: 0.16aa B. 0.57 AA: 0.06Aa: 0.37aa C. 0.47 AA: 0.06Aa: 0.47aa D. 0.37 AA: 0.06Aa: 0.57aa
Câu 22. Dấu hiệu nào KHÔNG phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi –
Vanbec.
A. Quần thể phải lớn, không có sự giao phối tự do
B. Mọi cá thể trong quần thể đều sống sót và sinh sản như nhau C. Không xảy ra đột biến
D. Giảm phân bình thường các giao tử có khả năng thụ tinh như nhau
Câu 23. Thành phần kiểu gen của quần thể giao phối có tính chất…
A. đa dạng, ổn định. B. đa dạng, đặc trưng
C. đặc trưng, ổn định D. đặc trưng, thường xuyên biến đổi
Câu 24. Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi-
Vanbéc, số cá thể lông đỏ (A) chiếm 64% còn lại lông trắng. Tần số tương đối alen A và a là:
A. Tần số của A: 0,6 ; tần số của a: 0,4 B. Tần số của A: 0,4 ; tần số của a: 0,6
C. Tần số của A: 0,8 ; tần số của a: 0,2 D. Tần số của A: 0,2 ; tần số của a: 0,8
Câu 25. Trong một quần thể, thấy số cá thể mang kiểu hình mắt trắng chiếm tỉ lệ 1/100 và
quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Màu mắt do 1 gen gồm 2 alen quy định và mắt trắng là tính trạng lặn. Tỉ lệ % số cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là:
A. 18% B. 72% C.54% D. 81%
Câu 26. Về mặt di truyền học, quần thể được phân biệt….
A. quần thể giao phối, quần thể tự phối
B. quần thể giao phối, quần thể sinh sản
C. quần thể giao phối, quần thể sinh sản vô tính D. quần thể giao phối, quần thể không giao phối
Câu 27. Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau:
P: 0,36 AA ; 0,48 Aa ; 0,16 aa. Tần số tương đối A và a của P là:
A. A : a = 0,8 : 0,2 B.A : a = 0,2 : 0,8 C. A : a = 0,4 : 0,6 D. A : a = 06, : 0,4
Câu 28. Gọi p,q lần lượt là tần số tương đối của alen A và alen a. Theo định luật Hacđi –
Vanbec, quần thể ở trạng thái cân bằng phải thoã mãn điền kiện….
A. p2AA + 2pqAa + q2aa =1
B. q2AA + 2pqAa + p2aa =1
C. pAA + 2pqAa + qaa =1
D. p2AA + pqAa + q2aa =1
Câu 29. Một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu
P: 35 AA : 14 Aa : 91 aa.
Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen aa F3 trong quần thể là:
A.69,375% B.75,215% C. 51,45% D. 18,75 %
Câu 30. Cho tần số tương đối của 2 alen A = 0,38 ; a = 0,62. Cho biết A là hoa đỏ, a là hoa
trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng.
A. 46,71% hoa trắng ; 53,29% hoa đỏ B. 46,71% hoa đỏ ; 53,29% hoa trắng
C.38,44% hoa đỏ ; 61,56% hoa trắng. D. 61,56% hoa đỏ ; 38,44% hoa trắng
Câu 31. Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là….
A. giải thích tại sao trong thiên nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài
B. từ tỷ lệ cá thể có kiểu hình lặn có thể tính được tần số tương đối các alen và tỷ lệ các loại kiểu gen.
C. giải thích được sự ổn định thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ D. giải thích được vì sao tần số tương đối các alen không đổi qua các thế hệ
Câu 32. Ở bò tính trạng có sừng (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng không sừng (a). Một
quần thể bò đạt trạng thái cân bằng di truyền có 192 con có sừng và 108 con không sừng. Hãy tính tần số tương đối của alen A và a:
A. A : a = 0,6 : 0,4 B. A : a = 0,8 : 0,2
C. A : a = 0,4 : 0,6 D. A : a = 0,2 : 0,8
Câu 33. Trong một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Tần số tương đối các alen của thế hệ này là:
A. A = 0,6 a = 0,4 B. A = 0,4 A = 0,6
C. A = 0,8 a = 0,2 D. A = 0,5 a = 0,5
Câu 34. Trong một quần thể ngẫu phối có 2 gen alen A và a. Tần số tương đối của alen A
là 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể này là:
A. P:0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa B. P:0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa
C. P:0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa D. P:0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa
Câu 35. Trong một quần thể ngẫu phối, tỷ lệ kiểu gen AA = 24%; Aa = 40%. Tần số tương
đối của alen a là: