8 Đo lường, phân tích và cải tiến 1 Khái quát
8.5.2 Hành động khắc phục
TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu 8 Đo lường, phân tích và cải tiến
8.5 Cải tiến
8.5.2 Hành động khắc phục
Tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa việc tái diễn. Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải.
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với: a) việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng), b) việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp,
c) việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn,
d) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết,
e) việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4), và f) việc xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục đã thực hiện.
Chính quyền địa phương cần phải có một thủ tục dạng văn bản để kiểm soát hành động khắc phục (bao gồm cả các phân tích liên quan đến những nguyên nhân chính và việc theo dõi), để đảm bảo tính hiệu lực và tránh hoặc giảm thiểu việc tái diễn sự không phù hợp. Việc đánh giá cần được thiết kế để nhận biết nguyên nhân chính trước khi áp dụng các hành động khắc phục.
Ví dụ về sự khơng phù hợp gồm, nhưng không giới hạn ở: - sản phẩm/dịch vụ không phù hợp,
- mục tiêu không được thực hiện,
- sự sai khác so với các chương trình và kế hoạch của chính quyền địa phương,
- kết quả khơng thể chấp nhận từ việc thiết kế và phát triển sản phẩm/dịch vụ của chính quyền địa phương,
- mức độ thực hiện yếu kém, sự không phù hợp được nhận biết từ theo dõi và đo lường các quá trình và các sản phẩm/dịch vụ của chính quyền địa phương,
- khiếu nại của khách hàng/công dân và/hoặc được các bên quan tâm khác nhận biết, và - sự không phù hợp từ đánh giá nội bộ và bên ngồi.
khơng phù hợp. Các hành động khắc phục cần được lập thành văn bản, lưu hồ sơ và trao đổi thông tin một cách phù hợp để đảm bảo việc thực hiện một cách hiệu lực.