Cảm nhận về thời đại và số phận con người

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 58 - 67)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ

2.2. Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ

2.2.3. Cảm nhận về thời đại và số phận con người

Lưu Quang Vũ đã cảm nhận thế giới xung quanh qua lăng kính của thơ. Thơ ơng những dằng xé nội tâm, những trăn trở, lựa chọn, những hồi ức và kỷ niệm gợi thức những hoài vọng, những nối tiếc về quá khứ, những khát vọng sống thật nhân bản và có ích cho hiện tại và mai sau. Thơ Lưu Quang Vũ khơng chỉ thể hiện tình cảm cá nhân, tình u riêng tư mà cịn là những trăn trở, băn khoăn, day dứt về thời đại, về số phận con người:

Ơi tuổi thanh xn trơi qua bằng những đêm trăn trở Sách vở và cha anh khơng giải được cho mình

Anh trở thành đứa trẻ hư thân Không chịu vâng lời không chịu ngủ Chẳng lời ru nào làm anh yên lòng cả Anh nghi ngờ đến cả hạt sương rơi.

Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, lại trực tiếp tham gia chiến trận nên nhà thơ cảm nhận được nỗi đau của nhân dân, của đất nước trong cảnh tang thương, chết chóc. Ơng xót xa cho số phận dân tộc:

Mấy mươi năm đã mấy lớp người Chia lìa gục ngã

Đã tận cùng nỗi khổ

Người ta cịn muốn gì Người nữa Việt Nam ơi!

(Việt Nam ơi)

Hàng loạt câu hỏi liên tiếp đặt ra như xoáy vào tâm can nhà thơ. Trái tim ông không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi chứng kiến đất nước chìm trong mịt mù bom đạn:

Người đau thương, tôi gắng gượng mỉm cười Gắng tin tưởng nhưng lịng tơi có hạn

Chiều nay lạnh, tơi nghẹn ngào muốn khóc Xin Người tha thứ, Việt Nam ơi!

(Việt Nam ơi)

Ơng nhìn chiến tranh bằng cái nhìn của người trong cuộc. Khác với dàn hợp xướng ngợi ca của thơ cách mạng, Lưu Quang Vũ đơn độc nhìn ở phía bi kịch của chiến tranh. Chiến tranh, đâu đâu cũng là đổ nát, đâu đâu cũng là hoang tàn, đâu đâu cũng là sinh ly tử biệt. Ơng đã nhìn chiến tranh dưới góc nhìn nhân bản:

Lịng đã qn tất cả mọi điều

Để bắn súng, ném mìn vào quân giặc Chỉ xin được nói nỗi buồn có thực Trong ngực ta đau buốt chiều nay.

(Những đứa trẻ buồn)

Thơ của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau chung của nhân loại. Trăn trở của nhà thơ khơng nằm trong phạm vi dân tộc mình mà đã thành trăn trở chung cho cả thời đại:

Trái đất mình rộng quá Ở đâu cũng có con người Sao chưa tìm được cách nào Sống với nhau cho ổn thỏa?

(Hoa cẩm chướng trong mưa)

Đó cũng là câu hỏi lớn mn đời cho đến nay vẫn cịn bỏ ngõ. Sự tàn bạo của chiến tranh được Lưu Quang Vũ cảm nhận thật cụ thể:

Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ơ Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt

Bom ném lên cao những đường tàu gãy nát

Những bàn ghế những lá thư những cánh tay người Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay

Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng.

(Ghi vội một đêm 1972)

Lịng thương đó khơng chỉ dành cho nhân dân mình mà cịn dành cho cả kẻ thù. Kẻ thù hiện lên trong thơ ông là những kẻ đáng thương:

Bên kia đồi gianh khét lẹt Quân thù cháy giữa vòng vây Mấy gã tù binh ngồi khóc Run run những ngón tay gầy.

(Những đứa trẻ buồn)

Cao hơn hận thù là tình thương của con người đối với con người. Cái nhìn của nhà thơ đối với kẻ thù là cái nhìn từ chủ nghĩa nhân văn:

Xác ngụy nằm ruồi muỗi bâu đầy Những đôi mắt bệch màu hoa dại Những gương mặt trẻ măng xanh tái Những bàn tay đen đủi chai dày Các anh ơi, đừng trách chúng tôi

Các bà mẹ, tha thứ cho chúng tôi Chúng tôi chẳng thể làm khác được.

(Những đứa trẻ buồn)

Đọc thơ Lưu Quang Vũ khơng chỉ thấy sự hy sinh gian khổ, lịng dũng cảm ngoan cường mà còn thấy được những suy tư, chiêm nghiệm, thấy được mn mặt tình cảm phong phú của con người trong chiến tranh. Mang con tim đau đớn nhưng nhà thơ vẫn khơng ngi hy vọng về một ngày hịa bình, bởi: “Nỗi thất vọng làm

gương soi hy vọng” (Di chúc tình yêu). Ngọn lửa của hy vọng, của tình u khơng

bao giờ tắt trong trái tim nhà thơ. Ông mơ lửa chiến tranh sẽ lụi tàn, cái ác khơng cịn lý do để tồn tại, để con người sống với con người bằng lòng nhân ái:

Bầy sứa nằm im lịng biển tím Con sâu thiếp ngủ giữa lòng hoa Những khẩu súng đen nhòa

Như mãi mãi chẳng bắn vào ai nữa Những miền quê cách trở

Sông xa cầu lại nối liền.

(Hai bài thơ xuân)

Lưu Quang Vũ luôn đặt niềm tin và hy vọng vào cuộc sống bởi ông biết quy luật: “Sau đêm tối một ban mai mới mẻ” (Mây trắng của đời tôi). Sau đổ nát của chiến tranh cuộc sống con người sẽ thay đổi tốt đẹp hơn:

Những cửa gương hy vọng Trên chơng gai trên ngói nát Nhà mới sẽ cao lên

Sẽ có mái hồng sẽ có tổ chim

Nụ cười mới cơn mưa rào cũng mới.

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Năm 1975, đất nước thống nhất, nhân dân ta được sống hịa bình. Nhưng những năm đầu hậu quả chiến tranh vẫn còn đè nặng lên cả cộng đồng:

Bây giờ lại mới bắt đầu những khó khăn của thời hậu chiến Chưa ai dựng nhà trên bãi nền đổ nát

Nơi máu đổ quá nhiều, chưa ai dám trồng hoa Chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù.

(Tháng 5)

Thêm vào đó là những khó khăn kinh tế chồng chất, nhân dân phải sống trong lam lũ, thiếu thốn:

Những năm khó khăn

Hè phố đầy hầm, tường đầy khẩu hiệu Quần áo và mặt người màu cỏ héo Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà Người đợi tàu ngủ chật sân ga Trẻ con thiếu nơi học hành dạy dỗ.

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Vị trí của nhà thơ là vị trí của người trong cuộc, vị trí của một người trong mn người giữa cuộc sống phức tạp, khốn khó. Cùng với những khó khăn đời sống là những vấn đề thế sự, nhân sinh:

Cuộc đời chẳng dùng chân một phút

Những điều hôm qua tưởng tuyệt vời tốt đẹp Đến hôm nay thành không đủ nữa rồi

Những người tốt tự bằng lịng với hơm nay Mai sẽ là kẻ xấu.

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Trước hiện thực cuộc sống lắm điều bất công nhà thơ phẫn uất vạch trần mọi sự che đậy, ngụy trang:

Mới đầu sự bất công cởi trần Rồi sự bất công mặc áo bất công Nay sự bất công mặc áo cơng bằng Bịp bợm vẫn trị vì như Đức Chúa.

Lưu Quang Vũ đã lên tiếng bênh vực, đứng về phía những người dân hàng ngày phải sống trong bất cơng, khốn cực. Ơng ln thương xót những trẻ em khơng nơi nương tựa:

Những tuổi thơ khơng có tuổi thơ Những đơi mắt tráo hơ mà tội nghiệp Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục Lang thang hè đường tàu điện quán bia.

(Những tuổi thơ)

Những người nông dân một nắng hai sương làm nên bông lúa, ruột gan xót đau khi mùa màng thất bát:

Đồng khơ nắng cháy Mạ vừa mới cấy Héo như lòng đau

Vầng trăng thao thức đêm thâu Bàn tay đào mương bỏng rộp Rồi tới mấy tuần mưa trút nước Úng trắng đồng chẳng thấy lúa đâu.

(Lúa chín)

Lưu Quang Vũ là người có trái tim chan chứa u thương. Ơng khơng chỉ nhạy cảm với những buồn đau của chính mình mà cịn đau cho cả kiếp người, đặc biệt là những kiếp người dưới đáy xã hội. Lưu Quang Vũ tích cực sáng tác với mong muốn qua thơ và kịch thể hiện phần nào suy tư, trăn trở và đóng góp cho sự thay đổi số phận con người. Thơ ơng là lời thức tỉnh tình thương giữa con người với con người, giữa thời đại diễn ra liên tiếp những cuộc chiến tranh và đấu tranh giai cấp:

Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ

Phải thương nhau mới sống được trọn đời.

Nhà thơ cho rằng gốc rễ cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc, ngồi hy vọng đấu tranh thì khơng gì khác hơn là tình yêu thương giữa những con người với nhau:

Cần phải yêu thương hy vọng đấu tranh Để giải thích và đổi thay cuộc sống.

(Lại sắp hết năm rồi)

Mang trong mình nỗi đau chung của nhân loại, thấu hiểu được sự cùng cực của kiếp người nên Lưu Quang Vũ mong ước những điều tưởng như đơn giản nhưng thật cao đẹp bởi một lẽ tất cả là vì con người:

Nguyện cho phố tơi, khơng ai phải quanh năm túng đói Khơng cịn ai bị mỏi mịn sỉ nhục

Nguyện cho kẻ ốm mau lành

Nguyện cho người tơi thương khơng phải khóc Nguyện cho lịng tơi đừng sợ hãi

Nguyện cho lịng tơi đừng ngi lạnh tình yêu.

(Cầu nguyện)

Xuất hiện trong thời kỳ đất nước cần những biến chuyển và thay đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, Lưu Quang Vũ với “ngịi bút thơng minh” và nhạy bén đã xây dựng trong thơ mình hình tượng con người dám nói, dám hành động vì nhân dân chứ khơng phải bằng những lời sáo rỗng:

Cuộc sống còn dang dở

Cần đóng góp khơng cần ngồi ca ngợi Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ

Chỉ dựng xây đời là khó khăn thơi.

(Nói với mình và các bạn)

Để thắp lửa yêu thương, để sưởi ấm những bộ phận người hẩm hiu thì điều tiên quyết phải có trong phẩm chất của con người xã hội mới là lòng dũng cảm:

Thế giới còn đảo điên tàn nhẫn Chúng ta khơng sợ hãi nản lịng.

Trong chiến tranh lòng dũng cảm đem lại chiến thắng. Trong thời bình dũng cảm là liều thuốc tinh thần xoa dịu nỗi đau, là sợi dây vơ hình gắn kết con người lại với nhau:

Thật vơ cùng tội lỗi

Nếu chúng ta thiếu lịng dũng cảm lớn lao Dũng cảm trước quân thù, dũng cảm với nhau Để biến ước mơ thành sự thật

Vết thương thành tiếng hát Mọi người thành anh em.

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Không chỉ kêu gọi tình thương, sự quan tâm chia sẻ nỗi đau khổ của con người, thơ Lưu Quang Vũ còn thể hiện nỗi trăn trở, dằn vặt khôn nguôi:

Làm sao tôi giúp được mọi người Con thuyền lớn bàn tay tơi góp sức? Ích gì đâu những lời nói đẹp

Hãy cho tơi sức mạnh của triều dâng Một niềm tin nâng dậy cánh buồm căng Lịng quả cảm đương đầu mn ngọn gió Trên bờ đá tôi thắp lên ngọn lửa

Dẫn thuyền về, biển cả hết cơ đơn.

(Trước biển và gió)

Những câu thơ như là nỗi lòng trực tiếp từ trái tim nhà thơ. Lưu Quang Vũ viết về thời đại mình đã sống và đang sống với niềm thương cảm vô bờ. Bằng lối tư duy khái quát cao độ và một tấm lòng giàu tình nhân ái, ơng đã viết rất nồng nhiệt về những vấn đề lớn của dân tộc, thời đại và con người. Đúng như nhận xét của Lâm Quang Ngọc: “Lưu Quang Vũ là một tâm hồn thiết tha với cuộc sống và một

tấm lịng khơng ngớt trăn trở về thời đại, về thân phận của con người”[100, tr.226].

Ở Lưu Quang Vũ có sự kết hợp kỳ lạ giữa sự kiên định một lý tưởng sống đẹp, một lịng nhiệt tình chiến đấu, với một trái tim tràn đầy tình tinh yêu nồng nàn và bao

dung, để luôn nhạy cảm, run rẩy với từng nỗi đau, từng vẻ đẹp đơn sơ nhất của con người và cuộc đời.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)