CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ
3.3. Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ
Giọng điệu là một yếu tố cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật, mang đậm tính chủ quan, cho phép ta nhận ra nét độc đáo riêng của nhà thơ. Một nhà thơ tài năng bao giờ cũng tạo được một giọng điệu riêng, không trộn lẫn. Nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy bao trùm phần lớn các bài thơ của ông là một giọng điệu buồn, da diết, đắm đuối. Chính giọng điệu này đã tạo ra nét riêng so với dòng thơ lúc bấy giờ. Cùng thời, Phạm Tiến Duật lại có giọng điệu mạnh mẽ, lạc quan, mang đôi chút khơi hài. Nhà thơ Bằng Việt thì rất hồn hậu, nhẹ nhàng, giàu suy nghĩ, thường đan cài giữa quá khứ và hiện tại... Vì thế, nằm trong dịng thơ chống Mỹ, với giọng điệu chung là hào sảng, lạc quan, Lưu Quang Vũ bị nhiều người coi là "lạc điệu" khi thể hiện cảm xúc của mình bằng một giọng điệu buồn, da diết và đắm đuối.
Như đã nói, cảm hứng trong thơ Lưu Quang Vũ là cảm hứng hiện thực, khơng tơ vẽ, khơng lý tưởng hóa hiện thực. Sự chân thực với mình và với mọi người là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Theo Phạm Quốc Ca trong chuyên đề Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 thì “Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật, là phương tiện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo đồng thời còn là một biểu hiện của thi pháp trong những thời đại thi ca nhất định”[4, tr.204]. Giọng điệu cịn là yếu tố quan trọng góp phần
làm nên phong cách nhà thơ. Thơ Lưu Quang Vũ rất đa dạng về giọng điệu. Tùy thuộc vào cung bậc cảm xúc của nhà thơ mà có giọng thơ khác nhau như: Giọng tự sự khách quan, giọng trầm tư triết lý, giọng cảm thương, giọng cay đắng chất chứa nỗi niềm riêng tư, giọng mỉa mai, giễu cợt… Thơ Lưu Quang Vũ có giọng điệu cảm thương, đặc biệt khi nói về những người thân trong gia đình. Nhà thơ viết về người mẹ với giọng vừa cảm thương, vừa kính phục:
Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc Việc cơ quan, việc Đảng, việc nhà Đánh Pháp năm xưa, đánh Mỹ bây giờ Quen vất vả, mẹ mẹ quản gì sương nắng.
(Gửi mẹ)
Trầm tư triết lý cũng là một chất giọng chủ yếu trong thơ Lưu Quang Vũ:
Đêm sâu quá, đêm nào biết ngủ Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thơi Mà có ngủ đâu, người ta đợi mặt trời Đợi lâu quá nên để cơn mơ chờ đợi vậy.
(Bầy ong trong đêm sâu)
Giọng trầm tư triết lý cũng thể hiện sự từng trải của nhà thơ trong cuộc sống:
Không ôm được cả bầu trời lồng lộng Nhưng có thể cầm một chùm quả trên tay Có thể trồng thêm một bóng mát cho ngày Khơng tới được một vì sao xa lắc
Nhưng có thể đến trong mùa cấy gặt Làm thuyền trên sông, làm lúa trên đồng Làm ngọn lửa hồng, làm tấm gương trong
Và nhận hết niềm vui trên cõi sống.
(Bài hát ấy vẫn còn là dang dở)
Giọng thơ trở nên thâm trầm với những triết lý sống tích cực. Để đi tới được nhân sinh quan ấy, nhà thơ đã trải qua một chặng đường với bao đau khổ, dằn vặt. Đôi khi triết lý của ông sa vào bi quan:
Hạnh phúc chỉ là điều bịa đặt
Nên tình u chỉ là chuyện viển vơng thơi.
(Thơ tình viết về một người đàn bà khơng có tên) Ngồi ra thơ Lưu Quang Vũ cịn có giọng độc thoại, ưu tư, chiêm nghiệm về chính mình:
Tàn ác ư? Đắm đuối hay buồn đau? Hay tuyệt vọng hay chính là tuổi trẻ? Khơng biết nữa, anh là chàng thi sĩ Hay kẻ bộ hành sa mạc khát sương mê?
(Bài thơ khó hiểu về em)
Nhà thơ khai thác tối đa ưu điểm của giọng đối thoại ý thức để thể hiện tình cảm, quan điểm cá nhân. Trong cuộc sống phức tạp, đối thoại ý thức là điều tất yếu để nhận ra chân lý:
Em bảo: - Cuộc đời này thảm hại lắm xấu xa Tất cả đều buồn cười vô nghĩa lý
- Nhưng em ơi
Đâu đã là tuyệt vọng
Nếu mọi người tốt đều im lặng Giữ riêng bàn tay sạch
Ai là người dọn đi bùn rác Ai là người gieo hạt
Cho ban mai tươi lành?
Thơ cũng như cuộc sống, bên cạnh niềm vui là nỗi buồn, có ngọt ngào và cũng có cả đắng cay. Lưu Quang Vũ đã gửi gắm tâm trạng của mình trong giọng thơ cay đắng:
Mùa đông này ta sẽ phải chia tay Một chuyện chia tay có gì đâu em nhỉ Một chuyện tình tan vỡ có gì đâu Có gì đâu mà tiếc mà buồn.
(Thơ tình viết về một người đàn bà khơng có tên) Chỉ nghe giọng điệu thơ, người đọc cũng hiểu được phần nào ý tứ của nhà thơ bởi “giọng điệu là sự thể hiện cả tư thế lẫn tâm thế trữ tình, là sự vận hành cảm xúc
của chủ thể. Giọng điệu gắn liền với tình điệu của cái tơi trữ tình, chi phối nhịp điệu và nhạc điệu thơ”[1, tr.98]. Giọng điệu trong thơ Lưu Quang Vũ phong phú, đa
dạng, thể hiện cảm xúc cá nhân không đơn giản của nhà thơ. Nhận xét về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ, nhà phê bình Hồi Thanh đã có những đánh giá xác đáng: “Cảm
xúc, suy nghĩ của anh thường nhuần nhị, lời thơ cũng thường nhuần nhị. Ý có khi mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng đúng là giọng của anh. Nghe như ca dao mà không phải ca dao. Ngơn ngữ nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển chuyển, rất Việt Nam”[100, tr.66]. Giọng điệu đó góp phần hình thành nên thế giới nghệ
thuật thơ Lưu Quang Vũ – một thế giới giàu hình ảnh, nhạc điệu nhờ chất liệu ngôn ngữ, giọng điệu thơ rất riêng tạo nên phong cách thơ mới mẻ, độc đáo trong thơ Việt Nam hiện đại.
Nếu như tập thơ đầu tay – “Hương cây" (20 bài) được Lưu Quang Vũ viết với giọng điệu trong trẻo lạc quan, thể hiện niềm vui của anh lính trẻ bước đầu đến với cuộc sống chiến đấu thì đọc những bài thơ Lưu Quang Vũ viết vào những năm đầu 70 ai cũng nhận thấy là nó buồn, nỗi buồn da diết dàn trải khắp các trang thơ. Thế nhưng, so với Huy Cận, giọng thơ sầu não bậc nhất trong phong trào thơ mới, thì Lưu Quang Vũ ít nhắc đến từ “buồn” hơn. Trong 50 bài của tập “Lửa thiêng”, có đến 49 lần xuất hiện chữ “buồn”, 33 lần xuất hiện chữ “sầu”. Còn trong hai tập thơ “Bầy ong trong đêm sâu” (30 bài) và “Mây trắng của đời tôi ” (40 bài) và khoảng
30 bài thơ riêng lẻ khác của Lưu Quang Vũ chỉ có 30 lần xuất hiện chữ “buồn”. Dù vậy hầu hết các bài thơ này của Lưu Quang Vũ đều mang âm hưởng buồn, da diết.
Nếu như nỗi buồn bao trùm khắp không gian, thời gian trong thơ Huy Cận là vơ dun cớ, thì nỗi buồn trong thơ Lưu Quang Vũ lại có căn nguyên của nó. Thực tế đời sống của đất nước: chiến tranh, loạn lạc, đói nghèo... khiến anh nhìn phía nào cũng chỉ thấy đau khổ, cơ cực. Nhức nhối, xót xa trước hiện thực làm cho các trang thơ anh luôn thấm đẫm nỗi buồn. Nỗi buồn trong thơ anh còn xuất phát từ hoàn cảnh riêng của cá nhân: gia đình tan vỡ, rời quân ngũ, thất nghiệp, phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống.
Tuy hội tụ nhiều nỗi đau buồn, nhưng thơ Lưu Quang Vũ khơng có những hình ảnh của nước mắt, không vật vã kêu than làm lây cái buồn sang cho người khác mà nỗi buồn ấy cứ lặng lẽ, ngấm sâu. Giọng điệu buồn thương, rách xé cứ canh cánh trong các trang thơ ông viết về đất nước, về chiến tranh, về tình yêu. Trong một bài thơ có cái tên rất dài “Đêm đơng chí uống rượu với bác Lâm, bác
Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn”, tác giả đã dùng hàng loạt tính từ gợi
cảm giác về sự lạnh lẽo, buồn chán, cô quạnh để dệt nên một không gian chiến tranh đầy bi kịch:
Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc Nhà cạnh trần cao ngọn nến gầy Chăn rách chiếu manh quần áo tả Chuyện dài đêm vắng rượu buồn say Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường...
Trong không gian đổ vỡ, loạn lạc, tan tác của cảnh chiến tranh tàn khốc, các nhân vật chưa đầy 30 tuổi ấy trở nên già hẳn đi trong những nhận thức đau buồn về đời. Nỗi buồn bã, lo âu, thảng thốt hiện ra trên từng khuôn mặt:
Tối đen thành phố đêm lưu lạc Máy bay giặc rít ở trên đầu Ba đứa da vàng ngồi uống rượu Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu...
Những điều trông thấy về sự tàn khốc của chiến tranh đã kết đọng trong lòng Lưu Quang Vũ một nỗi buồn không dễ ngi ngoai. Nỗi buồn ấy cịn được khắc hằn qua sự ám ảnh về “Những vườn dâu đánh mất”. Vườn dâu đã mất, kéo theo sự dang dở một mối tình và bao nghịch cảnh éo le khác. Cả bài thơ khơng có từ nào nói về nỗi buồn, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được một nỗi buồn vò xé tâm can qua những vần thơ ngắn gọn nhưng dồn nén, chất chứa lắm ưu tư:
Trách nhau làm chi nữa Người cùng em thành đôi Bạn quen hay khách lạ Em ở phía bên kia Giữa ta là đạn lửa Dẫu chồng em là kẻ Dội bom xuống đất này Anh cũng chẳng gọi em Là kẻ thù cho được.
(Những vườn dâu đánh mất)
Trong cảnh chiến tranh, nhìn đâu cũng thấy chết chóc, tro than, loạn lạc, tối tăm... thơ anh làm sao tránh được giọng điệu buồn thương. Hiện thực thời chiến càng tăng sắc độ bi thương khi tương đồng với nỗi buồn của tâm trạng. Lưu Quang Vũ đã diễn đạt điều đó trong thơ bằng chất giọng buồn thương của mình: “Tơi
chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh/ Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?”, “Tôi lớn lên giữa thời bạo ngược/ Biết trơng đợi gì, biết tin cậy vào đâu?”. Thơ anh có những câu gây ấn tượng mạnh với những hình ảnh so sánh, ẩn
dụ, liên tưởng thật độc đáo: “Hạt mưa đen ren trên ơ kính vỡ”, “Thế giới xanh xao
ngịm như miệng vực”, “Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều/ Rách tan cả những màn sương đẹp phủ/ Chỉ cịn lại nỗi buồn trơ núi đá”... Nhìn lại con đường
mà dân tộc đã đi qua, Lưu Quang Vũ thấy một Việt Nam trải qua rất nhiều nỗi khổ: Thiên tai, giặc giã, đói rét, lao động cực nhọc... Đất đai thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của người dân. Trong bài thơ “Đất nước đàn bầu”, cảm hứng về đất nước giàu có truyền thống văn hóa nhưng cũng lắm đau thương được ông thể hiện bằng một giọng thơ buồn, đắm đuối đến mê lòng.
Đặc biệt ở bài “Việt Nam ơi”, trong nỗi buồn đến uất nghẹn, những câu thơ cứ tn trào cùng những câu hỏi vang lên xốy xiết, dồn dập:
Mảnh đất nghèo ứa máu Người sẽ đi đến đâu Hả Việt Nam khốn khổ? Đến bao giờ bơng lứa Là tình yêu của Người? Đến bao giờ ngày vui Như chim về bên cửa?
Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ? Đến bao giờ nữa đến bao giờ nữa Việt Nam ơi?
(Việt Nam ơi)
Cảnh ngộ cá nhân cộng với những nỗi đau chung đã dồn đẩy ông đến trạng thái bế tắc, bất lực: “Tôi khao khát yêu người/ Mà không sao yêu được”, “Điều anh
tin khơng có ở trên đời/ Điều anh có khơng giúp gì ai được”. Giọng điệu buồn, da
diết còn được thể hiện rất rõ khi Lưu Quang Vũ viết về tình yêu, tạo nên những bài thơ tình đẹp và buồn. Nghiên cứu về cảm hứng tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ, chúng tơi nhận thấy tình yêu ở đây mang rất nhiều sắc điệu: Có trong sáng, đắm đuối, say mê, tin tưởng nhưng cũng cả hoài nghi, thất vọng:
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xóa nhịa hết những điều em hứa Mây đen tới trời chẳng cịn xanh nữa
Nắng khơng trong như nắng buổi ban đầu... Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gãy cành và rụng trái Áo em ướt để anh buồn khóc mãi Ngày mai chúng mình ra sao em ơi?
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
Và đặc biệt trong đau khổ, mất mát, giọng điệu buồn thương càng rõ nét hơn. Yêu thành thực và đắm đuối bao nhiêu thì tan vỡ, chia ly người ta lại càng đau buồn bấy nhiêu:
Chiếc cốc tan khơng thể khác đâu em Anh nào muốn nói những lời độc ác Như dao cắt lòng anh như giấy nát Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu.
(Từ biệt)
Giọng thơ buồn càng ám ảnh, khắc khoải hơn khi gặp phải sự tan nát, đổ vỡ một lần nữa. Sự đau buồn pha lẫn luyến tiếc, xót xa ở đây khơng cần che giấu:
Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời Tơi chỉ là cây trong nỗi buồn bão gió.
Giọng điệu buồn còn được thể hiện ngay cả khi nhìn những sự vật, hiện tượng rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Chỉ với hình ảnh chiếc “áo cũ” thơi cũng đủ để gợi lên trong lòng anh bao kỷ niệm, bao cảm xúc thân thương và anh diễn dạt bằng những câu thơ rất xúc động:
Áo cũ rồi mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương ký ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Kể cả những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, dịu nhẹ của tuổi học trò cũng thấm đẫm nỗi buồn thương:
Hoa Ti-gôn của T-T-KH
Bài thơ thời đi học nhớ không em... Hoa Ti-gôn như trái tim vỡ nát
Chết âm thầm dưới những bước chân quen.
(Hoa Ti-gôn)
Thơ Lưu Quang Vũ mang giọng buồn cịn vì phần lớn các bài thơ được viết ra trong không gian “mưa”, hay trong thời gian “đêm”. Đêm và mưa là những không gian đặc biệt, nó ln gợi cho con người cảm giác buồn, cô đơn, trống vắng. Giọng thơ buồn không chỉ được thể hiện qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh mà cịn được thể hiện qua nhịp thơ, thể thơ. Lưu Quang Vũ là người rất giàu cảm xúc, nên ông rất ưa dùng thể thơ tự do hoặc thể thơ 7 chữ, 8 chữ xen kẽ còn các thể thơ khác như lục bát thường gị bó về vần nhịp sẽ khó chuyển tải một cách chân thực những xúc cảm tn trào nên rất ít được sử dụng. Ở thơ 7 chữ, 8 chữ Lưu Quang Vũ có thiên hướng sử dụng nhịp thơ chậm rãi, đều đều tạo âm hưởng êm ái, buông trôi khiến cho các bài thơ mang nỗi buồn sâu lắng:
Những ngày qua không thể dễ nguôi quên Em lạc đến đời anh tia nắng rọi
Anh thuở ấy lịng thơm trang giấy mới Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm.
(Từ biệt)
Trong thơ Lưu Quang Vũ ít thấy cái nhịp điệu gấp gấp, hối hả của thơ Xuân Diệu:
Em phải nói, phải nói và phải nói Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày Bằng nét vui, bằng vẻ đẹp chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết.
Lưu Quang Vũ là một nhà thơ rất nhạy cảm với buồn đau của chính mình, nhạy cảm với những đau khổ của số phận con người, của đất nước, của nhân dân. Vì thế buồn thương là giọng điệu chủ yếu của thơ ơng. Nhưng cốt lõi trong tâm hồn, tình cảm Lưu Quang Vũ vẫn là lịng yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, nên dù nhà thơ có buồn đến mấy đi nữa cũng không bao giờ buông tay, quay lưng lại với cuộc sống. Lưu Quang Vũ là người rất giàu trí tưởng tượng, nên thế giới thơ anh đầy ắp các hình ảnh, cả cụ thể lẫn tưởng tượng, cả hiện thực và lãng mạn, cả thật và ảo... Đặc biệt ở các bài thơ như: “Đất nước đàn bầu”, “Trung Hoa”, “Tiếng Việt’, “Viết
cho em từ cửa biển”... các hình ảnh này chất chồng, hòa quyện với nhau, tạo nên
giọng thơ đắm đuối, lơi cuốn rất khó tả:
Trái sung non thì chát Quả dọc già thì chua
Em đến cùng tơi như chùm vải đầu mùa Tóc hoang dại lòa xòa trên ngực nắng Ngực em sáng như mặt trời sắp lặn Tơi đầm đìa sương lạnh của bờ đê Tôi thấm đầy nước mắt của trời khuya Trăng đã hiện đêm ca dao vằng vặc