Ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ

3.2. Ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, là sự thể hiện sinh động và chính xác những suy nghĩ, tính cách và đời sống tâm lý của con người. Ngôn ngữ là chất liệu làm nên một tác phẩm văn học “ Trong tác phẩm, ngôn ngữ là một trong những

yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ”( Từ điển thuật ngữ Văn học, 2006). Theo Phạm Quốc Ca “ Ngôn ngữ thơ không chỉ là nghệ thuật ngơn từ mà cịn phải được xem như là hệ quả một quan niệm thẩm mỹ đối với đời sống. Thế giới được quan niệm như thế nào sẽ có ngơn ngữ thơ ấy. Ý thức về một xã hội khuôn phép được phản ánh vào thơ trung đại trong hình thức câu thơ cách luật. Ý thức về tự do cá nhân thể hiện trong những câu thơ không chịu khuôn vào một mơ hình nào của thơ hiện đại” ( Đặc điểm ngôn ngữ thơ

sau 1975, 2016).

Trong thơ ca, ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó vừa là tiếng nói bắt nguồn từ đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng dịu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của trái tim thi sĩ. Lưu Quang Vũ đã sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trong thơ. Đó khơng phải là những ngơn ngữ ước lệ, cách điệu hóa mà là ngơn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng của nhân dân. Nổi bật trong số đó

là ngơn ngữ mang vẻ đẹp giản dị, trong sáng, là loại ngơn ngữ có truyền thống lâu đời trong thơ ca dân tộc. Lưu Quang Vũ đã chọn ngôn ngữ mang phong cách ca dao, dân ca và thơ cổ điển làm nền cho thơ ông. Ngôn ngữ của thơ ca dân gian đã kết tinh trong những câu thơ giàu sức biểu hiện. Thơ tình Lưu Quang Vũ khơng ít bài viết bằng ngôn ngữ gần với ca dao, sâu lắng dễ đi vào lịng người:

Mắt một mí bỏ nhà theo trai Dì mắng thầy la chẳng sợ Gửi áo thay lời thương nhớ Qua cầu ai nỡ đánh rơi.

(Mắt một mí)

Lưu Quang Vũ ln có ý thức tìm tịi, đổi mới ngơn ngữ thơ, đặc biệt ở cách dùng từ. Chính vì thế mà phong cách thơ ông rất độc đáo:

Mưa ướt lá đài bi Trúc xinh cơn gió đập Chị hai đứng một mình Qua lối tôi ngẩn ngơ Chị hai khơng u Lịng tơi cứ nhớ Chị hai có dạo nào Qua lối vẫn làm ngơ.

(Khúc hát)

Thơ hiện đại nhưng mang đậm phong cách dân gian, gần gũi, thân thương vừa quen vừa lạ. Bên cạnh ngôn ngữ thơ mang đậm chất dân gian là ngôn ngữ thơ đời thường. Về ngôn ngữ thơ này, Phạm Quốc Ca có nhận xét: “Đây là loại ngơn

ngữ xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hóa. Ngơn ngữ đời thường thể hiện sự khước từ chất thơ gắn với cái đẹp thơ mộng, cách điệu, vượt lên trên đời sống bình thường, hàng ngày. Nó cũng phản ánh vị trí bình thường của nhà thơ trong cuộc sống”[4, tr. 199]. Lưu Quang Vũ cũng quan tâm đến cuộc sống thường ngày

Phố đông nhà hẹp Thức ăn đắt kinh người.

(Những ngày hè phố)

Cuộc sống của nhà thơ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế xã hội. Nhà thơ khơng chỉ là người mơ mộng mà cịn phải biết đối diện với thực tế:

Trang giấy bên bàn gió thổi Xơn xao bao việc phải làm

Còn phải đong gạo mua dầu, ni nấng các con Cịn bao rối ren còn bao vất vả.

(Những ngày hè cuối)

Nhà thơ cảm nhận một cách xót xa sự tồn tại của thơ giữa thời buổi kinh tế thị trường phức tạp. Chính vì thế mà thơ của ông dễ đi vào đời sống. Ông đã khai thác một hệ thống từ ngữ khá đa dạng có khả năng thể hiện cảm xúc và sắc thái riêng. Sự phong phú và đa dạng này đã góp phần vào đổi mới thơ ơng.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)