Thể thơ trong thơ Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ

3.1. Thể thơ trong thơ Lưu Quang Vũ

Theo Phạm Quốc Ca trong chuyên đề Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000: “Thể loại không chỉ là hiện tượng về phương thức tổ chức tác phẩm mà còn là quan điểm thẩm mỹ đối với đời sống đã được cấu trúc hóa”[4, tr.177]. Cùng với

q trình vận động, đổi mới của nền văn học Việt Nam sau 1975, thơ trữ tình Lưu Quang Vũ đã có nhiều nét cách tân về ngơn ngữ, giọng điệu và thể loại, trong đó thể loại là khía cạnh ơng đặc biệt quan tâm. Thơ Lưu Quang Vũ đã sử dụng rất nhiều thể loại khác nhau như trường ca, thơ tự do, thơ lục bát, thơ ngũ ngôn, thơ 7 chữ, 8 chữ… tạo nên sự phong phú về hình thức thơ đồng thời cũng cho người đọc một cái nhìn phong phú, đa diện về thơ ông.

Với trường ca, để hoàn thành một thi phẩm không phải là điều đơn giản. Trường ca được xem là một kiến thức tổng hợp của thơ mà khơng phải ai cũng làm được. “Đó là một thể thơ dài nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng lớn đòi hỏi bố cục

một cách điêu luyện và tinh xảo”[4, tr.179]. Cùng với các trường ca tiêu biểu như: Bài ca chim Chơ rao (Thu Bồn), Khúc hát người anh hùng (Trần Đăng Khoa), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), trường ca Đất nước đàn bầu của Lưu Quang Vũ đã góp thêm một tiếng nói, một cảm hứng

lớn về nhân dân, về Tổ quốc, về thời đại.

Cũng trong chuyên đề Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 Phạm Quốc

Ca viết: “Một thi phẩm trường ca ra đời là kết quả của vốn sống, vốn cảm xúc tràn

đầy và độ chín về tài năng của các nhà thơ đã từng trải qua cuộc chiến tranh”[4,

tr.177]. Thật vậy, chỉ co thể trải qua cuộc chiến cam go, khốc liệt, cảm nhận bao đau thương, mất mát, nhà thơ mới viết nên những câu thơ nghẹn ngào, đau xót về số phận dân tộc trong trường kỳ lịch sử:

Nỗi cay cực ngàn xưa

Tôi mang suốt đời khơng ngi được Dân tộc tơi bốn nghìn năm áo rách

Những người chết đặc trong lòng đất Những mặt vàng sốt rét

Những bộ xương đói khát vật vờ đi.

(Đất nước đàn bầu)

Nhà thơ đã viết những câu thơ giàu cảm thương về tình cảnh bị đọa đày của lớp người cùng đinh, dưới đáy xã hội:

Cái nỗi buồn dân tộc

Cái nỗi buồn bị đọa đày lăng nhục

Của người quét đường xẩm chợ, đị ngang Của mom sơng đánh dặm, đỉnh rừng đốt than.

(Đất nước đàn bầu)

Trong trường ca của Lưu Quang Vũ có những câu thơ thật hào hùng:

Đêm sử thi náo động tiếng qn hị

Sơi trong máu những bầy voi nguyên thủy Sáng trong mắt những rừng gươm chớp lóe.

(Đất nước đàn bầu)

Chọn thể loại trường ca để viết về đất nước, Lưu Quang Vũ đã khám phá và thể hiện cuộc sống ở cả tầm bao qt lẫn những vỉa ngầm của nó. Thành cơng xuất sắc của trường ca Đất nước đàn bầu đã phần nào minh chứng cho tài năng thơ của ơng ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

Về thơ trữ tình, nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ sử dụng thể thơ ngũ ngôn, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ… Các bài thơ Chiều, Em sang bên kia sơng, Thơ tình viết về

một người đàn bà khơng có tên (2)… được viết bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp điệu

đều dặn:

Anh hơn từng ngón tay Anh hơn làn tóc xõa Trên trán buồn âm u Anh hôn lên đôi mắt Môi chạm vào bao la

Ôm em trong vạt áo Như hoa hồng ngày xưa.

(Thơ tình viết về một người đàn bà khơng có tên) Lưu Quang Vũ cịn có những bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ giàu chất thơ và có sức lơi cuốn người đọc như: Thôn Chu Hưng, Hoa tầm xuân, Tiếng Việt, Nơi ấy,

Mùa thu ấy vẫn cịn ngun ở đó… Thành cơng nhất với thể thơ 8 chữ có lẽ là bài

thơ Tiếng Việt. Đọc bài thơ này ta thấy rõ tấm lòng của nhà thơ gửi gắm trong từng câu chữ:

Chữ chưa viết đã vẹn trịn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngàn và mền mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước khơng thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

(Tiếng Việt)

Đặc biệt, trong thơ Lưu Quang Vũ, khối lượng tác phẩm viết bằng thể thơ tự do chiếm đa số. Thơ tự do là “là loại thơ có cấu trúc khơng đều đặn, nghĩa là về cơ

bản không theo luật vần, khơng theo quy luật bằng trắc, khơng có số âm tiết trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều dặn ấy đều tùy theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc… để cho tất cả những cái xơ lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhơ, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tùy tâm trạng nhà thơ”[59].

của mình trong các tác phẩm: Buổi chiều ấy, Thu, Mấy đoạn thơ, Không đề, Thơ ru

em ngủ, Dành cho em, Thư viết cho Quỳnh trên mấy bay…

Nhịp điệu đều đặn của các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ đã trở nên quen thuộc. Thay vào đó, thơ tự do thể hiện đầy đủ nhịp tâm hồn đang mở ra hết mọi biên độ cảm xúc trước cuộc sống xô bồ, hối hả:

Rồi chúng ta sẽ trở thành những ông già và những bà già Trong một thế giới trẻ trung luôn đổi khác

Ta lạc lõng giữa một ngày xuân đẹp Như viên sỏi dưới hè, như giọt nắng Trong bài ca bất tận của đời.

(Không đề)

Cách ngắt nhịp trong thơ Lưu Quang Vũ cũng rất tự do. Nhà thơ có thể chia câu thơ thành nhiều dịng:

- Thu đến rồi ư

gió đã về

Cây ướt xạc xào bao lá nhỏ Phập phồng sông đỏ cỏ ven đê.

(Thu)

- Những ngả đường nhiều mưa tháng bảy Bùn lầy

bóng tối đêm nay

Thị xã ướt đầm cỏ lạ.

(Mấy đoạn thơ)

Một dịng có thể gồm hai, ba câu thơ, tùy theo tâm trạng tác giả: - Ta sẽ trở về. Thành phố mùa xuân

(Những bông hoa không chết)

Cách ngắt nhịp như vậy vừa tạo nên sự mới mẻ, “lạ hóa”, vừa thể hiện được cảm xúc của chủ thể trữ tình:

Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn Trái tim lỡ yêu người trai phiêu bạt

Luôn mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa khơng có thật.

(Thư viết cho Quỳnh trên máy bay)

Thể thơ văn xuôi đã phát huy hết ưu điểm tạo nên sự thành cơng cho khơng ít bài thơ của Lưu Quang Vũ. Như vậy, để tạo một sự mới mẻ, phá cách trong thơ, Lưu Quang Vũ một mặt thừa kế các thể thơ truyền thống, mặt khác thể hiện rõ xu hướng phá bỏ các ràng buộc, gị bó, đi tìm những thức mới cho thơ. Nhà thơ đã vận dụng những thể thơ phù hợp làm nổi bật nội dung trữ tình cá nhân đa dạng, cảm xúc tràn đầy, nồng nhiệt.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)