- Công tác tư vấn, tham vấn đối với LĐNNC
1.4. Thể chế về công tác xã hội đối với lao động nữ nhậpcư
Bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ là một trong những mục tiêu nhằm tiến tới sự bình đẳng xã hội giữa nam và nữ,và cũng là xu hướng phát triển chung của xã hội nước ta hiện nay.Đồng thời với những quy định này thì lao động nữ được bảo vệ về quyền và lợi ích trong suốt q trình lao động.
Tại điều 109 luật lao động Việt Nam gồm hai điều nhằm hướng tới mục đích bình đẳng về lao động giữa nam và nữ,quy định này nhằm hạn chế tinh
trạng phân biệt đối sử của người sử dụng lao động đối với lao động nam và lao động nữ:
- Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà.
Giữa nam và nữ cơng nhân đều bình dẳng trong cơng việc, lợi ích… Ngồi ra chính sách này cũng góp phần tạo cho lao động nữ có được cơng việc ổn định và có nhiều thời gian nghỉ ngơi,làm việc tại nhà để có điều kiện chăm sóc gia đình,làm tố hai nhiệm vụ “giỏi việc nước,đảm việc nhà”.
Trong thực tế điều kiện làm việc của đa số công nhân hết sức khó khăn,điều kiện làm việc khơng đảm bảo an tồn lao động,một số lao động nư phải làm việc trong các mơi trường độc hại như các cơng ty hóa chất,thuốc bảo vệ thực vật…trong những điều kiện làm việc như vậy sức khỏe của nữ công nhân bị giảm sút nghiêm trọng nhất là sức khoẻ sinh sản,để khắc phục tình trạng này nhà nước ta cũng có những biện pháp khắc phục,vấn đề cũng được ghi rõ tại điều 109 luật lao động:
- Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
- Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngồi nghề đang làm người lao động nữ cịn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
Nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ được tự do lưa chọ công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe và sinh lý của mình nhà nước ta đã có chính sách mở mang nhiều loại hình đào tạo nghề nghiệp khác nhau để phụ nữ có thể lựa chọn và tham gia học tập.Đồng thời tao cơ hội cho lao động nữ có thể làm nhiều nghành nghề khác nhau để tăng thu nhập cho gia đình và có điều kiện vừa làm việc vừa chăm lo cho con cái Đây là một trong những chính sách của nhà nước ta được thể hiện tại điều 110 bộ luật lao động.
Tạo cơ hội cho lao động nữ có quyền thăng tiến và có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động tuyển dụng lao động,điều 111 luật lao động gi rõ:
- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm cơng việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.
Với những quy định này lao động nữ được bình đẳng như nam giới trong q trình kí kết hợp đồng lao động cũng như tham gia tuyển dụng lao động.người sử dụng lao động bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này để bảm bảo lợi ích cho cả hai bên giữa người sử dung lao động và lao động nữ.Quy định này cũng bảo vệ lao động nữ khi vi pham hợp đồng để tránh tình trạng người sử dụng lao động có những hình phạt q khắt khe xúc phạm tới nhân phẩm của người phụ nữ hoặc đánh đập lao động nư.
Chức năng làm mẹ là chức năng được “thiên phú” của người phụ nữ vì vậy trong suốt quá trình lao động ít nhất người lao động nữ cũng có một lần làm mẹ,đó là điều hiển nhiên.người sử dụng lao động không được lấy những lý do như kết hôn,mang thai,sinh con …để chấm dứt hợp đồng lao động:
- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hơn, có thai, nghỉ thai sản, ni con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong suốt quá trình mang thai khi cảm thấy sức khỏe không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi thì lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động để có điều kiện chăm sóc thai nhi.tuy nhiên trước khi nghỉ lao động nữ cần phải báo trước cho người sử dụng lao động để họ sắp xếp lại công việc,và quan trọng hơn lao động nữ phải co giấy chứng nhận của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình:
Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong trường hợp này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.(điều 112 bộ luật lao động Việt Nam).
Bảo vệ sức khỏe sinh sản cho lao động nữ là rất cần thiết.một người phụ nữ vì một lý do nào đó mà mất đi chức năng sinh sản thì điều đó cũng có nghĩa họ đã đánh mất đi nửa cuộc đời mình.Vì vậy trong quá trình sử dụng lao động người sử dụng lao động cũng phải nhận biết được tầm quan trọng đó và khơng vi phạm vào quy định của nhà nước trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao động nữ trong cơng ty,xí nghiệp của mình(điều 113 bộ luật lao động Việt Nam quy định).mọi cơ quan,doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo điều lệ này,nếu phát hiện người sử dụng lao động vi pham,lao động có quyền tố cáo với các cơ quan công an.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có
ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các cơng việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.
Sau quá trình mang thai đến giai đoạn chuẩn bị sinh và sau khi sinh phụ nữ rất cần thời gian để nghỉ ngơi để lấy lại sức lực và chăm sóc con cái.về chế độ nghỉ sinh luật lao động Việt Nam cũng có những quy định tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có điều kiện hồi phục sức khỏe và chăm sóc con cái(điều 114):
- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất cơng việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đơi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.
- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm khơng có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Với quy định này lao động nữ có thể tự quyết định trong việc nghỉ ngơi sau khi sinh con mà không bị ép buộc của ng ười sử dụng lao động trong quá trình nghỉ sản.
Bảo vệ lao động đang mang thai cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ thai nhi,thế hệ tương lai của đất nước.trong suốt quá trình mang thai ngưỡi mẹ phải hết sức cẩn trọng trong mọi hành động.Để bảo vệ lao động nữ trong quá trình mang thai điều 115 bộ luật lao động gi rõ:
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
- Người lao động nữ làm cơng việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Trong quá trình sử dụng lao động người sử dụng lao động cần phải tôn trọng những điều khoản mà pháp luật quy định cho lao động nữ và các cơ quan doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh.
Muốn lao động yên tâm làm việc nhà nước và các cơ quan các doanh nghiệp cần chú ý thêm về vấn đề sinh hoạt cá nhân của lao động nữ,đảm bảo các điều kiện sinh hoạt hàng ngày cho lao động nữ.tại điều 116 bộ luật lao động quy định:
- Nơi có sử dụng lao động nữ, phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ.
- ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu giáo.
Quy định này hướng tới việc khuyến khích các cơ quan,người sử dụng lao động cần quan tâ hơn nữa tới cuộc soogns hàng ngày của lao động nữ,giúp họ có những điều kiện tốt để ổn định cuộc sống gia đình nhất là trong việc đảm bảo điều kiện làm việc của trẻ em, là con lao động nữ để chúng có điều kiện sống và học tập tốt.
Kết luận Chương 1
Trong chương này tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như các khái niệm về công tác xã hội và lao động nữ nhập cư, một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu như lý thuyết. Cũng trong chương này tơi sẽ trình bày rõ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu có những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Chương 2