Lee và cộng sự (2004) [69]. đã sử dụng mô hình ECOSERV của Khan (2003) để nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ, hành vi, động lực du lịch và kỳ vọng chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ 200 du khách sinh thái đến Upo Wetland, Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: (1) khách du lịch sinh thái có thái độ bảo tồn nhiều hơn thái độ phát triển; (2) hành vi mua hàng thân thiện môi trường đã ảnh hưởng đáng kể đến sự mong đợi của dịch vụ du lịch sinh thái; (3) Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ sinh thái bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Phương tiện hữu hình sinh thái; Sự đảm bảo; Sự tin cậy; Khả năng đáp ứng; Phương tiện hữu hình. Trong đó, phương tiện hữu hình có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách.
Abas và cộng sự (2013) đã sử dụng mô hình ECOSERV của Khan (2003) để đo lường sự mong đợi của du khách và nhận thức về chất lượng dịch vụ tại Vườn Quốc gia Niah (NNP) ở Sarawak, Malaysia. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 du khách đến NNP. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng trống dịch vụ tiêu cực (sự khác biệt giữa nhận thức của khách hàng và sự mong đợi) trong sáu thang đo của ECOSERV. Điều này chỉ ra rằng mức độ chất lượng dịch vụ trong NNP không đáp ứng kỳ vọng của du khách, đặc biệt là về kích thước của các chất sinh thái.
Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự (2015) [16]. đã kế thừa đã kế thừa mô hình SERVPERF của Cronin and Taylor (1992) và mô hình ECOSERV của Khan (2003) để nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại Vườn Quốc gia Ba Vì [16].. Mẫu
nghiên cứu gồm 252 du khách có trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ gồm: Phương tiện hữu hình sinh thái; Sự đồng cảm; Sự đáp ứng; Sự đảm bảo liên lạc; Khả năng quản lý và sự an toàn. Trong đó “Phương tiện hữu hình sinh thái” là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất bao gồm: sự khác biệt so với các khu du lịch trong vùng; cảnh quan đa dạng; phong cảnh giữ được nét tự nhiên. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa du khách nam và nữ về cảm nhận hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của Vườn Quốc gia Ba Vì.
Yu và cộng sự (2017) [100]. đã sử dụng mô hình ECOSERV của Khan (2003) để đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Yangmingshan, Đài Loan. Với cỡ mẫu là 740, kết quả nghiên cứu cho thấy khách du lịch trong Vườn Quốc gia Yangmingshan hài lòng với các khía cạnh về tình trạng sinh thái, đảm bảo, độ tin cậy, phản hồi, sự đồng cảm, và phương tiện hữu hình. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về giới tính, hôn nhân, tuổi tác, trình độ học vấn, nơi ở và nghề nghiệp đối với nhận thức về chất lượng dịch vụ. Nhận thức về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng tổng thể và nó cũng cho thấy khách du lịch sẽ có mức độ hài lòng cao hơn do các dịch vụ du lịch sinh thái chất lượng cao được cung cấp bởi Vườn Quốc gia Yangmingshan.