Kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo đặc điểm cá nhân của khách du lịch

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG với DỊCH vụ DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH đất mũi TỈNH cà MAU (Trang 83 - 86)

cảm càng cao thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ gia tăng. Vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận.

Nhân tố “Phương tiện hữu hình” có Sig. = 0,000 < 0,05 do đó nhân tố “Phương tiện hữu hình” tương quan có ý nghĩa với sự hài lòng của khách du lịch ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,548 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố “Phương tiện hữu hình” và “Sự hài lòng” của khách du lịch có quan hệ cùng chiều. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách du lịch. Có nghĩa là khi phương tiện hữu hình của khu du lịch càng tốt thì thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ gia tăng. Vậy, giả thuyết H6 được chấp nhận.

4.3.6. Kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo đặc điểm cá nhân củakhách du lịch khách du lịch

Kiểm định giá trị trung bình của mẫu độc lập (Independent Sample T-test) được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với công việc theo các đặc điểm cá nhân của người lao động (giới tính, loại du khách, mức thu nhập).

4.3.6.1. Kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo giới tính

Kiểm định được sử dụng để kiểm tra xem giữa khách du lịch là nam và nữ, ai có mức độ hài lòng cao hơn.

Bảng 4.37: Kiểm định khác biệt sự hài lòng của khách du lịch theo giới tính

Kiểm định Levene về sự bằng nhau

của phương sai Kiểm định sự bằng nhau của trung bình F Sig. t df Sig. (2đuôi) biệt trungSự khác

bình

Sự khác biệt độ lệch

chuẩn Giả định phương sai

bằng nhau 8,221 0,004 -0,086 287 0,931 -0,00779 0,09037 Không giả định

phương sai bằng nhau -0,087 270,534 0,931 -0,00779 0,08993

Nguồn: Phụ lục 4

sai đối với mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ du lịch của du khác nam và nữ. Tiêu chí không giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T-test có Sig. = 0,931 > 0,05 chứng tỏ ở không có sự khác biệt về trung bình mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch giữa khách du lịch nam và khách du lịch nữ. Điều đó có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ du lịch của du khách nam và nữ là như nhau.

4.3.6.2. Kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo loại khách du lịch

Tiến hành kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch theo loại du khách. Kiểm định Levene có Sig. = 0,459 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách trong nước và nước ngoài. Tiêu chí không giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T-test có Sig. = 0,112 > 0,05 chứng tỏ ở không có sự khác biệt về trung bình mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách trong nước và nước ngoài. Có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách trong nước và nước ngoài là như nhau.

Bảng 4.38: Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng theo loại du khách

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của

phương sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung bình

F Sig. t df Sig. (2đuôi) biệt trungSự khác bình

Sự khác biệt độ lệch

chuẩn Giả định phương sai

bằng nhau 0,550 0,459 1,778 287 0,076 0,27007 0,15189 Không giả định

phương sai bằng

nhau 1,635 31,890 0,112 0,27007 0,16515

Nguồn: Phụ lục 4

4.3.6.3. Kiểm định khác biệt về sự hài lòng theo trình độ học vấn

Tiến hành kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch theo trình độ học vấn của du khách. Thống kê mô tả cho thấy, trình độ học vấn được chia thành 3 nhóm: (i) Dưới đại học; (ii) Đại học; (iii) Trên đại học.

Kiểm định Levene giữa các nhóm đều có Sig. > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch theo trình độ học vấn của du khách. Tiêu chí không giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T-test giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Đại học” có Sig. = 0,439 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về trung bình mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Đại học”.

Tiêu chí không giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T-test giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Trên đại học” có Sig. = 0,343 < 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về trung bình mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Trên đại học”.

Bảng 4.39: Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng của du khách theo trình độ học vấn

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của

phương sai Kiểm định sự bằng nhau của trung bình F Sig. t df Sig. (2đuôi) biệt trungSự khác

bình

Sự khác biệt độ

lệch chuẩn

Kiểm định giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Đại học”

Giả định phương sai

bằng nhau 0,227 0,634 -0,770 231 0,442 -0,07821 0,10151 Không giả định

phương sai bằng nhau -0,776 206,927 0,439 -0,07821 0,10082

Kiểm định giữa nhóm “Dưới đại học” và nhóm “Trên đại học”

Giả định phương sai

bằng nhau 0,018 0,893 0,964 149 0,337 0,12331 0,12789 Không giả định

phương sai bằng nhau 0,952 110,873 0,343 0,12331 0,12956

Kiểm định giữa nhóm “Đại học” và nhóm “Trên đại học”

Giả định phương sai

bằng nhau 0,061 0,805 1,640 192 0,103 0,20152 0,12288 Không giả định

phương sai bằng nhau 1,631 100,739 0,106 0,20152 012358

Tương tự, tiêu chí không giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T- test giữa nhóm “Đại học” và nhóm “Trên đại học” có Sig. = 0,106 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt về trung bình mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch giữa nhóm “Đại học” và nhóm “Trên đại học”. Điều đó có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, mức độ hài lòng hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch ở nhóm các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau là như nhau.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG với DỊCH vụ DU LỊCH SINH THÁI tại KHU DU LỊCH đất mũi TỈNH cà MAU (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)