- PHÒNG GIAO DỊCH PHỔ QUANG
2.3.5 Phân tính nợ quá hạn
Bảng 2.7: Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân ngân hàng VCB PGD Phổ Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng Nợ quá hạn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 +/- % +/- % CVTD 0,91 1,05 1,25 0,14 15,38% 0,2 19,05% CV KHCN 2,57 3,12 3,56 0,55 21,40% 0,44 14,10% CVTD/CV KHCN 35,41 % 33,65% 35,11% -1,75% 1,46% Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD PGD Phổ Quang 2018//2020
Từ bảng trên 2.8 thấy nợ quá hạn của PGD có sự biến động qua các năm trong giai đoạn 2018-2020, năm 2018 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của PGD là 0,91 tỷ đồng, đến năm 2019 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 1,05 tỷ đồng, tăng 0,14 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,38% so với năm 2018. Năm 2020 nợ quá hạn của PGD là 1,25 tỷ đồng, tăng 0,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,05% so với năm 2019. Mặc dù nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ quá hạn cho vay KHCN nhưng tỷ lệ này đang càng ngày tăng lên, một phần do phòng giao dịch mở rộng quy mô tín dụng, công tác quản lý trong kiểm soát sau cho vay cũng khó khăn hơn. Tìnhtrạng nợ xảy ra thường là do khách hàng sử dụng nguồn tiền không đúng mục đích dẫn đến đầu tư bị thua lỗ.
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Biểu đồ 3.2: So sánh nợ quá hạn CVTD và CVKHCN tại VCB Phổ Quang
Ta thấy nợ quá hạn cho vay tiêu dùng năm 2018 là 0,91 tỷ đồng, trên tổng nợ quá hạn cho vay KHCN là 2,57 tỷ đồng, tương đương chiếm 35,41%. Sang năm 2019, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tăng lên 1,05 tỷ đồng trên tổng nợ quá hạn cho vay KHCN là 3,12 tỷ đồng, chiếm 33,65%. Đến năm 2020 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 1,25 tỷ đồng chiếm 35,11% tổng nợ cho vay KHCN của chi nhánh. Với khoản cho vay tiêu dùng vì có nhiều rủi ro nên ngân hàng thường xuyên yêu cầu khách hàng có TSBĐ. TSBĐ thường xuyên của khách hàng là: quyền sử dụng đất, nhà ở, máy móc... để có thể vay tiền được của ngân hàng khách hàng cần có tài sản bảo đảm để
Bảng 2.8: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ngân hàng VCB PGD Phổ Quang giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm201 8 Tỷ trọng Năm2019 trọngTỷ Năm2020 trọngTỷ So sánh 2019/2018 2020/2019So sánh +/- % +/- %
Cho vay cán bộ công
nhân viên 0,1 10,99% 0,09 8,57% 0,11 8,80% -0,01 10,00% 0,02 22,22%
Cho vay cán bộ cấp
quản lý điều hành 0,12 13,19% 0,121 11,52% 0,13 10,40% 0,001 0,83% 0,009 7,44% Cho vay mua nhà,
bất động sản 0,42 46,15% 0,44 41,90% 0,523 37,60% 0,02 4,76% 0,083 18,86% Cho vay mua ô tô 0,24 26,37% 0,373 35,52% 0,467 36,80% 0,133 55,42% 0,094 25,20% Cho vay tiêu dùng
khác 0,03 3,30% 0,026 2,48% 0,02 6,40% 0,004 13,33% 0,006 -23,08%
Tổng nợ quá hạn
CVTD 0,91 1,05 1,25 14,00% 20,00%
Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD PGD Phổ Quang 2018-2020
Theo bảng 2.9, ta có thể thấy rằng nợ quá hạn chủ yếu của PGD là nợ cho vay mua nhà, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn. Năm 2018 đạt 0,42 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 46,15% trong tổng số nợ quá hạn cho vay tiêu dùng. Năm 2019 tăng với mức tăng là 4,76% tương ứng với 0,44 tỷ đồng so với năm 2018. Đến năm 2020 đạt 0,523 tỷ đồng , tăng lên 18,86% so với năm 2019.
Trong khi đó nợ quá hạn cho vay mua ô tô lại tăng lên với tỷ lệ nhanh chóng trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể năm 2018, nợ quá hạn cho vay mua ô tô đạt 0,24 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,37 trong tổng nợ quá hạn CVTD. Năm 2029 , nợ quá hạn cho vay mua ô tô tăng lên 55,42% tương ứng là 0,373 tỷ đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, nợ quá hạn của cho vay mua ô tô vẫn tiếp tục tăng lên với mức tăng 25,20%. Nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của dịch Covid đầu năm 2020, làm chocác tài xế mua xe để chạy xe ôm công nghệ không thể hoạt động để có tiền đóng lãi ngân hàng nên đã bị nợ quá hạn, nhưng đã được dần phục hồi vào khoảng 6 tháng cuối năm.
Nợ quá hạn cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay và cho vay cán bộ cấp quản lý điều hành có sự thay đổi trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018, nợ quá hạn của cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay và cho vay cán bộ cấp quản lý điều hành lần lượt là 0,1 tỷ đồng và 0,12 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 10,99% và 13,19% trong tổng nợ quá hạn của CVTD. Đến năm 2019, thì nợ quá hạn của cho vay cán bộ công nhân viên lại giảm 10% ứng với 0,09 tỷ đồng, còn nợ quá hạn của cho vay cán bộ cấp quản lý thị lại tăng lên 0,83% ứng với 0,121 tỷ đồng. Còn năm 2020 cả nợ quá hạn của cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay và cho vay cán bộ cấp quản lý điều hành đều có xu hướng tăng lần lượt đạt 0,11 tỷ đồng và 0,13 tỷ đồng tăng lên 22,22% và 7,44% so với năm 2019. Nguyên do là sự ảnh hưởng của Covid 19 làm cho người dân không thể đến ngân hàng thực hiện giao dịch đối với các khách hàng thực hiện trả nợ bằng tiền mặt và nền kinh tế cũng giảm do covid 19 làm vòng tiền của người dân cũng bị chậm lại làm cho nợ quá hạn.
Nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng khác thì giảm trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2019 , nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng khác giảm với mức 13,33% so với năm 2018. Và năm 2020 thì giảm 23,08% so với năm 2019, nguyên do là sự chuyển dịch cơ cấu trong các khoản vay của PGD.