Mối quan hệ giữa đa dạng hĩa thu nhập và lợi nhuận ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.6. Mối quan hệ giữa đa dạng hĩa thu nhập và lợi nhuận ngân hàng

Đa dạng hĩa thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng là thu nhập ngồi lãi trong cơ cấu thu nhập hoạt động của một ngân hàng. Biến độc lập này thể hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khi tỷ số này cao thể hiện nhà quản trị chú trọng hơn vào các hoạt động phi tín dụng. Các hoạt động này được đánh giá mang lại hiệu quả cho ngân hàng hơn hoạt động tín dụng một phần do khơng địi hỏi phải sử dụng nhiều vốn và khơng chịu rủi ro tín dụng. Các ngân hàng nếu cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn. Kết quả là đa dạng hĩa thu nhập làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng dưới gĩc độ sinh lời bị thay đổi.

Các lý thuyết về trung gian tài chính hàm ý rằng, việc gia tăng lợi nhuận theo quy mơ cĩ liên quan đến đa dạng hĩa nguồn thu nhập. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng về hiệu quả tích cực khi các ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hĩa thu nhập, cĩ thể kể đến như: Theo Saunders & Waller (1994), các ngân hàng tận dụng được thơng tin thu thập được trong quá trình cho vay dễ sử dụng và tài trợ cho cả các dich vụ tài chính khác, bao gồm cả bảo lãnh phát hành chứng khốn. Tương tự vậy, bằng cách cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khốn hay bảo hiểm, các ngân hàng cĩ thể cĩ nhiều thơng tin hơn, giảm thiểu sự bất cân xứng thơng tin với khách hàng và qua đĩ lại thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho vay.

Do đĩ, các ngân hàng với đa dạng hoạt động cĩ thể hỗ trợ và gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ. Smith và cộng sự (2003) tìm được bằng chứng về tính ổn định của nguồn thu nhập ngồi lãi, từ đĩ gĩp phần tác động làm ổn định lợi nhuận ngân hàng. Ủng hộ cho quan điểm của đa dạng hĩa thu nhập mang lại lợi ích cho lợi nhuận ngân hàng cịn cĩ nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008). Nhĩm tác giả lý giải rằng các ngân hàng cĩ quy mơ nhỏ sẽ cĩ ưu thế hơn khi đa dạng hĩa thu nhập. Do phần thu nhập ngồi lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nên việc gia tăng thu nhập ngồi lãi làm tăng hiệu quả tài chính. Như vậy, đa dạng hĩa thu nhập sẽ làm tăng cơ hội tạo ra thu nhập cao hơn, từ đĩ cĩ lợi nhuận cao hơn.

Với quan điểm tác động của đa dạng hĩa thu nhập cĩ thể hạn chế rủi ro của các ngân hàng. Smith và cộng sự (2003) chỉ ra rằng, việc khơng phụ thuộc quá nhiều vào

thu nhập từ lãi sẽ gĩp phần ổn định lợi nhuận cho các ngân hàng hơn. Thu nhập ngồi lãi từ thu phí dịch vụ thường ổn định hơn thu nhập lãi từ cho vay. Do đĩ, các ngân hàng cĩ thể giảm rủi ro từ đa dạng hĩa thu nhập (DeYoung và Roland, 2001). Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hĩa thu nhập và lợi nhuận ngân hàng, nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng hĩa thu nhập cĩ tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Từ những nhận định trên, tác giả kỳ vọng về dấu của biến này là dương hay cịn hiểu là tương quan cùng chiều với lợi nhuận.

Giả thuyết 6: Đa dạng hĩa thu nhập tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.

3.2.7. Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động và lợi nhuận

ngân hàng

Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động thể hiện mức độ sử dụng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng để cho vay của NHTM, thể hiện mối quan hệ theo lý thuyết về chức năng trung gian tài chính của NHTM. Nếu tỷ lệ này cao và càng gia tăng cho biết tiền gửi của khách hàng được NHTM sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức cho vay nhiều hơn, thể hiện sự hiệu quả của chức năng trung gian tài chính của NHTM, cho thấy NHTM đã khai thác tích cực khoản tiền gửi được huy động để tạo ra thu nhập cũng như mang lại lợi nhuận cho NHTM. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Hồ Thị Lam (2017) đã chỉ ra rằng cĩ sự tác động tích cực cùng chiều của tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động của khách hàng đến lợi nhuận của NHTM. Như vậy, đề tài nghiên cứu này kỳ vọng biến kiểm sốt tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, giả thuyết được xác định như sau:

Giả thuyết 7: Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM

3.2.8. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng

Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai về tác động của lạm phát lên kết quả kinh doanh của lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lạm phát với hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng một cách cụ thể lại ít được quan tâm. Một số nghiên cứu đưa nhận định một tỷ lệ lạm phát cao cĩ thể gây cản trở cho việc phân bổ

nguồn lực một cách hiệu quả trong lĩnh vực tài chính, qua đĩ gây ra những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Đặc biệt, các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bất cân xứng thơng tin trên thị trường tín dụng và chỉ ra rằng việc tăng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của thị trường dẫn đến sự sụt giảm kết quả kinh doanh của thị trường tài chính (ngân hàng và thị trường chứng khốn). Tăng lạm phát khơng chỉ giảm tỷ suất sinh lời thực của tiền, mà cịn của tài sản. Lạm phát tăng lên dẫn đến tình trạng phân bổ tín dụng chặt chẽ hơn của các NHTM. Nghiên cứu của Syafri (2012), Francis (2013), Wahdan & Leithy (2007), Trần Việt Dũng (2014) tìm thấy mối tương quan âm giữa lạm phát và lợi nhuận của NHTM. Tuy nhiên, Kum và Huizinga (1999) trong nghiên cứu của mình lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng, khi mà thu nhập ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của nĩ. Tỷ lệ lạm phát cao cũng liên quan tới lãi suất cho vay cao hơn và hệ quả là thu nhập cao hơn. Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) cũng tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng.

Giả thuyết 8: Lạm phát tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM.

3.2.9. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng

Với bản chất là trung gian tài chính trong nền kinh tế nên khả năng sinh lời của ngân hàng được cho là nhạy cảm với các điều kiện kinh tế vĩ mơ mặc dù xu hướng của các ngân hàng trong việc đa dạng hĩa địa lý kinh doanh, cũng như sử dụng nhiều hơn các cơng cụ tài chính để quản trị rủi ro trước những biến động và chu kỳ kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng ngân hàng 2008, đã cho thấy mức nhạy cảm của lợi nhuận các ngân hàng với chu kỳ kinh tế. Hiểu được mối quan hệ giữa những biến động của chu kỳ kinh tế và khả năng sinh lời của ngân hàng đĩng vai trị quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống tài chính (Saunders và Schumacher, 2000, Yu và Gan, 2010). Một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời ngân hàng và các biến vĩ mơ được thực hiện bởi Molyneux và Thomson (1992). Các tác giả nhận định rằng, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu sau đĩ cũng đã chỉ ra rằng kết quả kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế (Lowe và cộng sự, 1993, Calomiris Và

cộng sự, l997, Kaufman, 1998). Trong nghiên cứu của Obamuyi (2013) và Trần Việt Dũng (2014), các tác giả tìm thấy mối tương quan dương của tốc độ tăng GDP với lợi nhuận của NHTM. Dựa trên những phát hiện của các nghiên cứu, giả thuyết cĩ thể được đưa:

Giả thuyết 9: Tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.

3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Mẫu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn và các tài liệu khác cĩ liên quan từ năm 2010 đến năm 2019 của 23 NHTMCP (Bảng 1.1)

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu tài chính kế tốn của các NHTM, dữ liệu kinh tế vĩ mơ cho giai đoạn 2010-2019. Dữ liệu tài chính kế tốn đại diện cho các nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn hàng năm của ngân hàng. Dữ liệu GDP, lạm phát hàng năm được thu thập từ báo cáo của NHNN Việt Nam, Tổng cục thống kê. Giai đoạn nghiên cứu được chọn dựa trên thực tế đây là giai đoạn cĩ nhiều biến động của các ngân hàng như các thương vụ mua bán sát nhập do tác động của khủng hồng kinh tế mang lại dẫn đến cĩ sự thay đổi lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Bài nghiên cứu thực hiện với loại hình NHTMCP, tuy nhiên một số ngân hàng khơng cơng bố BCTC hoặc thuyết minh BCTC đính kèm nên kết quả nghiên cứu cịn lại 23 ngân hàng với dữ liệu trong giai đoạn từ 2010 -2019, tạo thành dữ liệu bảng với 230 quan sát.

3.4. LỰA CHỌN MƠ HÌNH HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH

Với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện với quy trình như sau: Tiến hành sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy dữ liệu bảng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 15 để xác định kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w