TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP THÀNH PHỐ “CHÙA BỬU THẠNH”

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 26 - 27)

“CHÙA BỬU THẠNH”

(Tọa lạc tại số 50D đường Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông được khởi dựng vào đầu thế kỷ 19. Chùa Bửu Thạnh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Sài Gòn - Gia Định. Trong thời kỳ chống Pháp, chùa là cơ sở của Chi bộ xã Long Trường, Trường Thạnh, Phú Hữu hiện nay). Các đồng chí Đào Sơn Tây, Nguyễn Văn Mạnh, Lâm Chiến Biện, bộ đội Trần Phú, du kích Long Trường thường xuyên được sự giúp đỡ, che chở của sư trụ trì là Hòa thượng Thích Quảng Lạc. Ngày 18 tháng 12 năm 1947, giặc Pháp càn vào căn cứ Khu C, cướp bóc tài sản, bắn giết người dân, bắn chết sư trụ trì Quảng Lạc (nguyên cán bộ Việt Minh) và đốt cháy ngôi chùa cổ. Ngày 20 tháng 5 năm 1948, Thầy Thiện Tú là giao liên, vừa là du kích của bộ đội Đào Sơn Tây đã anh dũng hy sinh cùng 33 bộ đội, du kích trong trận chống càn tại rạch Bến Mương sau chùa Bửu Thạnh.

Chùa được xây dựng lại vào năm 1955, nhưng chưa đầy 10 năm sau 1965 lại bị máy bay Mỹ bắn cháy. Từ năm 1976 đến năm 2004 trên khuôn viên 2 ha, Hòa thượng Thích Huệ Thành (nguyên Phó Hội trưởng Phật giáo Cứu quốc Nam bộ) và đệ tử nay là Hòa Thượng Thích Huệ Cảnh trụ trì chùa, đã cho phục dựng ngôi chính điện, tổ đường cùng nhiều công trình tại khuôn viên như: miếu Linh Sơn Thánh Mẫu, Đài Quan Âm, Vườn Lâm Tỳ Ni, cổng chùa, trai đường. Các công trình trong chùa được xây dựng hoành tráng, trang nghiêm cùng với cảnh quan đẹp, thanh tịnh. Chùa Bửu Thạnh đã phát huy tốt giá trị vốn có vừa góp phần làm tốt việc đạo, làm đẹp việc đời.

Chùa được xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 5516/QĐ- UB ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)