TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP QUỐC GIA “CHÙA PHƯỚC TƯỜNG”

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 28 - 29)

“CHÙA PHƯỚC TƯỜNG”

(Tọa lạc tại Đường 102, Khu phố 7, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa do Tổ Linh Quang Phật Chiếu khai lập vào năm 1741, tọa lạc trên một khuôn viên rộng lớn với cảnh quan đẹp, bao phủ bởi nhiều cây cổ thụ to xanh mát.

Về tổng thể các công trình kiến trúc chùa có: cổng sân, tiền điện, chính điện, giảng đường và tăng đường nằm trên trục dọc. Phòng tăng lớp học, nhà bếp được bố trí phía sau và bên phải giảng đường.

Trong các công trình trên, tiền điện, chính điện, tổ đường, giảng đường là nơi lưu giữ được kiến trúc gỗ, mái ngói lợp âm dương, bờ nóc có hai rồng tranh châu.

Tiền điện dạng nhà ba gian hai chái với cột, kèo, gỗ, vách tường trước tiền điện là vách gỗ với ba cửa chính giữa và hai bên gồm 12 cánh có trụ xoay trên ngưỡng cửa, loại cửa này hiện nay rất ít được bảo tồn.

Chính điện thuộc dạng kiến trúc tứ trụ với bốn cột gỗ lớn ở trung tâm được liên kết với nhau bởi các cây xà xiên. Từ bốn cột trung tâm hệ thống kèo được mở ra bốn hướng làm cho không gian chính điện được rộng rải.

Án thờ tại chính điện là nơi trang trọng nhất với nhiều tầng, nơi đặt các tượng thờ như: Tam thế Phật, Thích Ca, Di lặc, Địa Tạng, Quan Âm, Hộ Pháp bằng gỗ... đều được tạo tác từ thế kỷ 19. Tiền điện, chính điện còn là nơi lưu giữ các hoành phi, liễn, bao lam từ năm 1922.

Sau chính điện là tổ đường, nơi lưu giữ các bài vị gỗ ghi chữ Hán Việt tên các vị trụ trì.

Phước Tường ngôi chùa cổ trên 200 năm thuộc đất Gia Định xưa nay là Thành phố Hồ Chí Minh nơi lưu giữ kiến trúc nghệ thuật chùa cổ Nam Bộ cùng với khoảng 100 di vật, cổ vật. Chùa Phước Tường được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/01/1993.

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)