TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ “ĐÌNH TĂNG PHÚ”

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 27 - 28)

“ĐÌNH TĂNG PHÚ”

(Tọa lạc số 236, Khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo các cụ cao niên trong vùng, đình Tăng Phú có cách nay trên 150 năm. Đình tọa lạc trên gò cao, khuôn viên rộng với nhiều loại cây: dầu, sao, bằng lăng, cám, cơm rượu, cò kèo, óc eo… tạo cho đình có cảnh quan đẹp.

Các công trình kiến trúc của đình gồm có: Bia Thần Hổ, Võ ca, Tiền điện, Chính điện, Hậu sở, Miếu Thần Nông, Miếu Ngũ Hành, Miếu Bạch Mã. Trong đó Tiền điện, Chính điện là công trình kiến trúc có giá trị.

Tiền điện là nhà ba gian, hai chái, kết cấu vì kèo với cột, cây xiên, kèo đều là gỗ được đẽo tỉ mỉ, được liên kết chắc chắn để đỡ mái ngói. Chính điện được nối liền với tiền điện là dạng kiến trúc với cột cái cao trên 5m, được liên kết với 4 cây xà ngang, dọc và mở rộng ra bốn hướng nhờ hệ thống kèo đoạn tạo cho không gian nội thất chính điện rộng rãi tiện cho bài trí phục vụ nghi lễ.

Chính điện và tiền điện được bài trí theo cung cách đình Nam bộ, các tấm hoành phi, liễn, các nhà thờ, đồ thờ cúng xen lẫn màu vàng, màu đỏ tô điểm cho ngôi đình trang nghiêm, lộng lẫy và uy nghi.

Đình Tăng Phú thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, lễ hội chính của đình là lễ Kỳ Yên tổ chức hàng năm vào ngày 15 - 16/02 âm lịch. Đình được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp thành phố theo Quyết định số 4840/QĐ-UBND ngày 27/10/2006.

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)