BIA TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CẦU RẠCH CHIẾC

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 47)

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ “CHÙA BỬU SƠN”

BIA TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CẦU RẠCH CHIẾC

CẦU RẠCH CHIẾC

Cầu Rạch Chiếc nằm ở vị trí km số 07 + 263 trên Xa Lộ Hà Nội, thuộc Quốc lộ 1, con đường xuyên Việt lớn nhất Việt Nam. Năm 1957, để mở rộng cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Mỹ Ngụy đã cho xây dựng Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa dài hơn 30km. Trên chiều dài hơn 30km của xa lộ có 3 đoạn bị chia cắt bởi sông rạch, cần có những cây cầu đảm bảo lưu thông liền mạch đó là sông Sài Gòn, vàm Rạch Chiếc, sông Đồng Nai

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trận cầu Rạch Chiếc là một trong những trận đánh quyết liệt nhất. Vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/4/1975, tại đây đã diễn ra trận chiến giữa lực lượng của ta với các lực lượng tử thủ của ngụy quân Sài Gòn. Sau ba ngày đêm chiến đấu trong điều kiện vô cùng ác liệt, gian khổ, những chiến sĩ trong 03 đơn vị D.81, Z.22, Z.23 của Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã cùng lực lượng quân và dân tại chỗ của huyện Thủ Đức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, 52 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh ngay trước cửa ngõ Sài Gòn. Chiến thắng Rạch Chiếc góp phần tạo bàn đạp cho cánh Đông quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước vào trưa ngày 30/4/1975.

Sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, không còn đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng tăng trên Xa lộ Hà Nội nên vào ngày 19/9/2009, cầu Rạch Chiếc mới đã được khởi công xây dựng để thay thế cây cầu cũ. Cầu mới có chiều dài 736 m, chiều rộng là 48 m với 10 làn xe, gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với hai nhánh biên, mỗi bên rộng 9.8 m, nhánh giữa rộng 26,5 m. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 10/07/2012.

---

Một phần của tài liệu De-cuong-hoi-thi-tim-hieu-lich-su-Thu-Duc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)