Quy trình quản lý chất lượng của công tác thi công tại hiện trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam (Trang 73 - 76)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Quy trình quản lý chất lượng của công tác thi công tại hiện trường

 Vai atrò acủa aquản alý achất alượng athi acông atại acông atrường

Công atác aquản alý a achất alượng acông atrình axây adựng acó avai atrò aquyết ađịnh ađối avới anhà athầu athi acông, aChủ ađầu atư avà acác ađơn avị axây adựng abởi acác ayếu atố anhư:

- Đối avới anhà athầu:

+ aĐảm abảo, akhông angừng anâng acao achất alượng acác acông atrình axây adựng;

+ aTiết akiệm anhiên a- anguyên avật aliệu, anhân acông, amáy amóc athiết abị, alàm atăng anăng asuất alao ađộng.

- Đối avới achủ ađầu atư:

+ aĐảm abảo avà anâng acao achất alượng, athỏa amãn ađược acác ayêu acầu acủa aChủ ađầu atư amà avẫn ađảm abảo ahiệu aquả akinh atế;

+ Góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý. Tuy nhiên, ở một số khâu, các bên liên quan vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình. Ví dụ, thử nghiệm chấp nhận nội bộ, đôi khi vẫn được thực hiện một cách hình thức, chưa thể hiện được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan. Vì vậy, việc thiết lập quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý trên.

Hình 16.Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

 Nội dung quy trình

Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý chất lượng của công ty xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu công trình xây dựng của Chủ đầu tư, giám sát tác giả của các đơn vị nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, Cụ thể:

- Kiểm tra các điều kiện khởi công các công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 Luật xây dựng 2014, bao gồm:

+ Có giấy phép hoạt động xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quá 15 ngày đối với công trình nhà ở riêng lẻ, quá 20 ngày làm việc đối với công trình xây dựng khác mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thực hiện cấp giấy phép xây dựng;

+ có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần dự án theo tiến độ thi công do chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận;

+ Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, gói thầu đã được phê duyệt; + Có hợp đồng xây dựng ký kết giữa các bên;

+ Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng công trình theo đúng tiến độ đã phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng;

+ Có biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chứa cháy trong quá trình thi công xây dựng;

+ Đối với khu đô thị mới, phụ thuộc vào tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do đơn vị thi công dự án cung cấp theo yêu cầu của bên thiết kế, gồm:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng, CO, CQ thiết bị của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với cấu kiện, vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi tiến hành đưa vào sử dụng;

+ Khi có nghi ngờ kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình do nhà thầu thi công dự án cung cấp thì Chủ đầu tư tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị;

- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công;

+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình đơn vị thi công triển khai các công việc tại hiện trường thi công. Kết quả kiểm tra đều phải ghi bằng nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định của Chủ đầu tư;

+ Thống nhất và xác nhận bản vẽ thi công.

- Triển khai tất cả hạng mục công việc theo kế hoạch đã được phê duyệt; - Nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu hạng mục công việc hoàn thành được thực hiện theo quy đinh tại điều 23 nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, gồm:

+ Tập hợp kiểm tra tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu các công việc, hạng mục xây dựng, từng phần công trình, các giai đoạn thi công xây dựng,

nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu từng hạng mục công trình và hoàn thành công trình xây dựng;

+ Khi phát hiện bất kỳ sai sót, bất hợp lý về thiết kế thì cần yêu cầu đơn vị thiết kế điều chỉnh;

+ Tổ chức công tác kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình khi có nghi ngờ về chất lượng;

+ Đứng ra chỉ trì phối hợp với các bên có liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh xảy ra trong quá trình thi công xây dựng;

+ Cơ sở nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng: các tài liệu liên quan để nghiệm thu, các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công; + Thành phần của dự án tiếp quản trực tiếp bao gồm: Người đại diện theo pháp luật của đơn vị giám sát thi công, người phụ trách bộ phận giám sát thi công, người đại diện theo pháp luật, đơn vị trực tiếp thi công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w