Các đơn vị cung cấp hàng hóa, thiết bị, máy móc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam (Trang 58 - 64)

II Xe máy thi công các loạ

2.4.3. Các đơn vị cung cấp hàng hóa, thiết bị, máy móc

- Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, đơn vị cung cấp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự cạnh tranh. Trong q trình xây dựng, chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, máy móc và nhân cơng chiếm phần lớn trong chi phí hồn thành cơng việc. Các đơn vị cung cấp được chia thành: đơn vị cung cấp tài chính và đơn vị cung cấp nguyên liệu, vật liệu và máy móc.

Do đặc thù của ngành là lĩnh vực xây lắp nên thời gian thực hiện thường kéo dài, khối lượng cơng việc lớn. Nó dễ xảy ra tình trạng khơng có đủ tiền để xây dựng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như chủ đầu tư chậm ứng vốn xây

dựng, chủ đầu tư giãn kế hoạch thanh tốn nhiều năm, ngân hàng giữ lại vốn thanh tốn. Vì vậy, vốn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thi cơng của các nhà thầu. Để có được nguồn vốn xây dựng ổn định, công ty nên hợp tác với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng để đáp ứng nguồn vốn và đảm bảo tiến độ của dự án.

Cũng giống như bộ phận tài chính, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị kho cũng rất quan trọng đối với nhà thầu. Các nhà cung cấp thiết bị phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các nhà thầu trên nhiều dự án khác nhau, và phải có kế hoạch cung cấp thiết bị và vật liệu đến công trường. Nhà thầu phải lựa chọn nguyên vật liệu và nhà cung cấp vật liệu trên công trường để hạn chế chi phí vận chuyển. Các nhà cung cấp máy móc phải đảm bảo rằng họ có thể cung cấp máy móc đáp ứng các thơng số kỹ thuật yêu cầu và đã được kiểm tra cẩn thận, với các kỹ thuật viên bảo trì máy thường xun. Có như vậy mới đảm bảo việc tiếp tục thi cơng, chất lượng cơng trình và tiến độ thi cơng của nhà thầu.

2.4.4. Môi trường kinh tế và hệ thống pháp lý

Môi trường pháp lý của đất nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xây dựng của các nhà thầu. Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta không nhỏ so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có những dấu hiệu bất ổn ở các nền kinh tế tiên tiến, tăng trưởng mạnh nhưng khơng bền vững. Kinh tế khó khăn đã kéo theo sự mất ổn định về nhiều mặt của toàn ngành, đặc biệt là ngành xây dựng.

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh việc đầu tư và quản lý xây dựng hình ảnh cũng đã có nhiều thay đổi. Do sự chậm trễ trong việc ban hành và thay đổi thường xuyên trong khuôn khổ pháp lý, năng lực cạnh tranh của các nhà thầu và hiệu quả xây dựng bị ảnh hưởng. Các chính sách khác như giải ngân thanh tốn, quyết tốn cơng trình nhà nước giải phóng mặt bằng, huy động vốn cũng có nhiều bất cập, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động thi công của nhà thầu.

Trước tình hình khó khăn trên, u cầu nhà nước cần phải liên tục cải thiện và hình thành một khuôn khổ pháp lý quy chuẩn về cơ chế đấu thầu, đẩy nhanh, mạnh tiến trình ban hành các văn bản dưới Luật. Bổ sung các chính sách, ưu đãi hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh thi cơng của nhà thầu bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân thanh quyết tốn cơng trình.

2.5 Đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của Công ty

Trên cơ sở lý luận về đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được trình bày ở mục 1.5 và kết quả phân tích ở mục 2.3 tiến hành cho điểm đối với từng tiêu chí như sau:

STT Chỉ tiêu Trọng số Tốt Khá Trung bình Yếu Kém A B C D E 1 Giá dự thầu 3 4 2 Nhân sự chủ chốt 3 4 3 Máy móc thiết bị 3 4 4 Nguồn lực tài chính 3 5 5 Biện pháp kỹ thuật 3 4

6 Kinh nghiệm thi công 2 5

7 Chất lượng HSDT 2 5

8 Thương hiệu của NT 1 4

Tổng điểm 35 52

Tổng số điểm mà Công ty cổ phần kỹ thuật chiếu sáng Việt Nam đạt được là 87. Đối chiếu với thang điểm xếp hạng được trình bày ở mục 1.5 thì năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần kỹ thuật chiếu sáng Việt Nam ở mức mạnh.

2.6 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Cơng ty

Thị trường xây dựng nói chung và thị trường xây lắp nói riêng, ngày càng địi hỏi khắc khe hơn. Để đơn vị có thể tham gia cạnh tranh với các đơn vị đối thủ khác thì cơng ty phải tiến hành lập một chính sách cạnh trạnh phù hợp, những chiến lược hợp lý với thực lực thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, ta đi tiến hành đánh giá, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của cơng ty trong hoạt động thi cơng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Ta xét ma trận SWOT như sau

2.6.1.Đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu

• Về điểm mạnh (Strengths)

- Nguồn lực tài chính: vốn lưu động của doanh nghiệp tương đối lớn ( bình quân trong 03 năm gần đây là 65,131 tỷ đồng). Với khoản tiền đó Cơng ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam có đủ khả năng tham gia đấu thầu các cơng trình xây lắp điện giá trị dao động trong khoảng 100 - 150 tỷ. Do cơng ty có sự kết nối tốt với hai ngân hàng lớn cho nên mức độ huy động nguồn lực vốn tốt, đồng vốn được sự dụng có hiệu quả. Ngồi ra, khả năng thanh tốn thanh tốn của công ty tương đối tốt, thuận lợi cho việc lưu chuyển dòng tiền.

+ Có đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng về số lượng và đa dạng, phong phú trong chủng loại

+ Có nhiều máy chuyên dụng phục vụ cho ngành xây lắp điện là thế mạnh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực.

- Nhân sự và tổ chức quản lý:

+ Cơng ty có một đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Bên cạnh đó, có các cán bộ trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và ham học hỏi.

+ Có đội ngũ nguồn nhân cơng kỹ thuật có chun mơn, tay nghề vững và kinh nghiệm nhiều năm

+ Cơ chế giao khốn cho các tổ đội tại cơng trình góp phần làm tăng thêm tính linh hoạt, sự chủ động cho các đội trong việc thực thi thi cơng cơng trình - Hoạt động thương mại:

+ Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành xây lắp các cơng trình điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp và chiếu sáng, tổ chức đã đạt được một vài thành tựu đáng tự hào, Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam đã gây dựng được sự tín nhiệm đối với những chủ đầu tư trên địa bàn cũng như trên thị trường xây lắp.

+ Chất lượng sản phẩm những gói thầu, cơng trình mà tổ chức đã thực hiện đều được các nhà đầu tư, bên mời thầu, đơn vị tư vấn, giám sát cả trong và ngoài địa phương đánh giá rất cao và là điểm sáng của khu vực.

+ Tổ chức hiện đang là một trong số ít nhà thầu có được vị thế sức cạnh tranh lớn và tầm ảnh hưởng lớn trong ngành xây dựng

• Về điểm yếu (Weaknesses): - Nguồn lực tài chính:

+ Dựa trên tỷ lệ lợi nhuận và doanh thu ta thấy hiệu quả sản xuất thi công không cao

+ Công tác thu hồi vốn, thanh tốn, quyết tốn cơng trình cịn gặp nhiều vướng mắc. Giá trị tiền nợ tương đối lớn.

- Năng lực máy móc thiết bị:

+ Những máy móc, trang thiết bị cũ hay hỏng hóc phải tiến hành tu sửa nhiều nên dẫn đến vừa gây tốn kém mà hiệu suất sử dụng thì lại khơng cao.

+ Thiết bị, máy móc của tổ chức vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu khi cần tiến độ gấp, vẫn phải thuê ngoài nhiều.

+ Cơng ty đầu tư nhiều vào máy móc, thiết bị nhưng lại chưa đồng bộ - Nhân lực và cơ cấu tổ chức:

+ Trình độ quản lý của cán bộ cịn yếu kém, chưa thực sự linh hoạt và quyết đoán trong thi cơng

+ Lực lượng kỹ sư trẻ cịn ít, chủ yếu là từ giới thiệu qua cán bộ công nhân viên của cơng ty. Do mới ra trường và ít được đào tạo nên kinh nghiệm thực thế

còn yếu. Vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực mặc dù đã được chú trọng nhưng vẫn chưa rõ ràng và có tính cụ thể, không đem lại hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ lâu năm không tránh khỏi sự thiếu linh hoạt trong công việc, cứng nhắc và dập khuôn. + Một cán bộ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, có sự chồng chéo trong khâu tổ chức thi công.

+ Chế độ đãi ngộ, mức lương của công ty chưa thật sự rõ ràng khiến nhiều cán bộ cảm thấy thiếu năng lượng, động lực để cơng hiến hết khả năng gây ra tình trạng chảy máu chất xám.

- Hoạt động thương mại:

+ Một số cán bộ thiếu kinh nghiệm nên việc thực hiện nghiên cứu thị trường khá sơ sài, thiếu trách nhiệm và cẩu thả trong công việc dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao ảnh hưởng đến năng lực công ty.

+ Nắm bắt về giá cả thị trường, nguyên, vật liệu, giá nhân cơng ở địa phương chưa hồn tồn chính xác, chưa dự đốn được biến động về giá cả của thị trường dẫn đến những sai lầm trong giá dự thầu của đơn vị. Cơng tác kiểm tra, ra sốt lại cơng việc cịn qua loa, đại khái.

+ Hoạt động marketing ở đơn vị vẫn chưa được đánh giá, xem trọng đúng mức, việc quảng bá sản phẩm, tên tuổi tổ chức ra ngoài thị trường chưa được chú trọng.

2.6.2.Đánh giá về cơ hội và thách thức

• Về cơ hội (Opportunites)

- Hiện nay, hệ thống các chính sách luật pháp về đấu thầu của Nhà nước ta về cơ bản đã hoàn thiện và thống nhất chặt chẽ, bám sát thực tiễn hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi đối với các đơn vị tham gia.

- Nhiều chính sách, chủ trương mới của Nhà nước, Chính phủ ra đời đã góp phần thúc đẩy tích cực đến các hoạt động của đơn vị xây dựng.

- Nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các đơn vị thi cơng xây dựng nói chung và Cơng ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam nói riêng

- Kinh tế phát triển, đặc biệt là dịch vụ du lịch ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, địi hỏi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng mỹ thuật ngày càng tăng. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho cơng ty.

• Về thách thức (Threats)

- Nhiều cơng ty trong lĩnh vực xây lắp điện được thành lập làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng khốc liệt.

- Các chủ đầu tư, bên mời thầu ngày càng yêu cầu cao về chất lượng cơng trình, tiến độ thực hiện, chất lượng kỹ thuật và cả tính thẩm mỹ của cơng trình.

- Sự biến động khơng ngừng của giá cả ngun, vật liệu phục vụ thi cơng có nguy cơ gây nhiều bất lợi cho tất cả các nhà thầu xây dựng.

- Sự xuất hiện của hàng loạt các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cả trong lẫn ngoài địa phương, cả trong lẫn ngồi nước

- Tình hình diễn biến của dịch covid 19 ngày càng phức tạp và khó đốn biết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động đầu tư lẫn thi công.

Thông qua các số liệu cụ thể và chi tiết nhờ việc vận dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích ở chương này. Ta đã đi sâu vào mổ xẻ, phân tích và nhận định thực trạng về tiềm năng, khả năng cạnh tranh trong khâu đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam trong vài năm đã qua. Qua đó phân tích các tổ chức cạnh tranh khác và những tác nhân gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Và tập trung chỉ ra được cá điểm mạnh, điểm yếu, xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả trong đấu thầu kể cả chủ quan lẫn khách quan.

Những vấn đề thực tiễn đã được trình bày tại chương 2 này chính là cơ sở, căn cứ cho việc hình thành và đưa ra các hướng giải quyết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động tham gia đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam mà sẽ trình bày ở chương sau.

2.7. Kết luận chương 2

Chương này đã phân tích thực trạng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam trong những năm vừa qua. Kết quả cho thấy khả năng cạnh tranh của Công ty đã đạt được những kết quả nhất định, đang từng bước từng bước hồn thiện, nâng cao năng lực của Cơng ty để phù hợp, ứng biến với những thay đổi của thị trường. Do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, việc nâng cải thiện năng lực cạnh tranh ở đơn vị còn vài điểm hạn chế, cần phải tiếp tục tiến hành mổ xẻ, phân tích, nghiên cứu sâu hơn. Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có mức độ tác động khác nhau nhưng đều có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Đây là thách thức cũng chính là mục tiêu để Công ty quyết tâm tiến hành các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị một cách cụ thể, mạnh mẽ và dứt điểm trong thời gian gần nhất. Những kết quả phân tích trên là cơ sở, tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp ở chương sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w