II Xe máy thi công các loạ
3.3. Kiến nghị với Nhà nước, các cấp
3.3.1.Những chính sách hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực tài chính cho NT
Một trong những vấn đề nan giải đối với các nhà thầu là khả năng tài chính. Hiện nhà thầu đang là con nợ lớn của ngân hàng, đồng thời là “chủ nợ” khối lượng thanh, quyết toán đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh tốn, thậm chí cả những cơng trình đã đưa vào sử dụng. Nhà nước cần đưa ra các giải pháp đồng bộ để giải phóng các nhà thầu xây dựng khỏi tình trạng hiện tại.
+) Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành trung ương, địa phương, đơn vị thi cơng rà sốt toàn diện việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, xây dựng để xác định số dư nợ và số nợ cụ thể để lập kế hoạch xử lý với thời gian cụ thể:
- Yêu cầu đơn vị thanh toán dứt điểm các khoản nợ đọng của nhà thầu xây dựng từ ngân sách nhà nước.
- Đối với chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm tập trung điều phối, phân phối giải ngân dứt điểm khối lượng công việc đã thực hiện nhằm đạt được mục tiêu: hồn thành tới đâu giải ngân tới đó.
+) Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng chính sách, xây dựng quy cách đơn giá hợp lý để xác định mức giá phù hợp khi lựa chọn nhà thầu xây dựng. Làm rõ khái niệm “giá phù hợp” và đảm bảo tính hợp pháp của quyết định của cấp có thẩm quyền trong q trình lựa chọn nhà thầu.
Thực hiện phân cấp cụ thể, rõ ràng hơn, quy định quyền quyết định đầu tư ở các cấp, quyết định lựa chọn nhà thầu và xử lý đấu thầu, ban hành quy cách đơn giản, chuyên nghiệp hóa giá xây dựng, quyết định điều chỉnh bổ sung dự án ...
Căn cứ vào khung pháp lý do Chính phủ ban hành. Việc phân cấp này đồng nghĩa với việc nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc phân cấp nội dung quản lý đầu tư xây dựng.
Rà soát, điều chỉnh nội dung hợp đồng xây dựng, điều chỉnh một số quy định quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh của nhà thầu.
3.3.2.Tiếp tục tiếp nhận, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý ĐTXD
Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các nhà thầu tham gia đấu thầu, vì vậy, việc hồn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian tới cần phải đặc biệt chú trọng, quan tâm đến hai yếu tố này.
Chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp lựa chọn và quyết định nhà thầu thi cơng, là đơn vị chịu hồn tồn trách nhiệm về kết quả dự án và gói thầu với xã hội. Do đó, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thầu tham gia đấu thầu xây dựng. Ở giai đoạn hiện nay của nước ta vẫn cịn nhiều vướng mắc cần từng bước hồn thiện các quy định của Nhà nước về sử dụng đấu thầu trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải là tổ chức có cơ chế hoạt động phù hợp, linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao phó, đồng thời phải đảm bảo:
- Chủ đầu tư phải luôn bồi dưỡng, cải thiện năng lực để thực hiện các cơng tác quản lý nói chung và thực hiện chính xác cơng tác đầu thầu nói riêng.
- Nhà nước phải nỗ lực biến quản lý dự án xây dựng, mua sắm thành một hoạt động chuyên nghiệp với nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, tránh tác động tiêu cực, giảm lãng phí cho xã hội khơng cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Quy định rõ quyền, trách nghiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong từng khâu của dự án.
Tư vấn đầu tư: 03 bộ phận tư vấn quan trọng trong xây dựng và phát triển là: tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán; tư vấn nhà thầu; tư vấn giám sát thi công công nghệ xây dựng.
Chủ đầu tư là một cơ quan quản lý hành chính trực thuộc nhà nước về dự án và làm cơng tác theo dõi, kiểm tra các đơn vị tư vấn (có thể là một hoặc nhiều tổ chức), đơn vị tư vấn đóng vai trị là “người giúp việc” cho chủ đầu tư. Vì vậy, chất lượng của đơn vị tư vấn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nguồn vốn và chất lượng công việc của dự án. Thiệt hại xảy ra khi đơn vị tư vấn thiết kế tính tốn thiếu khối lượng công việc (thiếu hoặc thừa) hoặc khi tư vấn giám sát biết khối
lượng thừa do khâu thiết kế nhưng không báo cáo chủ đầu tư gây ảnh hưởng đến chi phí của dự án dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Trong thời gian tới, nhà nước cần xem xét, nghiên cứu và sớm đưa ra các cơ chế, quy định rõ ràng hơn về quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu liên quan:
- Tăng thẩm quyền để đơn vị tư vấn có năng lực chủ động trong khâu thiết kế, khách quan trong xét thầu và thực hiện nghiêm túc trong công tác giám sát thi công.
- Gắn quyền lợi với trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của đơn vị tư vấn (bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại về tài sản) khi dự án xảy ra sai sót trong giai đoạn tư vấn.
3.3.3.Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu
Quản lý dự án xây dựng cũng như quản lý đầu thầu đã và đang từng bước được Chính phủ, Nhà nước cải tiến và hồn thiện dựa trên cơ sở các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu phù hợp bằng việc thực hiện hình thức đấu thầu hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm tính kinh tế, hiệu quả của dự án, tiến độ thực hiện dự án và chất lượng sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu đặt ra.
Tính đến nay, Luật Đấu thầu và các văn bản dưới Luật đã có nhiều cải thiện nhằm xóa bỏ những khía cạnh thiếu tích cực trong hoạt động đấu thầu xong vẫn cịn nhiều vấn đề nan giải cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi và cải thiện.
- Hiện nay, Nhà nước đã có quy định về cận trên của giá trúng thầu - giá dự thầu của các nhà thầu khơng được cao hơn giá gói thầu được duyệt. Do đó, để tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu một cách khách quan, lành mạnh thì cũng cần bổ sung thêm quy định về việc giá thấp nhất cho từng gói thầu để giá trúng thầu khơng q thấp cũng khơng q cao.
- Xóa bỏ một vài quy định mang tính hạn chế nhà thầu gây thiếu cạnh tranh, công bằng, minh bạch giữa các đơn vị tham gia, khích lệ các đơn vị tham gia đấu thầu, cạnh tranh một cách sòng phẳng lành mạnh, đưa thêm nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà thầu nhỏ.
- Thủ tục hành chính về đấu thầu cịn phức tạp, cần đơn giản hóa các thủ tục theo hướng chủ động trong quyền và trách nhiệm của CĐT trong đấu thầu.
- Lập và ban hành các chế tài có tính bắt buộc tuân thủ quy định trong các giai đoạn đấu thầu, giám sát q trình thi cơng, cơng tác nghiệm thu, đưa ra các mức phạt xác đáng với trường hợp vi phạm.
Bên cạnh những vấn đề đối với việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện quy chế đấu thầu đang hiện hữu thì cũng cần chú ý các yêu cầu:
- Con người là yếu tố quyết định cần phải chú trọng. Trong cơ chế thị trường hiện nay rất dễ làm nhà thầu và chủ đầu tư sa ngã bởi những cám dỗ vật chất. Cho nên muốn tránh điều đó thì pháp luật cần phải chặt chẽ, cụ thể phải giảm thiẻu tối đa các kẽ hở và ngăn ngừa tối đa các lỗ hổng trong đấu thầu thông qua việc đưa ra mức xử phạt thật khiêm khắc, không để trường hợp lách luật.
- Cần phải quan tâm đến tính ổn định: Luật phải xem xét trong một quãng thời gian đủ dài về các thay đổi khách quan để chắc chắn tính ổn định tương đối. Hệ thống pháp luật càng nhất quán, ổn định sẽ càng tạo điều kiện tốt cho các nhà thầu hoạt động.
- Quan tâm đến các thông lệ nước ngồi về đấu thầu: Luật Đấu thầu ln phải bảo đảm tính liên kết với quy chế đấu thầu quốc tế. Học hỏi tham khảo và vận dụng các quy chế, quy định trong Luật đấu thầu của các nước khác. Nhờ đó giảm thiểu được các yếu kém của các doanh nghiệp trong nước, tạo nên các nhà thầu mạnh, sẵn sàng cạnh tranh đầu thầu các cơng trình ở nước ngồi.
3.4. Kết luận chương 3
Từ những mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới. Trong chương này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của cơng ty như sau:
1. Nâng cao năng lực tài chính
2. Nâng cao năng lực máy móc, vật tư thiết bị 3. Nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ nhân sự
4. Đổi mới, cập nhật, bổ sung và hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu
5. Chiến lược định giá để đảm bảo khả năng trúng thầu
6. Nâng cao công tác quản lý, giám sát, đánh giá về tiến độ cũng như chất lượng cơng trình xây dựng
7. Các giải pháp về thực hiện hợp đồng
8. Giải pháp cộng sinh – liên minh với nhà thầu khác 9. Giải pháp về hoạt động ngoại giao
10. Xây dựng thương hiệu
Các giải pháp được đưa ra dựa trên mục tiêu, đường hướng cũng như kết quả của hoạt động xây dựng tại công ty nhằm nâng cao năng lực cho cơng tác đấu thầu của Cơng ty. Từ đó đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước cũng như các
cấp. Nhìn chung, các giải pháp trên đều có tính khả thi và hiệu quả đối với cơng tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động đấu thầu cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với mỗi một công ty xây dựng. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước tập trung đẩy mạnh nhu cầu đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, các dự án được mở ra ngày càng nhiều và với quy mơ ngày rộng. Cùng với đó các cơng ty tham gia vào thị trường xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều đã làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động và trở nên khốc liệt hơn. Đây vừa là thách thức và cũng vừa là cơ hội để các công ty xây dựng có tiềm năng tự khẳng định mình, bứt phá trong thị trường. Hiện nay, Công ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn vì vậy mà cơng tác đấu thầu càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự duy trì và phát triển bền vững của Cơng ty.
Với tư cách là một nhân viên trong cơng ty có mong muốn đóng gói một phần cơng sức của mình trong việc cải thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho công ty, luận văn đã phân tích những nội dung sau: hệ thống cơ sở lý luận đấu thầu chung cũng như của cơng ty, phân tích, mổ sẻ và đưa ra những đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty cổ phần kỹ thuật chiếu sáng Việt Nam trong những năm gần đây để nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế gặp phải và tìm ra những nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng trên của Cơng ty.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân cịn nhiều thiếu sót nên luận văn khó tránh khỏi cịn những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được những góp ý thẳng thắn, chân thành của thầy, cơ giáo và các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa cho tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tập thể các thầy cơ giáo trong khoa, các anh chị trong phịng Kế hoạch, phịng Đấu thầu và phịng Tài chính kế tốn của Cơng ty cổ phần kỹ thuật Chiếu sáng Việt Nam và đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Diễm Chi đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.