Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân. doc (Trang 25 - 27)

Nhìn chung, nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB

Thanh Xuân cũng tuân theo nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

của các ngân hàng thương mại. Bao gồm một số nội dung chính như sau: - Nghiên cứu, nắm bắt rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Công tác nghiên cứu, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh

là nội dung cơ bản nhất và xuyên suốt quá trình phát triển hoạt động thanh

toán quốc tế của một ngân hàng thương mại. Có thể nói đây là nội dung này mang tính chất nền tảng cho việc xác định các nội dung phát triển tiếp theo. Ý

thức được điều này, ngay từ khi thành lập, MSB Thanh Xuân đã liên tục tổ

chức các cuộc điều tra, khảo sát thị trường, nhất là khảo sát nhu cầu của khách

hàng. Trên cơ sở đó, chi nhánh có thể đề ra những kế hoạch hoạt động nhằm

thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, trước sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính như hiện nay, việc xác định

rõ đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hoạt động thanh toán của chi nhánh. Đối thủ cạnh tranh ở đây là những ngân hàng cùng cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp, hoặc

những ngân hàng hướng tới cùng một đốitượng khách hàng như chi nhánh, ví dụ như ngân hàng quân đội (MB), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng đông

nam á (seabank). Hiểu rõ được tầm quan trọng của điều này, từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh luôn có những bước theo dõi sát sao những bước đi, thay đổi trong hoạt động của đối thủ để kịp thời đề ra những kế hoạch ứng

phó nhằm ngày càng nâng cao thị phần thanh toán của chi nhánh trên lĩnh vực

tài chính. Ví dụ năm 2008, cùng với toàn hàng, MSB Thanh Xuân đã đưa vào

áp dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh Money gram nhằm đáp ứng kịp

thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Từ việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh, ban lãnh

đạo chi nhánh đề ra mục tiêu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mình. Các mục tiêu có thể kể đến là giữ vững thị

phần là những khách hàng truyền thống, hướng tới mở rộng thị phần thanh

toán quốc tế sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các doanh

nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đặt mục tiêu nỗ lực đa dạng

hóa các loại hình thanh toán để có thể thu hút thêm ngày càng nhiều khách

hàng.

- Xây dựng chiến lược thực hiện

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng một

chính sách chiến lược thực hiện. Trong đó đề cao việc nâng cao chất lượng

những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, bên cạnh đó tiếp tục đa dạng hóa các

loại hình thanh toán. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng vào việc hoàn thiện hệ

thống thanh toán quốc tế hiện tại sẽ không đạt được mục tiêu định hướng đã

đề ra. Do vậy, chi nhánh đã có những chính sách đẩy mạnh sự phối hợp giữa

các phòng ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả nhất.

- Công tác triển khai và kiểm soát.

Với mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo bối cảnh nền kinh tế mà chi nhánh có những chính sách nhất định nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

Và mục tiêu cuối cùng là hoàn thành những định hướng đã đề ra của chi

nhánh. Công tác triển khai và kiểm tra, kiểm soát hoạt động luôn phải đi liền

với nhau nhằm điều chỉnh hướng đi đúng đắn nhất cho hoạt động thanh toán

quốc tế của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân. doc (Trang 25 - 27)