Thứ nhất: Ngân hàng Hàng Hải tuy là một trong 10 ngân hàng thương
mại cổ phần có số vốn trên 1.500 tỷ đồng, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tuy
nhiên ngân hàng Hàng Hải vẫn là một ngân hàng tách ra từ ngành Hàng Hải,
chủ yếu phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế của ngành. Điều này gây ảnh hưởng tới thị phần khách hàng của chi nhánh. Do vậy, khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách hàng là doanh nghiệp lớn không nhiều.
Thứ hai: Nguồn nhân lực còn hạn chế. Điều này được thể hiện ở trình
độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế. MSB Thanh Xuân sở hữu một đội ngũ
cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi. Điều này mang lại nhiều lợi
thế trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, song không phải là
không có điểm bất lợi. Một đội ngũ trẻ thường ít kinh nghiệm, mức độ cọ xát
trên thị trường còn ít. Trong khi hoạt động thanh toán quốc tế là một mảng
hoạt động chứa nhiều rủi ro đòi hỏi những người thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế không chỉ am hiểu về luật thanh toán quốc tế mà còn phải nhanh
nhạy trong việc xử lý các sai sót hay gian lận trên giấy tờ thủ tục.
Thứ ba:Công tác marketing chưa được quảng cáo được lợi ích của việc
thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh tới khách hàng. Tuy chi
nhánh đã có khá nhiều đợt khuyến mãi, chương trình bốc quà may mắn nhằm
thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, những hoạt động này nhằm
quảng bá một hình ảnh chung chứ chưa chú trọng quảng bá hoạt động thanh
toán quốc tế của chi nhánh. Vì thế, khách hàng chưa biết rõ được những lợi
ích khi tham gia một giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho doanh thu cũng như thị phần khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế chưa được mở rộng như kì vọng của chi nhánh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN