Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân. doc (Trang 39 - 41)

Thứ nhất: Chưa có một môi trường pháp lý cụ thể đối với hoạt động

thanh toán quốc tế. Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa đưa ra một văn bản pháp lý cụ thể nào quy định riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế,

ngoại trừ một số quy tắc nhỏ lẻ được quy định trong một số văn bản luật như

Luật Dân Sự 2005, Luật Thương mại 2005. Những quy định này thiếu tính

thống nhất, nhiều khi lại chồng chéo mâu thuẫn nhau. Do vậy, hầu hết hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng Việt Nam đều dựa trên những

thông lệ quốc tế có sẵn như UCP 600, Incoterm 2000… Vì vậy, khi có sai sót

trong quá trình thực hiện giao dịch, nhiều khi ngân hàng không biết phải giải

quyết như thế nào hoặc tùy theo từng trường hợp mà đưa ra các phương án

giải quyết cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích giữa

các bên.

Thứ hai: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau

thị trường tài chính ngày càng lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới

hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Mục tiêu được đặt ra là làm thế nào để cạnh tranh được với các ngân hàng khác, tạo được chỗ đứng riêng cho ngân hàng mình trên thị trường tài chính. Không chỉ riêng MSB Thanh Xuân mà cả các ngân hàng khác luôn tìm mọi cách nhằm thu hút khách hàng. Nhất

là khi Việt Nam ra nhập WTO tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc tế quy

mô lớn vào Việt Nam. Thị trường ngân hàng được mở rộng đồng nghĩa với

việc mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, sẽ ảnh hưởng

lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế của

ngân hàng nói riêng.

Thứ ba: Tình hình thế giới biến động. Giai đoạn 2004 – 2008 là giai

đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm 2008, khủng

hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ phải tuyên bố phá sản vì không thanh toán được các khoản nợ. Tình hình tài chính tiền tệ đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế. Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả ngân hàng lẫn khách

hàng. Nguồn cung ứng ngoại tệ của ngân hàng bị hạn chế còn khách hàng khó

khăn hơn trong việc mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương.

Thứ tư: trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán quốc tế của khách

hàng còn thấp. Đặc biệt khách hàng của MSB Thanh Xuân chủ yếu là những

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán quốc tế còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc hồ sơ chứng từ khách hàng gửi tới

ngân hàng còn nhiều sai dót khiến cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng đều

mất thời gian sửa chữa. Do vậy gây lãng phí nguồn lực một cách không cần

thiết hoặc đôi khi làm chậm thời hạn kinh doanh của hợp đồng gây ra tổn thất

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân. doc (Trang 39 - 41)