III. Kết quả và phân tích – đánh giá
1. Vai trò cua các nguyên tố khoáng đối với thực vật
Các nguyên tố khoáng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật.
Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan. Ngoài các nguyên tố đại lượng là những nguyên tố có vai trò chủ yếu trong việc tạo nên chất sống, có thể nói mọi chất khoảng đều ít nhiều có ở dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ bởi các liên kết hóa học hay hóa lý và có độ bền khác nhau. Ví dụ N, S là thành phần bắt buộc của protein; P, N có mặt trong acid nucleic, phospholipid; Mg và N cấu tạo nên chlorophyll.
Nguyên tố khoảng tham gia vào quá trình điều chinh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý của cây. Vai trò điều chỉnh của các nguyên tố khoảng thông qua:
- Chất khoảng có tác dụng điều tiết một cách mạnh mẽ quá trình sống thông qua tác động đến các chi tiêu hóa lý hóa keo của chất nguyên sinh như điện tích, độ bền, khả năng ngậm nước, độ phân tán, độ nhớt v.v... của hệ keo. Nhìn chung, ion hóa trị 1 làm tăng độ trương của keo mạnh hơn ion hóa trị 2 và đặc biệt là ion hóa trị 3.
- Chất khoảng còn có khả năng điều tiết các hoạt động sinh lý thông qua tác động đến các hệ enzyme và hệ thống các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và trao đổi năng lượng...
- Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chống chịu của thực vật đối với các điều kiện bất lợi như một số nguyên tố đại lượng, vi lượng làm tăng tính chống chịu hạn, chịu rét. chịu bệnh...
Sự hấp thu chất khoáng vào cây là một quá trình sinh lý phức tạp. Nó phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khác nhau mà yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất quan trọng. Trong các yếu tố ngoại cảnh thì nhiệt độ, nồng độ oxi trong đất và pH của dung dịch đất có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình hút khoáng của rễ cây.
Các nguyên tố khoáng (chỉ chiếm dưới 10% trong sản phẩm) có nhiệm vụ cấu tạo nên bộ máy quang hợp và kích thích hoạt động quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ tích luỹ vào các sản phẩm thu hoạch. Vì hoạt động của bộ máy quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng nên tất cả các biện pháp điều chỉnh năng suất cây trồng đều phải thông qua điều chỉnh hoạt động của bộ máy quang hợp.
Các nguyên tố vi lượng khác như: Cu, Zn, B, Mo, Mn... tham gia vào cấu trúc và kích thích hoạt động của hầu hết các enzim trong quang hợp cũng như ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển các sản phẩm quang hớp về cơ quan kinh tế, làm tăng năng suất kinh tế của cây trồng.
Các nguyên tố khoáng (kể cả N) tham gia vào thành phần của các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, câu trúc nên tế bào và cơ quan. Ví dụ như N, s là thành phần bắt buộc của protein; p có mặt trong axit nucleic, photpholipit; Mg và N cấu tạo nên chất diệp lục...
21
Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chinh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây. Vai trò điều chỉnh của nguyên tố khoáng có thể thông qua:
— Làm thay đối đặc tính lí hóa của keo nguyên sinh chất như thay đổi độ nhớt, khả năng thủy hóa... như ion có hóa trị I làm giảm độ nhớt, tăng khả năng thủy hóa; còn các ion có hóa trị cao thì ngược lại...
— Hoạt hóa các enzim trong tế bào, đặc biệt là các nguyên tố" vi lượng, nên làm tăng hoạt động trao đổi chất...
— Nitơ tham gia vào thành phần của các phitohomon auxin và xytokinin điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây...
Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chông chịu của cây trồng đối với các điều kiện bất thuận như một số nguyên tô" vi lượng làm tăng tính chông chịu rét, chịu hạn, chịu bệnh...
Sử dụng phân khoáng để tăng năng suất cây trồng là biện pháp kĩ thuật quan trọng nhất. Mối quan hệ giữa phân khoáng và năng suất cây trồng là mối quan hệ gián tiếp. Sản phẩm thu hoạch như đường, bột, chất béo, chất đạm chứa các nguyên tô' c, H, 0. Một lượng nhỏ (khoảng 5%) có nguồn gốc từ phân bon (N, p, K, s, Ca...). Phân khoáng làm tàng quá trình sinh trưởng, tăng diện tích lá, tăng hàm lượng diệp lục trong lá, nên tăng hoạt động quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan dự trữ, các cơ quan thu hoạch.