Nguyên tố Sắt (Fe)

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH SINH LÝ THỰC VẬT (Trang 29 - 30)

III. Kết quả và phân tích – đánh giá

3. Nguyên tố Sắt (Fe)

Sắt trong cây là nguyên tố đại lượng nhưng xét về sự cần thiết và cơ chế tác dụng của nó ta coi sắt như là nguyên tố vi lượng. Có thể kể một số vai trị chính của Fe như sau:

- Mặc dù sắt không phải là thành phần cấu trúc của chlorophyll nhưng nó là tác nhân hỗ trợ hoặc là thành phần xây dựng của các hệ cnzyme nhất là enzyme oxy hoá khử tham gia trong dây chuyền sinh tổng hợp sắc tố.

- Đóng góp trong q trình chuyến điện tử, q trinh quang phân ly nước (phản ứng Hill), phosphoryl hóa quang hợp.

- Có vai trị quan trọng trong hô hấp, là thành phần bắt buộc của hàng loạt enzyme oxy hóa khử như hệ cytochrome, peroxydase, catalase. Các hệ enzyme chứa sắt là thành phần quan trọng trong dây chuyển vận chuyển điện tử của quang hợp và hô hấp.

22

Cây hút sắt dưới dạng Fe2+, còn dạng Fe3+ độc cho cây nên nó được khử thành Fe2+ trước khi xâm nhập vào cây. Trong xylem, Fe được vận chuyển dưới dạng phức hợp sắt carbohydrate. Vai trị quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzim.

Fe không tham gia vào thành phần của diệp lục nhưng lại có ảnh hương quyết định đên sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng Fe trong lá cây có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục.

Triệu chứng gặp phải lúc thiếu sắt là lá cây mất màu xanh chuyển sang vàng và trắng. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở lá non sau đến lá già vì Fe khơng di động từ lá già về lá non. Khi trồng cây trong dung dịch, pH thường bị giảm và Fe bị kết tủa gây nên bệnh thiếu Fe. Để khắc phục, người ta có thể điều chỉnh pH của dung dịch trồng cây. Trong môi trường nuôi cấy mô, người ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy Fe dưới dạng phức không bị kết tủa là Fe - EDTA (Fe - Etilen Diamin Tetraaxetic Axit). Lúc sắt có nhiều trong môi trường cũng gây độc cho cây. Việc bón vơi, phân đạm và một số nguyên tố khác có thể hạn chế được tai hại đó.

- Ý nghĩa bài thí nghiệm: Đánh giá về sự ảnh hưởng về nồng độ các nguyên tố

khoáng đến sự sinh trưởng cảu thực vật.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH SINH LÝ THỰC VẬT (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)