2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phi xác suất. Dữ liệu thu thập được thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tiếp đến tùng Tư vấn tài chính cùa Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội thông qua các mối quan hệ công tác, họp kinh doanh tại các văn phòng kinh doanh khu vực..., học viên đến trực tiếp hoặc nhờ đồng nghiệp đến trực tiếp các vãn phòng kinh doanh khu vực của Tư vấn tài chính trình bày mục đích của nghiên cứu và đề nghị được hồ trợ đồng thời chuyển phiếu khảo sát đển từng Tư vấn tài chính, giải thích và hướng
dẫn điền các thông tin trả lời để tăng độ tin cậy.
2.3.2.2. Kích thước mẫu
Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi phỏng vấn, điều tra ý kiến của các Tư vấn tài chính của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội. Do học viên sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) nên cờ mẫu được xác định dựa trên
công thức của Hair và cộng sự (1998), nghĩa là kích thước mẫu tối thiếu phải gấp 5 hoặc 10 lần số câu hỏi, có nghĩa là 1 biến phân tích cần tối thiểu 5 quan sát hoặc 10 quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Theo đó, với tổng cộng 35 quan sát (bao gồm 26 biến quan sát của 05 biến độc lập và 09 biến quan sát của biến phụ thuộc) được thiết kế trong bảng hỏi thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 175 phiếu (gấp 5 lần số biến quan sát), còn nếu cỡ mẫu đạt 350 phiếu (gấp 10 lần số biến quan sát) thì kết quả sẽ rất đáng tin cậy. Theo số liệu mà học viên thu thập được tính đến năm 2020, tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội trong mẫu nghiên cứu có 967 Tư vấn tài chính có làm việc tại
các văn phòng kinh doanh khu vực, do nguôn lực có hạn nên học viên đã phát ra 250 phiếu tới 250 nhân viên Tư vấn tài chính, và thu về 237 phiếu, trong đó, có 216 phiếu hợp lệ, tổng số phiếu hợp lệ lớn hơn cơ mẫu cần khảo sát để kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy (175 phiếu). Trong tổng số 216 phiếu hợp lệ thì cơ cấu mẫu khảo sát cũng được mô tả chi tiết như sau:
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu mẫu khảo sát
Ã---7--- ---ĩ--- T Co’ cấu SỐ đáp viên Tỉ lệ (%)
Theo giói tính Nam 108 50.0
Nữ 108 50.0
Tông 216 100.0
Theo đô• tuổi
Dưới 30 40 18.5 30-50 137 63.4 Trên 50 39 18.1 Tông 216 100.0 Theo hoc ♦ vấn Thac • sĩ 8 3.7 Cử nhân 146 67.6 Khác 62 28.7 Tông 216 100.0
Nguôn: Kêt quả xử lý trên phân mềm SPSS
Ọua bảng thống kê về cơ cấu mẫu điều tra cho thấy, cơ cấu đáp viên về giới, về độ tuổi và về học vấn cỏ tính đại diện cao khi tỉ lệ nam nữ là ngang nhau; số nhân viên tư vấn tài chính chiếm tỉ trọng cao ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi (63,4%) và chủ yếu có trình độ cử nhân đại học (67,6%), số ít có trinh độ thạc sĩ và 28,7% có trình độ khác (thường là ở mức độ cao đẳng trở xuống). Như vậy, mặc dù là mẫu ngẫu nhiên phi xác suất nhưng có thế nói, mẫu khảo sát trong nghiên cứu là có tính đại diện cao và đủ về quy mô để đảm bảo các kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, đại diện cho tổng thể nhân viên tư vấn tài chính của công ty.
2.4. Phưong pháp xử lý dữ liệu