Sau khi thực hiện các kiểm định về các khái niệm và thang đo, học viên xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm kiếm định sự phụ thuộc của “hiệu quả công việc của người lao động tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội” vào 05 yểu tố tác động là (1) Sự hài lòng công việc, (2) Cam kết với tổ chức, (3) Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, (4) Sự hỗ trợ của người quản lý, và (5) Căng thẳng công việc.
Sau khi xây dựng mô hình, dựa vào thống kê F đế đánh giá độ phù hợp của
mô hình nghiên cứu. Từ đó sử dụng kiêm định giả thiêt vê độ phù họp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Giả thiết Ho = P1= p2 = p3 = 0
Trị thống kê F được tính từ R2 hiệu chỉnh, nếu giá trị Sig rất nhỏ (<0,05) thì bác bỏ HO. Nếu giả thiết HO bị bác bỏ nghĩa là các biểu hiện trong mô hình có thế
giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp • 1 với tập• 1 •dữ liệu thu được. •• •Việc xem xét R2 hiệu chỉnh là để trả lời xem các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc với các biến độc lập.
Tiến hành kiểm tra giá trị VIF, nếu VIF < 10 thì mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy mô hình được cung cấp những thông tin giống nhau và không có ý nghĩa trong thực tế. Bên cạnh đó, hệ số Beta chuẩn hóa cũng được xem xét để chỉ ra mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc và tiến hành kiếm định các giả thuyết nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp đánh giá thực trạng các yếu tố tác động tới hiệu quả công
việc người lao động
Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, các yếu tố tác động tới hiệu quả công việc người lao động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội được khái quát gồm 05 yếu tố tác động đến chất lượng đầu ra (hiệu quả công việc) gồm Sự hài lòng với công việc; Cam kết với công việc; Căng thẳng công việc; Sự hỗ trợ của người quản lý; Sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Đe đánh giá thực trạng các yếu tố này, học viên đã xây dựng bảng hỏi với các biến quan sát thành phần đại diện cho các yếu tố tác động với thang điểm từ 1 đến 5 điểm, trong đó 1 điểm sẽ là mức độ thấp nhất và 5 điểm là mức độ cao nhất, giá trị của các yếu tố được tính theo giá trị trung bình cúa các biến quan sát. Sau đó, học viên chia giá trị yếu tố tác động tới hiệu quả công việc người lao động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội thành 5 khoảng tương ứng với 5 mức độ từ thấp đến cao và bề rộng mỗi khoảng là 0.8 đơn vị (Giá trị
khoảng cách = (5 - 1 )/5). Cụ thê như sau: Mức độ 1: Hoàn toàn không đồng ý: Mức độ 2: ít đồng ý: Mức độ 3: Bình thường: Mức độ 4: Đồng ý: Mức độ 5: Hoàn toàn đồng ý: (1.00- 1.80) (1.81 -2.60) (2.61 - 3.40) (3.41 -4.20) (4.21 -5.00)
ở trên, học viên sẽ đưa ra nhũng nhận xét, đánh giá và kêt luận vê các yêu tô tác động tới hiệu quả công việc người lao động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội hiện nay.
CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ
HÀ NỘI
3.1. Giói thiệu về Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội
3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bảo Việt Nhân Thọ
Hà Nội
Bảo Việt được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ Tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Bảo Việt - Tên giao dịch chính thức của Tập đoàn Tài chính - Bảo Hiểm Bảo Việt, là tập đoàn tài chính bảo hiềm đầu tiên ở Việt Nam, có mạng lưới phục vụ toàn quốc và các chi nhánh đại lí ở nước ngoài. Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường bảo hiếm tại Việt Nam. Lần đầu tiên người dân được biết đến một
loại hình bảo hiểm mới - Bảo Hiểm Nhân Thọ. Tổng công ty Bảo Việt hiện nay có 76 công ty thành viên, hơn 20 văn phòng tổng đại lý, 2.300 cán bộ với hơn 250.000 tư vấn viên phục vụ hàng triệu khách hàng với tổng doanh thu là 32.152 tỷ đồng
(Báo cáo thường niên Bảo Việt 2019).
Trong hơn 25 năm hoạt động, thì 3 năm đầu tiên Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội là công ty kinh doanh độc quyền BHNT trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn từ
1/8/1996 đến 31/12/1998. Điều nay mang lại cho công ty những thuận lợi của vị thế độc quyền trên thị trường đông dân cư, trình độ dân trí cao, thu nhập ngày càng gia tăng. Nhưng công ty cũng gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là hầu như dân cư cũng chưa từng được nghe và không hiểu như thế nào là bảo hiểm nhân thọ. Khi những khó khăn ban đầu đã qua thì công ty lại phải đối mặt thách thức lớn. Từ năm 1999 với chính sách mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thì bắt đầu một số công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài và liên doanh gia nhập thị trường BHNT đó là: Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife, công ty TNHH Bảo Minh CMG, Công ty bảo hiểm Prudential. Tính đến năm 2019 thì đã có 18 công ty bảo hiểm
nhân thọ đang hoạt động trên thi trường bảo hiêm nhân thọ Việt Nam, từ đó công ty lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty BHNT 100% vốn nước ngoài.
Ngày 01 tháng 8 năm 1996, Bảo Việt triển khai hai sản phẩm đàu tiên trên thị trường là An Sinh Giáo Dục và Hợp Đồng Nhân Thọ Hỗn Hợp với thời hạn 5 và
10 năm. Cùng ngày hợp đồng bảo hiếm nhân thọ đầu tiên đã được triển khai trên địa bàn Hà Nội. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả của công ty bảo
hiểm nhân thọ, vi khái niệm bảo hiểm nhân thọ lúc này còn quá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Tuy khó khăn nhưng các cán bộ công nhân viên của Bảo Việt không ngừng cố gắng để tiếp thị sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến khách hàng và mang lại những kết quả ban đầu. Đen cuối năm 1996 số hợp đồng có hiệu lực đến là
1.200 họp đồng, doanh thu đạt 997 triệu đồng.
Ngày 19/12/2013, Bảo Việt Nhân thọ tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng Việt Nam, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ về quy mô vốn.
Trước sự hội nhập cùa nền kinh tế, từ một công ty với 100% vốn nhà nước, Bảo Việt đã thực hiện cổ phần hóa vốn doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài Chính vẫn là đơn vị chiếm đa số tỷ lệ vốn đầu tư của công ty với hơn 70% vốn, và Bảo Việt Nhân Thọ vẫn là công ty bảo hiểm nhân thọ duy nhất tại Việt Nam có vốn đầu tư của nhà nước trong tồng số 17 công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường. Năm 2014, tổng tài sản của Bảo Việt Nhân thọ quản lý vượt mức 1 tỷ đô la Mỹ, khẳng định sự tăng trưởng vượt bậc và niềm tin ngày càng gia tăng của khách hàng. Năm 2015, với tổng doanh thu vượt mốc 10000 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ xuất sắc lọt vào danh sách “Những doanh 4 nghiệp hàng đầu Việt Nam”. Ngày 15/6/2015, Tổng
Công ty Bảo Việt Nhân thọ được binh chọn là Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tốt nhất Việt Nam năm 2015. Tháng 06/2016, CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam công bố Bảo Việt Nhân thọ là công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất Việt Nam năm 2016 và Global Banking & Finance Review vinh danh An Phát Trọn Đời là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tốt nhất Việt Nam năm 2016. Trong những tháng đầu năm 2017, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Bảo Việt Nhân Thọ đã nâng mức vốn điều lệ
lên 2500 tỷ đông và trở thành công tỵ đứng đâu thị trường vê quy vôn trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ. Cùng trong năm, Bảo Việt Nhân thọ đã nhận các giải thưởng quốc tế do Tạp chí Đánh giá Tài Chính & Ngân Hàng toàn cầu “Global Banking & Finance Review” và Tạp chí Tài Chính thế giới “World Finance” bình chọn: Công ty bảo hiểm nhân thọ tốt nhất Việt Nam 2017; Công ty bảo hiểm nhân thọ vì sức khỏe cộng đồng 2017. Cho đến những tháng đầu năm 2018, Bảo Việt Nhân Thọ đã mở rộng quy mô lên đến 76 công ty thành viên 18 văn phòng Tổng đại lý và 315 văn phòng khu vực trên 63 tỉnh/thành của cả nước, trở thành Công ty bảo hiểm nhân thọ duy nhất trên thị trường sở hữu một mạng lưới công ty thành viên vừng chắc rộng khắp trên toàn quốc. Vinh dự hơn nừa, Bảo Việt Nhân thọ được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” do Tạp chí Nguồn nhân lực Châu Á bình chọn. Với một thị trường bảo hiểm tiềm năng như tại Việt Nam, Bảo Việt Nhân Thọ với vị thế là công ty bảo hiếm nhân thọ đầu tiên trong nước, trong suốt
hơn 24 năm đã phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc với tống số tiền bảo vệ lên tới trên 100 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, công ty cũng đã giải quyết quyền lợi và chi trả bảo hiểm lên tới 43 nghìn tỷ đồng cho hơn 3 triệu khách hàng.
Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội là một trong 76 công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ. Và trong suốt hơn 24 năm hoạt động, Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội vẫn luôn giữ vị thế là một trong nhũng con chim đầu đàn với những thành tích tích cực.
3.1.2 Hệ thắng tố chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Hệ thống bộ máy tổ chức của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
So' đô 3.1. So' đô bộ máy tô chức của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
(Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội)
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng của các phòng ban tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội được quy định như sau:
Ban Giám Đốc gồm: 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc
Giám Đốc: Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty và trước pháp luật về điều hành và hoạt động cùa công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Phó Giám Đốc: 2 Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động cùa công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện.
Các Phòng Ban: là các bộ phận trong cơ câu tô chức bộ máy thuộc công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội có chức nàng tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo công ty và tố chức thực hiện đúng quy định của Nhà nước, các phòng ban có chức năng cụ thể như sau:
Phòng phát triển kinh doanh 1,2,3,4:
- Nghiên cứu thị trường và định hướng phát triến kinh doanh thep khu vực được phân công.
- Thúc đẩy phát triển tuyển dụng và khai thác mới theo khu vực được phân công.
- Huấn luyện, giám sát hoạt động đại lý theo khu vực được phân công.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp:
- Chuyên tư vấn, khai thác bảo hiểm với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phát triển kênh đại lý.
- Là đầu mối khai thác bảo hiểm và bán chéo các sản phẩm bảo hiềm
Phòng Hỗ trọ’ kinh doanh:
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đại lý.
- Tố chức, quản lý mạng lưới và thực hiện các chế độ chính sách đối với đại lý. - Công tác hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
- Đầu mối xây dựng, thực hiện các phong trào, thi đua cho đại lý. - Công tác tuyên truyền quảng cáo, vật phẩm hồ trợ
Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Công tác phát hành hợp đồng. - Công tác quản lý hợp đồng.
- Công tác phục vụ, chãm sóc khách hàng. - Công tác tái tục họp đồng.
- Công tác thống kế, quản lý số liệu nghiệp vụ. - Trả lời đường dây nóng 1900558899
- Giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo công ty.
Phòng Hành chính - Quản trị:
- Công tác quản lý thu phí, chi trả quyền lợi bảo hiểm. - Công tác tài chính kế toán.
- Công tác tổ chức cán bộ.
- Công tác hành chính quản trị. - Công tác tổng hợp, pháp chế.
- Cung cấp vật phẩm, ấn chỉ cho cán bộ trong công ty, đại lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo công ty.
Phòng, ban khai thác bảo hiếm:
Gồm 20 ban kinh doanh khu vực, các ban này có trách nhiệm chính là thực hiện công tác khai thác họp đồng bảo hiểm ở địa bàn mình phụ trách. Với mỗi ban còn có các tổ, nhóm và mỗi tổ, nhóm này gồm các tư vấn viên/đại lý BHNT. Các ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc, dới sự điều hành của các trưởng ban. Ngoài ra công ty còn tồ chức khai thác BHNT thông qua việc thiết lập tồ / đại lý bán chuyên nghiệp cùng với các cộng tác viên rộng khắp kết hợp với các nhóm.
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức cùa công ty phân chia các phòng ban thành 2 khối: khối kinh doanh và khối hỗ trợ. Khối kinh doanh sẽ đảm nhận công tác tìm kiếm, phát triển và làm việc với đại lý, với các doanh nghiệp. Khối hỗ trợ phụ trách các
công tác tác nghiệp, hành chính, kế toán... Các bộ phận đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và có sự liên kết chặt chẽ trong công việc.
3.2. Thực trạng các yếu tố tác động tói hiệu quả công việc người lao động tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội
3.2.1. Phân tích yếu tố khám phá
Trước khi tiến hành phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả công việc người lao động tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội, học viên tiến hành phân tích yếu tố khám phá EFA nhằm kiểm tra các giá trị hội tụ và các giá trị phân biệt của các thang đo nghiên cứu. Theo quan điếm của Hair và đồng sự (1998) thì tiêu chí đế đánh giá mức ý nghĩa của phân tích yếu tố là hệ số tải yếu tố (Factor Loading). Neu
hệ sô tải yêu tô này có giá trị lớn hơn 0.3 thỉ được xem là đạt mức tôi thiêu, có giá trị 0.4 được xem là quan trọng, còn lớn hơn 0.5 thì được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, trong nghiên cứu này, hệ số tải yếu tố được lựa chọn trong phân tích yếu tố khám phá nếu các biến quan sát thoa mãn điều kiện hệ số lớn hơn 0.5.
Phương pháp trích yếu tố Principal Compoment Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue) bằng 1 được sử dụng cho phân tích yếu tố với 26 biến quan sát đại diện cho 05 yếu tố tác động tới hiệu quả công việc người lao động tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội. Kết quả các phân tích yếu tố được mô tả chi tiết như sau: