Một là: Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu chí xếp hạng khách hàng ngay khi chi nhánh tiến hành thẩm định cho vay khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tỉnh hình tài chính lành mạnh chưa có quan hệ tín
dụng tại tố chức ngân hàng nào.
Haỉ là: Tăng cường công tác kiếm tra, giám sát quá trình Cấp tín dụng, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
Ba là: Tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
Bốn là: Phối hợp giải quyết nợ quá hạn cùng với khách hàng vay vốn trên tinh thần hợp tác, đôi bên cùng có lợi.
Năm là: Phân loại nợ để có thế kịp thời trích lập dự phòng rủi ro, tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính cùa ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám
sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đà đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Sáu là: Cân xây dựng hệ thông công nghệ thông tin hiện đại. Tô chức tôt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ và thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thấm định hồ sơ vay để quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Bẩy là: Bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thấm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và mức độ rủi ro của khách hàng cá nhân. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt thẩm quyền quyết định cấp tín dụng với trách nhiệm về chất lượng cùa các khoản cấp tín dụng.
Tám là: Họp tác chặt chẽ với các ngân hàng thương mại khác trong việc cho vay cho khách hàng. Thực hiện chuyên môn hóa quy trình cấp tín dụng theo các bộ phận
Chín là: Kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng. Tiến hành đồng bộ kiểm soát trước, trong và sau cấp tín dụng.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lưọng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thế (thông qua các chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lãi thực thu..) lại vừa trừu tượng (thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng, đóng góp vào nền kinh tế..). Từ đó, để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, có 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.
1.5.1. Chỉ tiêu định tính
Hiện nay, rất khó có thể đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho các chỉ tiêu định tính. Do đó, tùy vào mô hình và định hướng kinh doanh, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ tự xác định tiêu chí cho các chỉ tiêu định tính khác nhau. Có thể kế đến vài chỉ tiêu như sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng các cơ chế, quy chế, quy định, quy trình cho vay nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho Ngân hàng và thực hiện tốt các chính
sách cua Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với việc ngân hàng đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng; chính sách cho vay của ngân hàng phù hợp với yêu cầu chung cùa nền
kinh tê, không gây khó khăn cho khách hàng khi tiêp cận nguôn vôn tín dụng của Ngân hàng.
- Sự nhất trí cao theo nguyên tắc thỏa thuận trong cấp tín dụng là một trong những yêu cầu không thể phá vỡ trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, vì lợi ích chung của ngân hàng và khách hàng vay vốn. Khách hàng nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn của ngân hàng; sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo ra được lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thỏa thuận cho vay được giao kết chặt chẽ, ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình vay vốn.
- Hoạt động tín dụng cùa ngân hàng phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng không thề đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, mặc dù ngân hàng là một đơn vị kinh doanh tài chính vì mục tiêu lợi nhuận. Một khi hoạt động trong vai trò là một chủ thế trong nền kinh tế mà chỉ chú trọng đến lợi ích của mình, bỏ qua quyền lợi chung của đất nước, dân tộc, thì hoạt động đó không thể chấp nhận.
- Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với năng lực của ngân hàng, bao gồm năng lực tài chính của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành, năng lực của nguồn nhân sự. Hoạt động tín dụng của ngân hàng vượt quá năng lực hiện có, chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt nhưng vẫn đảm bảo thu thập,
lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể đánh giá, phân tích từ đó phát hiện và phòng ngừa rủi ro.
Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một trong các tiêu chí đánh giá thông qua một hệ thống câu hoi logic sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát.
1.5.2. Tiêu chí định lượng
Khác với các tiêu chí định tính thường khó xác định, mồi ngân hàng khác nhau tự xây dựng bộ tiêu chí cho các chỉ tiêu định tính khác nhau. Những tiêu chí định
lượng được qưy định một cách thông nhât, sử dụng chung cho toàn hệ thông ngân hàng. Những chỉ tiêu định lượng bao gồm:
1.5.2.1. Doanh số cấp tín dụng
Doanh số cấp tín dụng được thể hiện bằng số tiền cho vay mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời kỳ cụ thế. Nó được tính bàng cách cộng dồn các khoản giải ngân trong một thời kỳ. Con sô này thê hiện xu hướng hoạt động tăng hay giảm.
Ngoài sử dụng giá trị tuyệt đối để cho thấy xu hướng cho vay của ngân hàng, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm
DSCV(n) - DSCV(n-l) Tỷ lệ tăng trưởng DSCV =
DSCV(n-l)
(Trong đó: DSCV: doanh số cho vay; n: năm nay; n-1: năm trước)
1.5.2.2. Dư nợ cấp tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng phản ánh số lượng tiền ngân hàng đang cấp cho khách hàng tại một thời điểm. Nếu dư nợ cấp tín dụng cao thể hiện ngân hàng đang phát triển tốt, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng. Ngược lại, dư nợ thấp chứng tở ngân hàng không có khả năng mở rộng được các khoản cấp tín dụng, hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao. Tuy vậy, không có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.
DNCV(n) - DNCV(n-l)
Tỷ lệ tăng trưởng DNCV = ____ _ “
J 6 DNCV(n-l)
(Trong đó: DNCV: dư nợ cho vay; n: năm nay, n-1: nãm trước)
1.5.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ____ , __________
Tông dư nợ
Nợ quá hạn là trường hợp khách hàng không hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng đúng hạn. Nó là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tỷ lệ % giữa khoản dư nợ cho vay được giải ngân ra nhưng chưa thu hồi được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc nợ lãi khi đến hạn so với tổng dư nợ tín dụng ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thông thường tỷ lệ này được xác định tại thời điểm là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng cấp tín dụng. Có nghĩa là tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng đó càng cao và ngược lại, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng đó càng thấp sẽ dẫn đến có nguy cơ mất vốn cao, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Do vậy, các ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu là không có nợ quá hạn. Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh thì điều này là không thể.
1.5.2.4. Tỷ lệ nợ xấu
, Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu - _________ _______________
Tông dư nợ
Nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên). Đối với các khoản nợ này, thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là tương đối khó khăn, do đó có thề nói rủi ro đối với các khoản nợ xấu cùa ngân hàng là rất cao. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng này là rất thấp. Ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời nhằm tránh được nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.
1.5.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn
Dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn = ____ „______ J__ T____________ Tống nguồn vốn huy động
Hiệu suất sử dụng vốn cùa ngân hàng cho biết cứ một đồng vốn huy động được, ngân hàng sè sử dụng bao nhiêu để cho vay. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao, thể hiện ngân hàng càng quan tâm và ưu tiên cho vay đối với các khách hàng của
mình. Ngược lại, nêu tỷ lệ quá cao thì rủi ro cho ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên. Do vậy, mở rộng dư nợ cho vay cần có các biện pháp kiếm tra, giám sát, thấm định, quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ đế hạn chế rủi ro.
1.5.2.6. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Lợi nhuận từ cho vay
Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay = _____ _________________
Tổng thu nhập
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đê đánh giá hiệu quả cho vay, chât lượng cho vay tốt chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay, theo đó chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận từ cho vay đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng càng lớn và thế hiện hiệu quả cho vay càng tốt. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Do đó thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay, hiệu quả của hoạt động cho vay được đánh giá. Đây chính là một phần quan trọng của chất lượng hoạt động cho vay chung của ngân hàng.
1.5.2.7. Tỷ lệ lãi dự thu trên 12 tháng
Lãi dự thu là số tiền lãi ngân hàng chưa thu được đầy đủ, đúng hạn. Theo quy định, lãi dự thu dưới 12 tháng (tính từ thời điểm giải ngân/trả lãi gần nhất đến ngày tính toán) được tính vào thu nhập của ngân hàng, lãi dự thu trên 12 tháng không được tính vào thu nhập của ngân hàng, do đó tỷ lệ lãi dự thu là một trong các là tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay.
Tỷ lệ lãi dự thu trên 12 Lãi dự thu trên 12 tháng
tháng Tổng thu nhập cho vay
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.
Trong chương này, luận văn đã trình bày những lý thuyêt cơ bản vê quy định cấp tín dụng, chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Tác giả đã dựa trên các lý thuyết chung về
quy định cấp tín dụng bao gồm: khái niệm về cấp tín dụng các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, phân loại cho vay; khái niệm về chất lượng tín dụng và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên và bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên. Ngoài ra tác giả cũng giới thiệu định hướng chiến lược phát triển của Agribank và các sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân là cơ sở để đánh giá thực trạng triển khai và đưa ra cách giải pháp trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
Qua rà soát kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên cho thấy, chi nhánh chủ yếu triển khai các hoạt động cho vay, các nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, L/C...chưa được triển khai. Do đó các chương sau, tác giả tập tiling phân tích, đánh giá về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên.
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Phương pháp thu thập thông tin và phỏng vân sâu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn:
2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay được thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê trung ương, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học, luận văn đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố với các số liệu và đánh giá tình hình hoạt động của ngành ngân hàng và các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại.
2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Đe thu thập thông tin đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay của Ngân hàng để biết được khách hàng nhận định như thế nào về mình luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phiếu điều tra trực tiếp gửi tới khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với những vấn đề như:
- Khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại
- Sự tin cậy của ngân hàng đối với khách hàng như mức độ an toàn, bảo mật, uy tín cửa ngân hàng...
- Khả năng đáp ứng của ngân hàng về hồ sơ thủ tục cho vay hay thông tin về chính sách cho vay;
- Tác phong làm việc của nhân viên, mức độ chuyên nghiệp hay khả nàng giải đáp thắc mắc khiếu nại;
- Thái độ của nhân viên khi hướng dẫn phục vụ khách hàng;
- Địa điểm đặt trụ sở ngân hàng, cơ sở vật chất nơi giao dịch;
Đề bảo đảm dung lượng mẫu đủ lớn và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa suy
rộng, với đặc thù khách hàng đa dạng. Đê tài tiên hành phân nhóm đôi tượng phát hành và tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên từ các nhóm đã được phân loại. Tổng số lượng khách hàng là 200 khách hàng thực hiện trong tháng 11, 12 năm 2020.
Số mẫu điều tra
Nguồn: Số liệu thực tế của tác giả
Khách hàng điều tra được tiến hành tại địa bàn: tỉnh Điện Biên Lý do chọn khu vực điều tra vì:
+ Đây là địa bàn hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên.
+ Đây cũng là thị trường mục tiêu của cho vay khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên những năm gần đây.
2.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội dựa trên việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội thông qua số liệu