Về công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 108 - 110)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phất

4.2.7. về công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro

Qua phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agrìbank chi nhánh tỉnh Điện Biên cho thấy nợ xấu, nợ xử lý rủi ro của chi nhánh đang ở mức cao, do đó chi nhánh cần triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp để thu hồi nợ như sau:

Tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu cùa khách hàng để thu hồi nợ, đối với những khoản nợ có phát sinh nợ quá hạn được xác định là có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như tư vấn cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản nợ sau này.

Đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh có uy tín trong quan hệ cho vay, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét

kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuât kinh doanh của khách hàng, tìm hiêu khó khăn, chung tay cùng tìm ra giải pháp hỗ trợ.

Trong trường hợp các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng cố tình dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phát mãi tài sản thế chấp, như: khởi kiện ra tòa, cường chế đế thu hồi nợ. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng, bởi vì đề thu hồi một khoản nợ thông qua khởi kiện đến khi thi hành án được tài sản phải mất thời gian khá dài và tốn kém chi phí.

4.2.8. Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng và xây dụng mối quan hệ tất

đẹp giữa khách hàng Ngân hàng

Đây là một công việc quan trọng của nghiệp vụ cho vay. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả nảng tố chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách hàng...bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó đồng thời kết hợp nắm bắt thông tin địa phương người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ cho vay lâu dài với khách hàng có uy tín.

- Khách hàng không chỉ là cơ sở để đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động tốt mà còn là nhân tố quyết định sự tồn tại cùa ngân hàng. Vì thế, trong quá trình hoạt động của mình, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên cần có một chiến lược phù hợp và đúng đắn đế giữ và mở rộng khách hàng cho Ngân hàng.

- Thực tế cho thấy, để giữ và lôi kéo khách hàng thực sự là một việc rất khó

vì khá tốn chi phí. Chính vì vậy, trong chính sách khách hàng của mình Ngân hàng cần cung cố mối quan hệ tốt giữa khách hàng và Ngân hàng. Đe đạt được điều đó, ngân hàng cần có một số biện pháp sau:

+ Đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín tốt để đảm bảo an toàn. Đáp ứng kịp thời, nhanh chóng những nhu cầu của

khách hàng trong khả năng của ngân hàng, tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng và yên tâm cho khách hàng.

+ Ưu đài về lãi suất, thời hạn, phương thức cho vay đối với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất đó tiết kiệm chi phí trong kiểm tra, thấm định, giám sát khách hàng. Ngân hàng nên có chính sách giảm lãi suất đối với khách hàng có dư nợ lớn và có quan hệ lâu dài với Chi nhánh nhằm mờ rộng cho vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh điện biên (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)