Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn

Một phần của tài liệu HỒ THỊ THÚY NGA_ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_ đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định1 (Trang 66 - 70)

IV. Đánh giá cho điểm:

2.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn

bằng nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Bình Định, còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp và chưa có hiệu quả.

Bình Định là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, hàng năm vẫn phải có trợ cấp của Trung ương. Với một tỉnh đang phát triển phải đầu tư đồng loạt nhiều hạng mục công trình với tổng vốn đầu tư lớn, vì vậy tình trạng thiếu vốn so với yêu cầu đầu tư phát triển của tỉnh là khó khăn.

Với nhu cầu nâng cấp, xây dựng cơ bản nhiều nhưng với số vốn nhà nước không đủ phải huy động từ bên ngoài nhà nước nhưng hiện nay công tác huy động từ bên ngoài qua các năm mặc dù có tăng những vẫn ít. Áp dụng các chính sách khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước không đủ để lôi kéo sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong việc huy động từ nguồn dân cư.

Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao.

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh mặc dù có xây dựng nâng cấp nhưng chất lương không cao: vẫn còn nhiều đường nhỏ, vẫn còn nhiều đường nứt làm cản trở

phương tiện qua lại, gây ra các vụ tai nạn đáng tiếc. Nhiều công trình phụ trợ trên tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối với khu vực miền núi vấn đề về điện còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm xã. Mạng lưới dịch vụ thông tin liên lạc còn kém phát triển, chưa được chú trọng đầu tư.

Khai thác tiềm năng du lịch còn chưa cao, chưa hình thành các tuyến điểm du lịch mặc dù ở tỉnh có rất nhiều điểm du lịch.

Hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, các cơ sở sản xuất, cung ứng giống vật nuôi cây trồng, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ còn nhiều hạn chế. Các công trình thủy lợi mới được xây dựng ở những vùng đồng bằng và tưới cây trồng đất ruộng chủ yếu là cây lúa. Đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi trên vùng đồi chỉ mới bước đầu. Các hệ thông đê kè chống lũ chưa cao.

Các khu công nghiệp tại điạ bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các khu công nghiệp còn thấp chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Công tác triển khai quy hoạch gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự tuân thủ các quy định trước.

Cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế mặc dù có đầu tư nâng cấp, xây mới nhưng chất lượng không cao, còn một số trường chất lượng còn thấp thiếu trang máy móc thiết bị, phòng học sơ sài. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ nhân viên giảng dạy còn chưa cao. Đối với ngành y tế có nhiều cơ sở bị xuống cấp chưa được đầu tư, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu đã ảnh hưởng đến việc khám và chẩn đoán bệnh cho bênh nhân.

Khai thác các nguồn lực chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh, vốn còn đầu tư dàn trải.

Công tác kế hoach hóa, lồng ghép giữa các nguồn còn thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư còn phân tán, còn lãng phí nhiều.

Tổ chức khai thác nguồn lực từ các cơ chế, chính sách của tỉnh từ các chương trình, dự án chưa cao. Khai thác tiềm năng về đất đai, tài nguyên để tạo nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế.

đang dở dang do thiếu vốn, sự quản lý không chặt chẽ dẫn đến thất thoát lãng phĩ vốn đầu tư.

Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn trong nước. Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn xây dựng cơ bản, đặc biệt trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề nan giải của tỉnh Bình Định.

Trong khâu chuẩn bị đầu tư:

Để thực hiện dự án phải thông qua rất nhiều công đoạn, trình tự nên đã tạo ra những kẽ hở gây ra tỉnh trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản.

Thứ nhất: Xuất phát từ công tác kế hoạch hoá đầu tư của tỉnh còn nhiều yếu

kém, không thể hiện rõ ràng việc bố trí trình tự ưu tiên của các dự án, đôi khi kế hoạch hoá đầu tư không sát với nhu cầu thực tế của cơ sở gây ra tình trạng chạy vốn. Các chủ đầu tư phải tìm cách xin được quyết định đầu tư, và được ghi vào kế hoạch đầu tư, chính vì vậy khâu này góp một phần không nhỏ gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản .

Thứ hai: Trong công tác thẩm định dự án.

Để thực hiện quá trình đầu tư thì chủ đầu tư phải thuê các tổ chức tư vấn, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đầu tư, xin phép xây dựng. Việc lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trong thực tế thường cao hơn định mức của nhà nước quy định. Nhưng để lọt được các “cửa ải” khâu thẩm định thì các chủ đầu tư phải tìm mọi cách để vượt qua.

Thứ ba: Trong công tác đấu thầu.

Trong thực tế phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi, nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là việc xác định dự toán làm giá chuẩn, giá trần để xem xét giá trúng thầu còn chậm, thiếu chính xác; việc bố trí kế hoạch đấu thầu thiếu tập trung và thiếu tính đồng bộ, bố trí kế hoạch đấu thầu không theo tiến độ dự án là một trở ngại phổ biến làm cho việc triển khai diễn ra khó khăn và dẫn đến nhiều thất thoát lãng phí vốn.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp, nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức đấu thầu và chỉ định

thầu.

Hình thức chỉ định thầu: đây là việc chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Chủ thầu nào đem lại lợi ích cho người có thẩm quyền chỉ định thầu thì sẽ được trúng thầu công trình,

Trong công tác đấu thầu : do trình độ chuyên môn và nhận thức chưa đồng bộ và các điều kiện để thực hiện đấu thầu nên chất lượng thầu còn thấp. Mặt khác công tác kiểm tra kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu (bên B) với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình, tránh sự làm rối. Từ đó sẽ hạn chế được sự móc ngoặc, thông đồng không có lợi cho bên A(nhà nước). Nhưng trên thực tế hình thức này đã bị biến dạng, tạo ra nhiều kẽ hở gây ra thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong quá trình thực hiện đầu tư:

Trong thi công xây dựng công trình: thường trong thi công đều sai lệch so với thiết kế hoặc do thiết kế cao hơn dự toán. Bên cạnh đó quá trình giám sát thi công còn sơ sài làm cho có nên vốn đầu tư thất thoát.

Trong khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình

Đây là khâu cuối cùng của công cuộc đầu tư, những tiêu cực trong khâu này như nghiệm thu và quyết toán không phản ánh đúng hiện thực về giá cả, chủng loại nguyên vật liệu… Tất cả những tiêu cực gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản làm cho hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra cho mọi ngành mọi cấp là tìm cách khắc phục tình trạng này.

Công tác quản lý của chủ đầu tư còn nhiều thiếu soát:

Các chủ đầu tư chưa nghiên cứu tìm hiểu kỹ chế độ, chính sách pháp luật và các văn bản có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nên chưa làm tròn trách nhiệm của mình đặc biệt là các ban quản lý kiêm nhiệm và các chủ đầu tư cấp xã. Một số chủ đầu tư không có chuyên môn và kiến thức xây dựng cơ bản, lại không thuê tư vấn nhất là tư vấn giám sát nên không đủ trình độ nghiệm thu sản phẩm thiết kế do tổ chức tư vấn thiết kế bàn giao, không phát hiện được sai sót trong thiết kế, kiến trúc và kết cấu công trình. Chưa thực hiện tốt chức năng giám sát hiện trường, nhiều

sai sót trong thi công không được phát hiện và xử lý kịp thời.  Công tác thanh tra, kiểm tra:

Tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư XDCB vào nề nếp. Trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chưa thực sự thể hiện được hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước.

Đầu tư XDCB là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức. Sự sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thường xảy ra theo dây chuyền. Do vậy việc xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra vấn đề quản lý đầu tư XDCB là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu HỒ THỊ THÚY NGA_ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_ đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định1 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w