Cơ cấu vốn trong nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Bình Định

Một phần của tài liệu HỒ THỊ THÚY NGA_ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_ đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định1 (Trang 40 - 52)

IV. Đánh giá cho điểm:

2.3.3.Cơ cấu vốn trong nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Bình Định

2.3.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế.

Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngành kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế. Qua đó, xem xét tính cân đối của việc phân bố vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo từng ngành, theo từng năm. Mặc khác, qua cách phân chia theo ngành có thể biết được ngành nào được chú trọng, có phù hợp với định hướng của tỉnh hay không...

Theo tỉnh Bình Định, phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước theo ngành kinh tế gồm 17 ngành. Dưới đây là khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành từ 2009 - 2013.

Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2009 - 2013. (Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định) Năm Ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 7248 9992 11610 13212 14081

Nông -Lâm -Ngư nghiệp 977 1375 1637 1863 1993 Khai khoáng 150 160 319 358 363 Công nghiệp chế biến, chế

tạo 2307 2610 2888 3016 3254 Sản xuất và phân phối điện

khí đốt 303 445 380 400 473 Cung cấp nước, xử lý chất

thải 16 24 40 75 98 Xây dựng 1124 1615 1795 2143 2408 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô

tô... 581 979 1430 1614 1712 Vận tải, kho bãi 1072 1272 1331 1615 1627 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 179 396 428 567 542 Thông tin và truyền thông 220 245 286 357 365

Hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ 0 0.8 25 83 68 Hoạt động tài chính ngân

hàng 2 0.2 21 50 66 Hoạt động kinh doanh bất

động sản 13 300 377 471 461 Hoạt động chuyên môn, khoa

học công nghệ. 16 50 60 150 168 Hoạt động của ĐCS, tổ chức

chính trị 126 281 291 68 78 Giáo dục và đào tạo 125 193 240 293 301 Y tế và hoạt động cứu trợ 37 46 62 89 104

Xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì ta thấy vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu được tập trung cho khu vực công nghiệp và xây dựng, sau đó đến các ngành dịch vụ, cuối cùng là nông nghiệp.

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở năm 2013 là nhiều nhất với 6419 tỷ đồng chiếm khoảng 45,6% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Với 3900 tỷ ở năm 2009 chiếm khoảng 53.8% tổng vốn, sang 2010 là 4854 tỷ đồng tăng 954 tỷ chiếm khoảng 24,6% so với 2009. Năm 2012 có mức vốn đầu tư là 5992 tỷ tăng 570 tỷ chiếm khoảng 10,5% so với 2011. Vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung; lắp đặt thiết bị, máy móc và vốn đầu tư cho mở rộng của các ngành công nghiệp với các ngành sau:

Công nghiệp chế biến, chế tạo: với 2307 tỷ đồng vào năm 2009 đến 2010 là 2610

tỷ đồng tăng 303 tỷ chiếm khoảng 13% so với 2009, đến năm 2011 có vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công nghiệp chế biến là 2888 tỷ tăng 278 tỷ so với 2010 và vào năm 2013 là 3254 tỷ tăng 238 tỷ chiếm khoảng 7,89 % so với năm 2012.

Ngành xây dựng qua các năm đều tăng, năm 2010 vốn đầu tư là 1615 tỷ đồng

tăng 491 tỷ chiếm khoảng 43,7% so với 2009, đến 2012 tăng lên là 2143 tỷ đồng tăng khoảng 348 tỷ đồng chiếm khoảng 19,5% so với năm 2011, trong đó giai đoạn 2009 - 2010 có vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nhiều nhất với 491 tỷ đồng.

Sản xuất và phân phối điện khí đốt: với 303 tỷ được đầu tư vào ngành điện vào

năm 2009 đến năm 2010 tăng lên 445 tỷ tăng khoảng 142 tỷ chiếm khoảng 46,9% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 số vốn dùng cho đầu tư xây dựng ở ngành này lại giảm còn 380 tỷ giảm 65 tỷ so với năm 2010. Nhưng nhờ có sự quan tâm kịp thời cùng với các chính sách của tỉnh nên đến năm 2012 và 2013 số vốn dùng cho ngành điện lại tăng trở lại với 473 tỷ vào năm 2013 tăng 73 tỷ chiếm khoảng 18,25% so với năm 2012.

Ngoài ra còn có các ngành như cung cấp nước,xử lý chất thải...Với thời kì như ngày nay, việc đầu tư cho các ngành trên là rất cần thiết và quan trọng vì vậy cần đầu tư nhiều hơn nữa.

khu vực này đã có được mức tăng qua các năm như năm 2009 là 2371 tỷ đồng, sang năm 2010 tăng lên là 3763 tỷ tăng 1392 tỷ đồng chiếm khoảng 58,7% so với 2009. Đến năm 2012 số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực này là 5357 tỷ tăng 522 tỷ đồng và tăng 2986 tỷ đồng so với 2009 chiếm khoảng 40,5% tổng vốn đầu tư. Trong đó năm có số vốn đầu tư nhiều nhất là năm 2013 với 5569 tỷ đồng chiếm khoảng 39,9% trong tổng vốn tăng 235 tỷ đồng so với 2012. Qua các năm tỷ lệ ngành dịch vụ ngày càng tăng rõ rệt với 32,7% trong tổng vốn vào năm 2009 đến 2013 tăng lên là 40,2% trong tổng vốn đầu tư. Trong nội bộ ngành dịch vụ gồm các ngành sau:

Vận tải kho bãi: vào năm 2009 với 1072 tỷ đến 2010 tăng khoảng 200 tỷ chiếm 18,7% so với 2009. Với 1331 tỷ vào năm 2011 và 1627 tỷ năm 2013 tăng khoảng 296 tỷ so với 2011.

Hoạt động chuyên môn, khoa hoc công nghệ: Mặc dù qua các năm có tăng như năm 2009 có 16 tỷ được đầu tư vào ngành đến năm 2013 tăng lên 168 tỷ tăng 18 tỷ chiếm khoảng 12% so với năm 2012, tăng khoảng 108 tỷ so với năm 2011. Nhưng trong thời kỳ hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nó được coi là chìa khoá để phát triển của mỗi quốc gia thì việc đầu tư vốn cho ngành khoa học như vậy thì chưa hợp lý, với khối lượng vốn đầu tư ít như vậy, thì khó có thể phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học công nghệ. Đây là tình trạng chung của cả nước khi mà khoa học công nghệ còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, trang thiết bị quá thiếu thốn.

Y tế và hoạt động cứu trợ: có thể nói vốn đầu tư cho y tế chưa đủ để nâng cấp các tuyến bệnh viện ở các cấp nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên do tình trạng cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn các trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại, đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến dưới. Như năm 2009 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành y tế chỉ có 37 tỷ đồng, qua các năm có tăng như thấp đến 2011 là 62 tỷ tăng khoảng 16 tỷ chiếm khoảng34,5% so với 2010. Nhờ có chính sách phát triển hơn nên đến 2013 số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành y tế tăng lên 104 tỷ đồng tăng khoảng 15 tỷ chiếm khoảng 16,9% so với năm 2012. Ngoài ra còn có các ngành khác như dịch vụ ăn uống, thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, hoạt động tài chính ngân hàng, các tổ chức chính trị...Cũng đang được chú trọng đầu tư.

Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Do xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ cho nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực nông – lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Tuy chưa đủ điều kiện để phát triển thành một tỉnh có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại theo hướng CNH-HĐH nhưng nền nông lâm ngư nghiệp vẫn là một ngành không thể thiếu để phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản có tăng qua các năm tuy nhiên với một lượng ít như năm 2009 có 977 tỷ đồng, sang năm 2010 là 1375 tỷ tăng 398 tỷ chiếm khoảng 40,7% so với năm 2009, với 1863 tỷ đồng được đầu tư để xây dựng cơ bản cho khu vực nông nghiệp vào năm 2012 tăng 226 tỷ chiếm khoảng 14,7% so với 2011. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực này chủ yếu phục vụ cho xây dựng cơ sơ vật chất nhỏ, giá trị không lớn, mua sắm thiết bị và phục vụ việc cơ giới hoá trong nông nghiệp; nhìn chung tập trung nhiều vào thuỷ lợi. Trong điều kiện khô hạn như hiện nay, tình trạng thiếu nước cho sản xuất rất có thể xảy ra, vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ä Tỉnh ta có được những kết quả này là do có sự quan tâm đầu tư đúng đắn cho khu vực công nghiệp và dịch vụ, coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, bên cạnh đó không phủ nhận những đóng góp của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế của tỉnh. Cùng với đó là các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Nhờ những chính sách và biện pháp đồng bộ như vậy mà trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cho các khu vực đã có được mức gia tăng tích cực như vậy.

2.3.3.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nội dung.

Bảng 2.4: Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại Bình Định

Nội dụng

Năm

Tổng vốn ĐTXDCB

Vốn đầu tư thiết kế Vốn đầu tư xây dựng lắp đặt

Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị Tổng vốn(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2009 7248 1667 23 3700 51 1881 26 Năm 2010 9992 1992 20 4512 45 3488 35 Năm 2011 11610 2287 19.4 4922 42 4401 38.6 Năm 2012 13212 2163 16.4 5982 45.2 5067 38.4 Năm 2013 14081 2445 17.4 6238 44.3 5298 38.3

(Nguồn: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Bình Định)

Với bảng trên, ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung nhiều nhất là đầu tư xây dựng lắp đặt, thứ hai là đầu tư mua sắm thiết bị và cuối cùng là vốn đầu tư thiết kế. Qua các năm đều tăng.

Đối với đầu tư thiết kế: năm 2010 đạt được 1667 tỷ chiếm khoảng 23% đến

2010 tăng lên là 1992 tỷ tăng khoảng 325 tỷ chiếm khoảng 19,5% so với 2009 và chiếm khoảng 23% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào năm 2009. Đến 2012 số vốn này tăng lên là 2163 tỷ và 2445 tỷ vào năm 2013 chiếm khoảng 17.4% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tăng 282 tỷ so với năm 2012.

Thứ hai là đầu tư xây dựng lắp đặt: đây là nội dung được quan tâm đầu tư nhiều

nhất với 3700 tỷ vào năm 2009 chiếm 51% trong tổng số vốn đến 2010 đạt được là 4512 tỷ tăng 812 tỷ chiếm khoảng 21,9% so với 2009 và chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở năm 2010. Đến năm 2012 là 5982 tỷ tăng 1060 tỷ so với 2011.

Đối với đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị: năm 2010 đạt được 3488 tỷ tăng

1607 tỷ chiếm khoảng 85,4% so với 2009. Con số này tiếp tục tăng đến các năm sau đặc biệt năm 2013 với 5298 tỷ tăng 231 tỷ chiếm khoảng 4,56% so với 2012 và

chiếm khoảng 38,3% trong tổng số vốn.

Theo từng năm, với 7248 tỷ vào năm 2009 thì số vốn đầu tư xây dựng lắp đặt là nhiều nhất là 3700 tỷ chiếm khoảng 51% so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, 1881 tỷ là dùng cho đầu tư mua sắm thiết bị và 1667 tỷ cho đầu tư thiết kế chiếm khoảng 23% so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Và các năm sau cũng tương tự, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho xây dựng lắp đặt là chiếm tỷ trọng nhiều nhất, đến vốn đầu tư trong mua sắm máy móc thiết bị và thiết kế.

Như vậy, hiện nay tỉnh ta đang tập trung chú trọng vốn cho đầu tư xây dựng mới, hiện đại nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh.

2.3.3.3. Cơ cấu vốn trong nước trong đầu tư xây dựng cơ bản theo từng lĩnh vực.

Bảng 2.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các lĩnh vực tại tỉnh Bình Định từ năm 2009 - 2013.

Năm

Lĩnh vực

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 7248 100 9992 100 11610 100 13212 100 14081 100 Giao thông 1965 27.2 2198 22.07 2467 21.2 2671 20.2 2874 20.4 Giáo dục 125 1.72 193 1.93 240 2.1 293 2.2 418 2.9 Thủy lợi 977 13.2 1384 13.9 1637 14.1 1863 14.1 1993 14.2 Điện 1178 16.2 1576 15.8 1767 15.2 2075 15.6 2279 15.8

Công trình công cộng 1048 14.1 1589 15.94 1986 17.4 2190 16.6 2231 16.2 Y tế xã hội 37 0.5 46 0.46 62 0.5 89 0.67 134 1 An ninh quốc phòng 859 12 1249 12.4 1495 13 1669 12.7 1769 12.6 Quản lý nhà nước 432 6.08 774 7.7 897 7.3 987 7.43 991 7 Văn hóa thông tin 627 9 983 9.8 1059 9.2 1375 10.5 1392 9.9

(Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

Theo bảng số liệu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các lĩnh vực tại Bình Định từ 2009-2013 ta thấy nhìn chung số vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản của các lĩnh vực tăng. Trong giai đoạn 2009-2013 năm có khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhiều nhất là năm 2013 với 14081 tỷ đồng và năm thấp nhất là 2009 với 7248 tỷ đồng.

Còn theo lĩnh vực, lĩnh vực có khối lượng vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất là giao thông với 1965 tỷ vào năm 2009 đến 2010 tăng lên khoảng 233 tỷ chiếm khoảng 11,9% so với 2009; hằng năm với các chính sách cũng như nhìn thấy tầm quan trọng của giao thông nên qua các năm tỉnh đã chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các tuyến đường... Phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh đến 2012 khối lượng vốn dùng cho lĩnh vực giao thông tăng lên là 2671 tỷ đồng đến 2013 đạt được là 2874 tỷ tăng khoảng 203 tỷ chiếm khoảng 7,6% so với 2012.

Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác cũng được đầu tư như cấp điện, an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước... Với việc xác định được tầm quan trọng của các lĩnh vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên nên trong 5 năm trở lại đây tỉnh đã có các chính sách thích hợp để đầu tư xây dựng cơ bản vào các lĩnh vực này, bởi vì nó là nền tảng, là những lĩnh vực then chốt làm động lực cho các lĩnh vực khác phát triển.

Qua đánh giá khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới được phê duyệt trong giai

đoạn 2009- 2013 cho thấy phần nào nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Định cũng không nằm ngoài xu thế vận động chung của nền kinh tế cả nước, đặc biệt là với một tỉnh như Bình Định, nhu cầu đầu tư XDCB còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trong những năm tới với hàng loạt các dự án mới được phê duyệt, nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Bảng 2.6: Vốn đầu tư XDCB cho ngành giao thông.

Năm

Nguồn vốn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng vốn ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu HỒ THỊ THÚY NGA_ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_ đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định1 (Trang 40 - 52)