IV. Đánh giá cho điểm:
2.4.1. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm
những năm vừa qua.
2.4.1.1. Một số kết quả đạt được trong những năm vừa qua.
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo cùng với các chính sách của tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình mới đã và đang đưa vào hoạt động đã mang lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
Trong giai đoạn 2009 - 2013, phần lớn số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ chốt của tỉnh, đã tạo ra các tài sản cố định và năng suất phục vụ tăng thêm với các kết quả đáng chú ý như sau:
Hạ tầng các cụm, khu công nghiệp.
Trong những năm qua đã thực hiện bồi thường, GPBM 12 dư án được phê duyệt trong KKT Nhơn Hội, với tổng số tiền chi trả trên 90 tỷ đồng cho 470 hộ bị ảnh hưởng. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục triển khai theo kế hoạch. Hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước ngang khu công nghiệp A và B; khu tái định cư Nhơn Phước( giai đoạn 1); cơ bản hoàn thành đường trục khu kinh tế. Đang triển khai công trình xây lắp hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm, công trình đường dẫn ra Cảng tổng hợp, công trình khu tái định cư Cát Tiến. Công trình khu xử lí nước thải KCN.
Đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 15 hạng mục công trình hạ tầng tại khu công nghiệp Phú Tài- - Long Mỹ(KCN Phú Tài 11 hạng mục và KCN Long Mỹ có 4 hạng mục) với tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện 11,3/14 tỷ đồng đạt 81% dự toán. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Nhơn Hòa, tổng vốn thực hiện 69 tỷ đồng. KCN Hòa Hội 6,5 tỷ đồng.
Đã tổ chức hai Hội Nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh thu hút được 22 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 132.475 tỷ đồng. Tham gia 3 Hội nghị xúc tiến đầu tư lớn của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tại tỉnh Quảng Ngãi, Huế và Quảng Nam. Ngoài ra đã làm việc và tham gia làm việc với hơn 40 đoàn doanh nghiệp đến tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh. Trong năm 2010, KKT Nhơn Hội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn đầu tư là 12457 tỷ đồng. Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 20 dự án đầu tư vào KCN P hú Tài, Long Mỹ. Nhơn Hòa, Hòa Hội với tổng vốn đăng ký đầu tư là 44393 tỷ đồng.
Sang năm 2011 vẫn tiếp tục thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế với 113,8 tỷ đồng. Tính đến 2011 có 23/39 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút được 410 doanh nghiệp vào cơ sở sản xuất. Do ảnh hưởng của tình hình thế giới và trong nước nên 2011 số dự án đầu tư đăng ký và triển khai đầu
tư vào KKT Nhơn Hội không nhiều chỉ có 3 dự án với 364,3 tỷ đồng, đã cấp 21 Giấy Chứng nhận đầu tư vào các KCN với 1.242 tỷ đồng. Tính đến cuối 2011 toàn tỉnh đã có 180/156 doanh nghiệp đầu tư vào các KCN với 5.400 tỷ đồng.
Đến 2012, các dự án trọng điểm trong KKT Nhơn Hội như du lịch Hải Giang, nhà máy lọc hóa dầu đang tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đã cấp Giấy Chứng nhận cho 3 dự án với 439 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012 tại KKT Nhơn Hội có 37 dự án với 33.800 tỷ đồng. Các KCN khác trên địa bàn vẫn đang hoàn thành xây dựng và thu hút đầu tư, tính đến 2012 có 194 dự án được cấp phép đầu tư với vốn trên 6.500 tỷ đồng, có 32 cụm CN đi vào hoạt động thu hút được hơn 800 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đầu tư nhà xưởng với tổng số vốn khoảng 1800 tỷ đồng.
Về giao thông, hệ thống đường chính trong các KCN đã bảo đảm năng lực vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu cho các dự án đầu tư thứ cấp. KCN Phú Tài có 11,5 km đường giao thông nội bộ, KCN Long Mỹ có 3,6 km, KCN Nhơn Hòa hiện có 2,6 Km với tải trọng thiết kế H30-XB80. Thêm vào đó, các KCN đều tiếp giáp với Quốc lộ 1A hoặc Quốc lộ 19 nên giao thông đối ngoại là điều kiện sẵn có, kết nối trực tiếp và gia nhập nhanh vào các dòng lưu thông quốc gia.
Về mạng lưới giao thông.
Vốn đầu tư cho giao thông chủ yếu tập trung cho các công trình trọng điểm như nâng cấp quốc lộ 19 chạy theo hướng Đông Tây, nối liền và dễ dàng thông thương với các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay, hầu hết các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đã và đang được nâng cấp, hoàn thành đầu tư 159 km tỉnh lộ.
So với các năm trước, 5 năm trở lại đây hệ thống giao thông đường bộ được tỉnh chú trọng quan tâm và được đầu tư với tốc độ nhanh, đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, tăng sự liên kết giữa các tỉnh với nhau như Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi... Và các bạn như Lào, Campuchia.. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông thuận lợi.
Đến năm 2010, đã bê tông hoá toàn bộ hệ thống đường Tỉnh, đã hoàn thành xây dựng các tuyến đường đô thị Quy Nhơn theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng đồng bộ các tuyến đường nội thị của các đô thị (thị xã) mới thành lập.
Năm 2012 đã tiến hành Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đi qua địa bàn 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai.
Năm 2013 đã đầu tư để duy tu, sửa chữa và phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân. Mặt khác, chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn cũng được tỉnh quan tâm hỗ trợ kịp thời với cơ chế hỗ trợ 167 tấn xi măng/km. Cùng với kinh phí đóng góp của người dân, năm 2013 tỉnh đã thực hiện được trên 142 km đường giao thông, đưa tổng số đường nông thôn được bê tông hoá lên 2.550 km/3.950 km (đạt 64% tổng số km đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh).
Về xây dựng cơ bản giao thông:
+ Dự án tuyến Quốc lộ 19: gói thầu số 01 giá trị xây lắp đạt 86,22%, gói thầu số 02 tiếp tục công tác GPMB và triển khai công tác đấu thầu xây lắp.
+ Đường phía Tây tỉnh về cơ bản hoàn thành: các hạng mục do Ban QLDA công trình giao thông - Sở Giao thông vận tải thực hiện đang hoàn thiện để nghiệm thu bàn giao. Các hạng mục do Ban QLDA huyện Hoài Ân thực hiện đạt 87%. Riêng các hạng mục do Ban QLDA huyện Hoài Nhơn thực hiện gồm 06 cầu đang làm đường tránh cầu tạm và đúc dầm cầu.
+ Cơ bản hoàn thành sửa chữa ĐT638 (giai đoạn 2) đạt 94,62%. Hoàn thành sửa chữa km 24 – km 25 tuyến Cát Hải – Cát Thành và sửa chữa đoạn km 14 – km 17 Diêu Trì – Mục Thịnh.
+ Công tác đền bù, GPMB trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện để thi công dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1.
Như vậy, hiện nay mạng lưới giao thông đang được đầu tư hàng đầu, bên cạnh các tuyến đường hoàn thành vẫn còn các công trình đang thi công và sẽ hoàn thành trong thời gian tới.
Về hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp:
Bình Định đã phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp. Hàng nghìn công trình, dự án lớn nhỏ đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ như hệ thống thủy lợi, kết hợp thủy điện, hồ chứa nước thủy lợi, đường giao thông nông thôn, hệ thống đê kè chống xói lở và ngăn mặn, rửa chua đã được phát triển trên toàn địa bàn tỉnh.
khu tưới Văn Phong), hồ Quang Hiển, Cẩn Hậu, Nước Trong Thượng, Suối Đuốc, kênh N1 Thuận Ninh, Đá Mài, Thuận Phong, Phú Dõng... và một số hồ nhỏ ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh… Diện tích tưới ổn định.
Bằng các nguồn vốn đầu tư đã bố trí cải tạo hệ thông kênh mương và nâng cấp được 146 công trình hồ đập, 23 dự án thủy lợi tưới vùng đồi, 517 kênh mương các loại, tăng thêm 5560 ha được tưới tiêu chủ động.hệ thống các công trình thủy lợi hiện có đã đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 61,2% diện tích cây trồng trong đó, lúa chiếm 87,6%. Trung tâm giống cây lương thực, giống gia súc được chú trọng đầu tư, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Đê điều tưới tiêu được nạo vét, thông nước với hệ thống kênh mương, ao hồ được xây dưng đẩm bảo tưới tiêu cho vụ mùa.
Đối với ngành thủy sản, trong những năm qua tỉnh đã quan tâm và đầu tư xây dựng ao, hồ, kênh mương và cung cấp các giống mới chính vì vậy nên tính đến năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.326,2 ha, tăng 4,8%, các địa phương thuộc tỉnh đã chú trọng nuôi xen ghép các loại thủy sản như tôm, cua, cá…, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hạn chế dịch bệnh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch ước đạt 9.973 tấn, tăng 4,5% so với 2012.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khôi phục và phát triển 38 làng nghề truyền thống, các trung tâm đào tạo, giới thiệu việc làm cho hàng vạn nông dân. Tỉnh cũng chú trọng đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp. Lao động thủ công đã chuyển mạnh sang lao động bằng máy móc.
Về công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2012 đã giao đất, cho thuê đất cho 141 tổ chức với diện tích 959 ha, giới thiệu địa điểm 66 trường hợp, diện tích 744 ha; giao đất khu dân cư 52 trường hợp, diện tích 71 ha; thu hồi đất 8 trường hợp, diện tích 314 ha, cấp GCNQSDĐ cho 709 trường hợp với tổng diện tích 1.734 ha. Công tác giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và các mỏ khai thác khoáng sản có nhiều cố gắng. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi
trường được chú trọng hơn. Công tác xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện.
Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông.
Vốn đầu tư được dùng để nâng cấp và mở rộng và cung cấp các dịch vụ về thông tin – truyền thông; tỷ lệ xã có báo trong ngày đạt 96%. Năm 2010, có 100% tổng số xã có điểm bưu điện - văn hoá; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 - 60 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 - 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao Internet băng rộng chiếm khoảng 98%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25 - 30 % dân số. Đã xây dựng mới 06 bưu cục, nâng tổng số bưu cục trên toàn tỉnh lên 65 bưu cục. Xây mới và đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các điểm bưu điện – văn hoá xã. Xây dựng mới 25 điểm bưu điện – văn hoá xã các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đảo, bán đảo.
Đến năm 2012, toàn tỉnh có 236 điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, bình quân mỗi điểm phục vụ 6.810 người/km2 với bán kính 2,87 km. Tính đến tháng 11/2012 toàn tỉnh có 1.683.380 số máy điện thoại, đạt mật độ 118,08 số máy/100 dân (không tăng so với năm 2011), có 37.090 thuê bao internet ADSL (tăng 7.925 thuê bao so với năm 2011). Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 38/40 cơ quan cấp tỉnh sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ (đạt 95%); 100% cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện có mạng nội bộ (mạng LAN), 83% cán bộ công chức cấp tỉnh có máy tính sử dụng; 62,8% cán bộ, công chức cấp huyện có máy tính sử dụng. Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh với 11 huyện, thị xã, thành phố.
Đến năm 2013 toàn tỉnh có các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, đại lý internet tăng 25% đại lý so với năm 2012; 100% huyện, thành phố, 96% xã có báo trong ngày; thuê bao điện thoại, Internet tăng 1%. Tổng doanh thu các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông tăng 4% và nộp ngân sách địa phương tăng trên 10% so với năm 2012.
Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Tính đến nay, tổng số máy điện thoại trên toàn tỉnh gần 1,7 triệu máy (trong đó, có hơn 1,4 triệu máy điện thoại di
động và khoảng 240 ngàn máy điện thoại cố định), đạt mật độ 115 máy/100 dân. Hệ thống điện:
Bình Định có đủ hệ thống lưới điện các loại: Đường dây cao áp, đường dây hạ áp cùng các trạm biến áp phân phối. Toàn bộ phường, xã trong tỉnh có điện, trong đó 158 phường, xã có điện lưới quốc gia và 1 xã đảo Nhơn Châu dùng điện diesel.
Hiện nay, tại 03 huyện miền núi là An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh đã có 99,8% hộ có điện lưới quốc gia. Ngành điện đã xây dựng 70km đường dây trung áp; 23 trạm biến áp với dung lượng là 2.090 kVA.
Trong 9 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh đạt 909,8 triệu kWh, tăng 12% so cùng kỳ năm 2011. Trong đó, lượng điện năng phục vụ sản xuất công nghiệp đạt 429,2 triệu kWh, chiếm 47,1%.
Ngoài việc phấn đấu đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, PC Bình Định đã nỗ lực giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối, đưa tổn thất thương mại và tổn thất kỹ thuật xuống còn 6,76%. Riêng quý III/2012, tổn thất điện năng chỉ còn 4,11%.
Cấp thoát nước: Công suất cấp nước của thành phố Quy Nhơn 45.000 m3/ngày
đêm, sẽ nâng cấp lên 48.000 m3/ngày đêm. Công suất cấp nước cho Khu công nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm. Công suất cấp nước cho Khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1, đang xây dựng). Công suất cấp nước của 9 thị trấn trong tỉnh: 21.300 m3/ngày đêm.
Hạ tầng một số lĩnh vực xã hội.
Giáo dục và đào tạo: Nhìn chung cho đến nay các phòng học của các trường đã
được xây dựng kiên cố, cao tầng. Ngoài đầu tư cho phòng học còn tăng cường cơ sở vật chất, một số trường đảm bảo các điều kiện cho giảng dạy học tập như nhà các phòng chuyên môn, các phòng thực hành, thiết bị giảng dạy và học tập…Ngoài ra, các cán bộ giảng dạy được đào tạo chuyên môn cả về số lượng và chất lượng. Giáo dục là nền tảng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên nó đước chú trọng đầu tư hàng đầu. Với những kết quả tích cực trên nên tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường, cụ thể như sau:
Vào năm 2010 đã hoàn thành công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, tuyển mới vào lớp 1 được 24.143 học sinh đạt tỷ lệ 98,96%, lớp 6 được 24.344 hoăc sinh
với 99,6% và lớp 10 là được 25.506 học sinh với 92,35%; toàn tỉnh có 157/159 xã phường đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS, 100% huyện thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Năm 2011 đã hoàn thành công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, tuyển mới vào lớp 1 được 25.395 học sinh đạt tỷ lệ 99,99%, lớp 6 được