PHẦN I ĐỌC HIỂU

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 33 - 41)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

PHẦN I ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm thấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn…Hạnh phúc là một con đường, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quí giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!”

(Hạt giống tâm hồn- NXB Văn học- 2012) 1. Xác định nội dung và đặt nhan đề cho đoạn trích trên.

2. Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong câu “Hạnh phúc là một con đường,

một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quí giá trong chuyến hành trình ấy”

3. Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu “Hạnh phúc là một con

đường, một hành trình”?

4. Theo em, vì sao “Cách tốt nhất thích ứng với cuộc sống này là chấp nhận thực

tế và tin vào chính mình”. Hãy trình bày suy nghĩ của em trong đoạn khoảng 5-7

câu văn.

Câu 1. Suy nghĩ của em về câu nói của C. Mac : “Hạnh phúc là đấu tranh” trong

bài văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 2. Suy nghĩ về tình đồng chí đồng đội của người lính trong “Chiếc lược ngà”

TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔBẮC BẮC

ĐỀ SỐ 27

BÀI ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

Môn: Ngữ Văn 9- Thời gian: 120 phút

PHẦN I.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

(1). Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại trong cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ những ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thực sự.

(2). Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.

(Theo nhiều tác giả, Đánh thức khát vọng, NXB Hồng Đức, 2018). 1. Theo đoạn trích, lòng dũng cảm đưa đến cho con người những gì?

2. Từ “tôi rèn” trong câu cuối của đoạn trích nghĩa là gì?

3. Xét theo mục đích nói, 3 câu đầu của đoạn (2) được xếp vào kiểu câu nào?

4. Trong đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm và sự liều lĩnh.

PHẦN II.

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác” đều có ước nguyện chân thành, đáng quí:

“Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”

(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải- SGK Ngữ văn 9- NXB GD) “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muôn làm cây tre trung hiếu chốn này”

(Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương - SGK Ngữ văn 9 -NXB GD) 1. Mỗi tác phẩm trên ra đời trong hoàn cảnh nào? Thông điệp của hai bài thơ được gửi đến mọi người là gì?

2. Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào trong hai tác phẩm trên? Hãy lấy một ví dụ trong mỗi tác phẩm để làm sáng tỏ.

3. Trong đoạn văn khoảng 15 câu, hãy làm sáng tỏ những tình cảm đẹp của Viễn Phương và Thanh Hải, trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần này).

TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔBẮC BẮC

ĐỀ SỐ 28

BÀI ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

PHẦN I. (6 điểm)

Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên. Trong tác phẩm của mình một nhà thơ đã viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”

1. Những câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

2. Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ trên. Thành phần biệt lập ấy cho em biết điều gì về cảm xúc của nhà thơ?

3. Trong đoạn văn T- P-H khoảng 12 câu, hãy làm sáng tỏ những tín hiệu thu về và cảm xúc của nhà thơ, trong đó có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập cảm thán (gạch dưới từ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập cảm thán).

4. Trong một văn bản ở chương trình Ngữ văn 9 cũng xuất hiện hình ảnh dòng sông và cánh chim. Đó là văn bản nào? Của ai?

PHẦN II. (4 điểm)

Trong cuốn nhật kí được viết vào thế kỉ 18 có tựa đề “Hành trình trên biển Đông và đảo Ấn”, tác giả George Windsor Earl đã viết về những người Việt như sau:

“Tài ba của họ (Người Việt) không thua kém bất cứ một thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn khu vực châu Âu. Đoàn thuyền bé tí tẹo đó của người Việt không có chiếc nào vượt quá 50 tấn, vậy mà những người đi biển này có thể đè bẹp cả sóng gió Biển Đông vào giữa mùa bão tố”.

1. Trong câu văn thứ 2 tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.

2. Qua phép tu từ ấy, tác giả muốn ca ngợi những vẻ đẹp nào của người Việt ngoài tài đi biển? Cảm nhận ngắn gọn của em khi đọc đoạn văn trên như thế nào?

2. Bằng những hiểu biết xã hội của mình, trong đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy nêu suy nghĩ của em về một trong những vẻ đẹp của người Việt Nam (mà em đã nêu ở trên)

TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔBẮC BẮC

ĐỀ SỐ 29

BÀI ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

Môn: Ngữ Văn 9- Thời gian: 120 phút

PHẦN I. (4 điểm)

Chu Quang Tiềm trong “Bàn về đọc sách” cho rằng:

“Đọc sách là muốn trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”.

1. Hình ảnh cuộc trường chinh vạn dặm trong đoạn trên được hiểu như thế nào và có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?

2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn thứ nhất thuộc kiểu câu gì?

3. Từ nhận định của Chu Quang Tiềm về ‘món nợ với thành quả nhân loại trong quá

khứ”cùng những hiểu biết xã hội, trong đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy nêu

suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với những thành quả trong lịch sử nhân loại.

PHẦN II. (6 điểm)

Năm 1865, Walt Whitman đã viết những câu thơ sau để tưởng nhớ tổng thống Hoa Kỳ thứ 16 đã quá cố Abraham Lincoln:

Những bó hoa, và những vòng hoa có đính băng tang Cùng những bờ sông chen chúc chào đón người Đám đông xao động

Hướng về người và tìm kiếm người đó.

1. Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới khổ thơ nào trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương? Hãy chép lại khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

2. Trong khổ thơ em vừa chép cũng có hình ảnh tràng hoa. Hình ảnh này có gì giống và khác với “vòng hoa có đính băng tang” trong thơ của Walt Whitman?

3. Trong đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về tình cảm thành kính, thiêng liêng, gần gũi của tác giả cũng như của những người dân Việt Nam hướng về Bác được thể hiện qua bài thơ , trong đó có sử dụng câu bị động và phép lặp (gạch dưới câu bị động và phép lặp).

4. Kể tên một bài thơ (cùng tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ.

TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔBẮC BẮC

ĐỀ SỐ 30

BÀI ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

Môn: Ngữ Văn 9- Thời gian: 120 phút

PHẦN I.

Cho đoạn văn sau:

“ Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không coi là vinh dự, đọc ít cũng

không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quí. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”

1. Trình bày nội dung chính của văn bản trên bằng 1 câu đơn. 2. Chỉ ra và nếu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn.

3. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng cách đọc “chỉ để trang trí bộ mặt” đối với việc học tập “là lừa mình, dối người”, đối với việc làm người thì “thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”?

4. Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết xã hội, trong đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự trung thực trong cuộc sống.

PHẦN II.

Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

- “Các ngươi đem thân thờ ta đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả

11 đạo thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi là hạng

võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài...Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng, thì các ngươi làm sao mà cử động được ?”

- “Vua Quang Trung lại truyền sai lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép ba tấm làm

thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 Tết tiến sát đồn Ngọc Hồi…”

1. Hình ảnh của Quang Trung được khắc họa trong những hoàn cảnh nào?

2.Trong đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, em hãy làm rõ trí tuệ sáng suốt của Quang Trung trong hai đoạn trích trên.

TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔBẮC BẮC

ĐỀ SỐ 31

BÀI ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

Môn: Ngữ Văn 9- Thời gian: 120 phút

PHẦN I.

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevski nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất”.

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi, không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell – cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong

đoạn trích.

Câu 2. Theo em, điều ngược lại được nói tới trong đoạn trích trên là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Em có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng

nghĩa với sự liều lĩnh mạo hiểm hay không? Vì sao?

Câu 5. Trong đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, hãy trình bày về điều bản thân em

cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

PHẦN II.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất đối với các bạn trẻ là sống hết mình cho những gì mình thực sự tin tưởng và đam mê. Cái đáng sợ nhất của các bạn trẻ là sự hời hợt, làm gì cũng không thực sự đam mê, không tập trung sức lực. Hãy bỏ 100% trí tuệ, công sức vào bất kì việc gì mình làm, cho dù là chơi bong rổ, chơi nhạc hay học đại học, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Ngay cả khi mình thất bại, mình không vào được Harvard hay vô địch bóng đá thì mình cũng không bao giờ phải hối hận. Yêu ai đó cũng phải yêu hết mình. Bởi vì trải nghiệm bạn có được khi theo đuổi đam mê quan trọng hơn thành tựu. Đó là nền tảng của sự xuất sắc. Tôi luôn nói với các con, con có thể theo đuổi bất cứ thứ gì miễn là phải thực sự đam mê và làm hết sức mình. Có thể mình sẽ thất bại nhưng đó là chuyện hết sức bình thường. Nên thất bại và thất bại càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những người trẻ”.

(Đáng sợ nhất của tuổi trẻ là hời hợt- Trần Trọng Kiên) 1. Đoạn văn trên viết theo trình tự lập luận nào?

2.Theo tác giả để tránh sự hời hợt, các bận trẻ cần làm gì?

3. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng “Nên thất bại và thất bại càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những người trẻ”?

4. Trong văn bản trên tác giả nhiều lần dùng các từ phủ định “không”, theo em điều đó có ý nghĩa gì?

TRUNG TÂM LUYỆNTHI CÔ BẮC THI CÔ BẮC

ĐỀ 32

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w