II. Thân bài 1 Giải thích:
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.
III. Kết bài
- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.
» Tham khảo thêm: Nghị luận suy nghĩ của em về vấn đề biển đảo quê hương
Top 3 mẫu bài nghị luận hay bàn về lòng yêu nước Bài mẫu số 1:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.
Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giot lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.
Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một
vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.
Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.
Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.
Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.
Đề số 2 Phần I
1.-Khổ thơ cuối
- Vầng trăng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng:
+ Là hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu, vĩnh hằng.
+ Là người bạn tri kỉ gắn bó với con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. + Biểu tượng của quá khứ thủy chung nguyên vẹn ko phai mờ.+ Nhân chứng
bao dung mà nghiêm khắc nhắc nhở con người thái độ sống thủy chung với quá
khứ.
- Ánh trăng có ý nghĩa:
+ Là ánh sáng lương tâm, tấm gương phản chiếu quá khứ để con người soi vào đó mà nhận ra chính mình.
+ Đó là những tia sáng mỏng có sức soi thấu vào tận sâu thẳm tâm hồn để con người nhận ra sự bội bạc vô tình của mình mà ăn năn hối hận.
+ Bài thơ đươc coi như một câu chuyện, mỗi khổ thơ được coi là một sự việc. +Tạo sự liền ạch về ý tưởng và hình ảnh đoạn thơ trong toàn bài.
+Khiến tác phẩm trở thành 1 dòng suy nghĩ liền mạch lôi cuốn người đọc và những cảm xúc tương tự
3. - Vầng trăng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng:
+ Là hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu, vĩnh hằng.
+ Là người bạn tri kỉ gắn bó với con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. + Biểu tượng của quá khứ thủy chung nguyên vẹn ko phai mờ.+ Nhân chứng
bao dung mà nghiêm khắc nhắc nhở con người thái độ sống thủy chung với quá
khứ.
-Chủ đề bài: “Ánh trăng” trước hết là tiếng lòng, suy ngẫm riêng của Nguyễn
Duy.
Nhưng nó còn là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với năm tháng
quá khứgian lao, tình nghĩa với thiên nhiên đất nước, sống ân nghĩa, thủy chung
4.- Hình ảnh đồng sông bể rừng ở khổ 1 là: +Hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực
+ Là không gian cụ thể ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa con người với vầng trăng +Nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong qua khứ (gắn bó, gần gũi)
-Hình ảnh đồng sông bể, rừng ở khổ 5 là:
+Hình ảnh đồng sông bể rừng hiện về trong tâm tưởng nhắc về 1 thời thơ ấu, thời trưởng thành, thời con người từng gắn bó chan hòa với thiên nhiên đất nước (thình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị, hồn hậu, quá khức ân nghĩa thủy chung)
+Nó gợi nhắc đánh thức những kỉ niệm lãng quên trong quá khứ khiến nhân vật trữ tình xúc động, suy ngẫm về thái độ sống, cách sống của mình.
5. Những con người hi sinh làm nên lịch sử Chính là tinh thần yêu nước hi sinh vì đất nước 6.Bài thơ “Bếp Lửa” cuả Bằng Việt
7.Yếu tố tự sự và biểu cảm của bài:
-Bài thơ máng dáng dấp của 1 câu chuyện nhỏ, 1 lời tâm tình kể the trình tự thời gian
-Dòng cảm hứng trữ tình men theo mạch tự sự đó
+Quãng thời gian quá khứ có một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ, hồi chiến tranh sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên với thiên nhiên, với trăng. (Cảm xúc của nhà thơ: ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa đó).
+Sau đó đến thời gian hiện tại: sống ở thành phố, cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên quên đi vầng trăng tình nghĩa (tình cảm nhà thơ với trăng lúc này như người dưng qua đường)
+Bỗng đèn điện tắt – bước ngặt bộc lộ cảm xúc, tác giả tìm ánh sáng bên ngoài thấy trăng – gợi ra bao kỉ niệm đẹp của quá khứ nghĩa tình. Rồi đối diện với trăng – người bạn nghĩa tình thuở nào lúc đó (cảm xúc: ăn năn, thức tỉnh giật mình lương tâm)
8. HS Phân tích khổ cuối
Phần II
1.HS tự chép
2. – Câu đặc biệt: Tu hú ơi! -Tác dụng:
+ Tiếng gọi tha thiết , giục giã về những kỉ niệm tuổi tho khó nhọc nhưng tràn đầy tình yêu thương của bà.
+Khiến cho không gian kỉ vật như có chiều sâu và nỗi nhớ thương bà cảu cháu càng thăm thẳm, vời vợi hơn.
3.-Đoạn: rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ……….thiêng liêng bếp lửa
Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đợm” và “nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” được dùng theo nghĩa gốc. Đây là một hành động làm cho ngọn lửa bén vào chất đốt cháy bùng lên. Tuy nhiên, trong mỗi câu từ “nhóm” lại có những ý nghĩa riêng.
+ “Nhóm” 1: gợi nét sinh hoạt ấm cúng trong gia đình.
+ “Nhóm 3”: gợi tình cảm đoàn kết, gắn bó xóm làng chia ngọt sẻ bùi.
Còn từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương ... bùi” và “nhóm dậy những tâm hồn trẻ nhỏ” được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
+ “Nhóm” 2: cùng với sự ấm nóng của ngọn lửa là tình cảm ấm áp của người bà. Bà đã khơi dậy, làm bùng lên niềm yêu thương trong tâm hồn người cháu. Chính bà đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của khoai sắn, của tình yêu vô hạn.
+ “Nhóm” 4: hoàn toàn mang ý nghĩa biểu tượng. Bà là người đã khơi lên trong cháu những kí ức đẹp trong quãng đời thơ ấu. Bà chính là ngọn lửa sưởi ấm, là nơi cháu gửi gắm tâm tình.
Từ “nhóm” lặp lại bốn lần mang sắc thái khác nhau song lại hỗ trợ nhau để ý nghĩa được tỏa ang.
Giá trị biểu cảm
Điệp từ “nhóm” nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm. Từ việc nhóm bếp bà đã khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và mọi người.
Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của bà cũng như tình cảm yêu thương, trân trọng mà cháu dành cho bà. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa luôn ấm nóng tỏa sáng trong mỗi gia đình. Hơn thế, bà còn truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
4.Hs tự làm