Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình.

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 84 - 102)

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gai đình

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình.

Văn mẫu nghị luận về vai trò của gia đình vô cùng to lớn

Trong những thời điểm quan trọng nhất của cuộc sống chúng ta đều tòm đến điểm tựa tin thần, những điểm tựa này sẽ vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp của cuộc đời này. Một trong những điểm tựa vừng chắc chất, xoa dịu hết những nỗi đau của chúng ta đó chính là gia đình. Tình cảm gia đình có sức mạnh vô cùng to lớn mà không ai có thể phủ nhận được.

Gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống cùng một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng nui trân trọng bằng cả trái tim. Hay nếu như chúng ta mở rộng ra thì nó chính là sự gắn kết giữa người với người trong người trong xã hội. Tình cảm gia đình là quan hệ giữa những người cùng huyết thống máu mủ mà không ai có thể phủ nhận

được. Tình cảm gia đình chính là điểm tựa thiêng liên nhất giúp chúng ta vượt qua được mọi rào cản về không gian và thời gian để đem đến cho mỗi cá nhan sự sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vị huyết thống và nó có thể hiểu rộng ea mà toàn xã hội, là tình cảm giữa con người với nhau.

Tình cảm gia đình trước hết là tìn cảm giữa những người trong ia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ và con cái… Mỗi mỗi quan hệ thì đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thuwjxc sự mang ý nghĩa của nó. Tình cảm gia đình có rất nhiều cách thể hiện đôi khi những sự quan tâm rất lại làm nên những điều vô cùng to lớn.

Sự quan tâm mà con người dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Trong những lần cha mẹ đi làm vất vả không cần phải điều hòa mới làm dịu đi cơn mệt mỏi và chỉ cần một cốc nước của con cũng khiến cho người cha mẹ cảm thấy mát lòng. Đây là một hành động vô cùng nhỏ xua tan đi những vất vả trong cuộc sống.

Tình cảm gia đình có khiến cho con người luôn cảm thấy gần nhau hơn cho dù khoảng cách có bao xa đi nữa. Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng của mình luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín nhất. Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn. Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất. Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Nó không những là tình yêu mà còn là niềm tự hào của người cha đối với con.

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp , tồn tại vĩnh hằng vì nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý bền vững nhất. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp và nó không bao giờ mất đi. Tình cảm ấy sẽ là nơi chúng ta thấy được niềm tin trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kỳ nhất mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người giúp con người vượt qua được những khó khăn thử thách.

Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua tiền bạc ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội. Có những chúng ta quên mất đi tình cảm gia đình. Nhưng dù có là vậy thì nó chính là những thứ tình cảm vô giá nhất, quan trọng nhất không gì có thể thay thế được. Nó đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng nó chính là điểm tựa tinh thần cho tất cả chúng ta. Nếu không có gia đình thì tâm hồn chúng ta sẽ trở nên khô cằn, đánh mất hẳn phần quan trọng nhất trong cuộc sống. cho nên để giữ vững được tình cảm này thì chúng ta cần

nhận thức được tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ vô cùng cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu như không biết trân trọng thì chúng ta cũng đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.

Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần ý thức trau bồi, bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những sự quan tâm nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn nhân văn hơn. Nếu như tình cảm gia đình vượt qua tình cảm huyết thống thì nó là tình cảm cao đẹp nhất. Nếu như có lúc nào bạn cảm thất bấn mãn chán nản với gia đình của mình thì hãy nghĩ đến những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, họ muốn cất lên một tiếng gọi cha mẹ nhưng cũng không được, thèm khát tình yêu thương nhưng không có. Những người an hem những gia đình không phải quan hệ máu mủ mà biết quan tâm chia sẻ cho nhau là điều cần thiết nhất cho sự phát triển của xã hội. Bởi vì chỉ khi con người biết nghĩ về người khác thì con người ta mới có thể chân thành với nhau, xã hội mới có thể phát triển được. Trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều thang đó các giá trị ngày càng bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo khác thì tình cảm gắn kết giữa con người với con người trong xã hội là mắt xích quan trọng để hắn kết con người lại với nhau, xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

Đề số 4 Phần I

1.- Biện pháp nhân hóa

-Tác dụng: + Trong suốt khoảng thời gian ấy, trăng trở thành một người bạn chiến

đấu , cùng sát cánh,chia sẻ mọi vui buồn, đồng cam cộng khổ với con người.

# Trăng thức suốt đêm với người lính trong những phút giây chờ giặc. # Trăng chia sẻ niềm hân hoan chiến thắng và xoa dịu những mất mát đau thương của chiến tranh.

# Ko những vậy, hình ảnh trăng còn gợi nhớ về những đồng đội của người lính đã từng một thời gắn bó, chia sẻ mọi gian khổ hy sinh.

-> Bởi thế, trăng đã được nhân hóa thành người bạn tri kỉ của con người ( bạn gắn bó thân thiết, thấu hiểu và đồng cảm mọi tâm tư của nhau). Từ “tri kỷ” đâu chỉ diễn tả sự keo sơn thân thiết không thể tách rời mà bộc lộ một tình bạn tâm giao có sự thấu hiểu, đồng cảm với tâm tư nỗi lòng của nhau, gắn bó đến máu thịt

-> Vì vậy trăng chính là biểu tượng của quá khứ gian lao nhưng chung thủy

nghĩa tình.

2. - Có đồng ý Vì:

+ Nhưng Từ “ngỡ” xuất hiện đầu câu:

-> gợi niềm tâm niệm, nguyện không bao giờ quên vầng trăng, quên thời thơ ấu, quên thời chiến tranh ở rừng

-> Nhưng đồng thời còn như báo trước về sự biến chuyển trong tâm trạng, một sự thay đổi không đáng có, không ngờ tới.

3.-Là bước ngoặt cho việc thay đổi tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với vầng trăng

4.- Trường từ vựng khổ 1: sông, đồng, bể, rừng - Trật tự xuất hiện: theo thứ tự lớn dần

- Nhận xét:

+ Mở ra ko gian bao la, khoáng đạt của thiên nhiên đất nước trong đó con người

gắn bó chan hòa, thân thiết và có biết bao kỉ niệm khó quên với trăng.

+Diễn tả một tuổi thơ được đắm mình trong không gian của đồng quê, dòng sông, bãi biển ngập tràn ánh trăng. Cánh đồng, dòng sông, bãi biển ấy là nơi cất giữ bao kỷ niệm khó quên trong quãng đời thơ ấu.

+Đó là một tuổi thơ sống chan hòa, thân thiết với thiên nhiên và trăng trở thành

một ng ười bạn gắn bó suốt chặng đường thơ bé

-> Bởi vậy, trăng chính là h/a của thiên nhiên tươi mát, thơ mộng, 1 người bạn gắn bó suốt quãng đời thơ bé của con người.

+ Gợi lại khoảng thời gian chiến tranh ác liệt khi cậu bé năm xưa đã trở thành 1 người lính chiến đấu ở núi rừng xa xôi.

+ Trong suốt khoảng thời gian ấy, trăng trở thành một người bạn chiến đấu , cùng sát cánh,chia sẻ mọi vui buồn, đồng cam cộng khổ với con người.

5. Vì: - Thời chiến tranh trăng và người từng đồng hành đồng cam cộng khổ chia sẻ niềm vui nỗi buồn

-Khi hòa bình cuộc sống con người đổi thay, xa rời thiên nhiên, cuộc sống tiện nghi đầy đủ nên không còn gắn bó với trăng nên đã thành người dung

6. Nghĩa “thình lình” và “đột ngột”: tình huống bất ngờ

-Tác dụng: + nhấn mạnh tình huống bất ngờ,1 sự việc xảy ra quá nhanh mà con người không thể lường trước được.

+ Đó là khi ánh điện vụt tắt, theo phản xạ tự nhiên, con người vội vã mở tung cửa sổ để tìm nguồn ánh sáng khác thay thế để rồi ngỡ ngàng khi đối diện với vầng trăng.

+ Chính khoảng khắc trăng xuất hiện đã làm chuyển mạnh cảm xúc của thi nhân: Trăng không phải chỉ khi đèn tắt mới “đột ngột” xuất hiện, mà đột ngột ở đây còn

diễn tả trạng thái thoảng thốt, bàng hoàng, ngạc nhiên của nhà thơ khi nhận ra vầng trăng tròn tỏa sáng đẹp đẽ, vẫn thủy chung đồng hành cùng con người. Trăng

tượng trưng cho quá khứ nghĩa t ình, không phai mờ, không thay đổi.

=> Chốt: Tóm lại, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng có sức rung động mạnh

mẽ làm thức tỉnh lương tâm và những cảm xúc mãnh liệt của con người.

Phần II

1.HS tự chép 2.Xem đề trước 3.Xem đề trước

Đề số 5: Phần I

1.Độc thoại . vì: cháu đang tự nói với mình 2.Không. Vì

+Vẫn : lời nhắc thường trực từ quá khứ đến hiện tại và tương lai chưa bào giờ quên. Cháu luôn nhớ về hình ảnh cuả bà bếp lửa trong nững năm thánh tuổi thơ + Còn sẽ chỉ sự việc ở tương lai, không thường trực trong tâm trí con người, một lời hứa có thể nhớ hoặc k nhớ.

3.- Quan hệ “nhưng” có vai trò trong khổ thơ:

+ Khẳng định tuy cuộc sống thực tại của cháu có vô vàn những niềm vui, hạnh phúc song những kí ức của tuổi thơ bên bà và bếp lửa vẫn luôn có trong tâm trí của cháu

+Kỉ niệm ấy vô cùng thiêng liêng sẽ theo cháu suốt cuộc đời nâng đỡ cháu trên bước đường đời

4.- Biện pháp tu từ: điệp từ “trăm” và câu hỏi tu từ ở cuối khổ -Tác dụng:

+ Điệp từ trăm: mở ra thế giới rộng lớn với nhiều điều mới mẻ cháu được sống trong những niềm vui rộng mở

+Câu hỏi tu từ: thể hiện nỗi nhớ khắc khoải thường trực của cháu về bà. Đó cũng là nỗi nhớ quê hương với tình cảm da diết, yêu thương dành cho bà.

Phần II

1.-Tác phẩm: LLSP của Nguyễn Thành Long

- Người kể chuyện là tác giải đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ

2. Đoạn văn kể về cuộc chia tay của ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên

-Đây là một cuộc gặp gỡ vô cùng đặc biệt: diễn ra ngắn ngủi trong vòng 30 phút trên đỉnh núi Yên sơn của những con người xa lạ. Nhưng họ nói chuyện tâm sự với nhau như những người thân quen và rất hiểu, yêu mến và cảm phục nhau.

-Nhất là tính cách và tâm hồn của anh thanh niên vô cùng đáng quí đã giúp cô kĩ sư cảm phục, hàm ơn… khiến ông họa sĩ tìm cảm hứng sang tác nghệ thuật, khiến họ có cái nhìn khác về mảnh đất Sa Pa này – một mảnh đất nơi có những con người đang ngày đêm làm việc hang say cống hiến cho tổ quốc

-. Vì vậy họ lưu luyến không muốn rời ra con người đáng quí như anh 3. Thành phàn biệt lập tình thái: chắc chắn

Phần I

1.- Thưa ông: thành phần gọi đáp 2.HS Tự viết

3. Quê hương: Giang Nam

Phần II

1.- Thành phần biệt lập tình thái: Chắc

2.Đôi mắt mênh mông của con bế bỗng xôn xao Vì:

+ Con bé nhận ra ông Sáu chính là ba của nó và cũng là lúc nó phải chia tay ba, nó không biết nên nói gì, làm gì để thể hiện tình yêu của mình với ba.

+Nó rất yêu và thương ba, nó hiểu được những nỗi đau mà ba nó phải gánh chịu, nó muốn ba ở lại với mình nhưng chưa biết làm sao

Đề số 7 Phần I

1.- Tâm trạng ông Hai: đau đớn phẫn uất có sự đấu tranh trong nội tâm về tình yêu làng và lòng căm thù làng

- Tình huống cơ bản khiến nhân vật có tâm trạng đó là: khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian

2.- Tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm. -Vì: ông hai đang tự suy nghĩ trong đầu

3. HS tự viết

Phần II

1.Tác phẩm : Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng

-Nhan đề: - Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm thiêng liêng giữa cha con ông Sáu: + Đối với ông Sáu: đó là món quà nhỏ nhưng làm dịu đi nỗi ân hận, làm vơi bớt nỗi nhớ con và chứa đựng bao nhiêu tình yêu, niềm mong nhớ của 1 người

cha đối với con gái.

+ Đối với bé Thu: chiếc lược ngà là kỉ vật duy nhất mà người cha để lại trước lúc hi sinh. Nó trở thành biểu tượng thiêng liêng bất diệt của tình cha con. - Hình ảnh chiếc lược ngà góp phần khắc sâu chủ đề truyện: ca ngợi tình cha con sâu nặng thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh

2. - Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện

- Tác giả đã kể chuỵên từ nhân vật “Tôi”- một người chứng kiến câu chuyện. Ngôi kể này đã tạo được một giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực và gần gũi với người đọc. Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật.

4- Thành phần biệt lập phụ chú: năm đó ta chưa võ trang trong một trận càn lớn

của Mĩ.

5. 1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận về tình phụ tử trong cuộc sống. - Có thể đi từ vai trò cùng ý nghĩa của tình phụ tử thiêng liêng.

2. Thân bài

- Nêu định nghĩa, khái niệm tình phụ tử là gì?. - Tìm hiểu những biểu hiện của tình phụ tử. - Ý nghĩa, vai trò của tình phụ tử với mỗi người. - Phê phán những suy nghĩ lệch lạc về tình phụ tử. - Nêu bài học rút ra khi nghị luận xã hội về tình phụ tử.

3. Kết bài

- Khái quát về vấn đề cần nghị luận, nêu giá trị của tình phụ tử. - Thể hiện, bày tỏ những suy nghĩ khi nghị luận về tình phụ tử.

Đoạn văn ngắn bàn về tình phụ tử

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 84 - 102)