Những hành dộng có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 102 - 112)

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gai đình

3. Những hành dộng có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc

Tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người

C. Kết bài

- Nêu ý kiến về hạnh phúc

- Nêu những điều khiến bạn hạnh phúc và giúp người khác hạnh phúc

Nghị luận xã hội quan niệm về hạnh phúc - Mẫu 1

Hạnh phúc là gì? Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều đã từng đặt câu hỏi như vậy. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì không phải là điều đơn giản.

Quan niệm về hạnh phúc thì mỗi người một kiểu và trả lời cho câu hỏi: "Hạnh phúc là gì?" cũng mỗi người một đáp án. Câu trả lời có thể gặp nhau nhưng cảm xúc thì không thể gặp nhau vì chỉ có người đó mới cảm nhận được hạnh phúc đích thực mà người ta đang là kẻ trong cuộc. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.

Lắm lúc hạnh phúc lớn lao như vừa đạt được một điều gì đó rất lớn trong cuộc sống, có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

''Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta thêm ngày nữa để yêu thương''

(Trịnh công Sơn)

Hạnh phúc có khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi, mà đôi khi ta có cha có mẹ, có nụ cười trong những bữa cơm, trong những lúc gia đình cùng làm chung một công việc gì đó vui vẻ là ta cảm thấy hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không chỉ là nụ cười, niềm vui mà hạnh phúc có trong cả nước mắt. Đó là những giọt nước mắt vỡ òa trong niềm vui sướng của người mẹ khi thấy con ra đời khỏe mạnh, là những giọt lệ ngấn dài trên má cô gái khi nhận được từ người bạn thân lời chúc mừng sinh nhật muộn màng nhưng chân thành và ý nghĩa.

Có 1 câu truyện như sau: "Một chú cún con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, hạnh phúc là gì hở mẹ?" Chó mẹ từ tốn trả lời: "Hạnh phúc là ở khấu đuôi của con đó!" Nghe xong, chú chó liền nhảy lên cố gắng ngậm lấy khẩu đuôi của mình. Chú cố gắng hết sức nhưng vô ích. Mệt quá chú khóc nức nở nói với mẹ: "Mẹ ơi, con không thể nắm được hạnh phúc!" Chó mẹ cười hiền từ đáp: "Con hãy ngẩng cao đầu tiến về phía trước hạnh phúc sẽ luôn đi theo con thôi!" Như vậy, hạnh phúc là cái gì đó con người không nắm giữ được trong tầm tay, nhưng hạnh phúc không phải là cái gì đó quá xa xôi mà con người không tìm kiếm được cho mình.

Hạnh phúc là khi có cái gì đó để làm, có ai đó để yêu, và có gì đó để hy vọng. Hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ chính mình chứ không thể chịu tác động bởi những lời nói hay việc làm của người khác. Nếu một người nói rằng "Tôi không có hạnh phúc" thì chính xác là người đó sẽ không bao giờ có hạnh phúc, dù người ấy có những cái mà người khác luôn mong mỏi. Còn khi hỏi một người sống trong cảnh nghèo khó rằng họ có hạnh phúc không mà họ trả lời ta rằng "Lúc nào tôi cũng thấy hạnh phúc" thì thật sự là họ đã được hạnh phúc.

Chướng ngại to lớn để có được hạnh phúc là mơ ước một hạnh phúc quá lớn.

Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác. Vì vậy hãy chia sẻ hạnh phúc của mình, bởi vì "Nỗi buồn được san sẻ sẽ vơi nửa, còn hạnh phúc khi san sẻ sẽ nhân đôi".

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, hạnh phúc chỉ là một nốt nhạc hay, bay bổng hay một gam màu sáng trong bức tranh tổng thể của cuộc đời ta, là chất xúc tác cho ta thêm nghị lực, niềm vui để tiếp tục bước đi trên con đường đời chứ hạnh phúc không phải là tất cả. Nó có thể khiến con người ta cảm thấy sung sướng cực độ nhưng xét ở một khía cạnh khác, khía cạnh nằm bên kia của sợi chỉ ranh giới thì hạnh phúc cũng có thể khiến con người ta đắm chìm trong hư ảo mà bỏ quên đi những vấn đề thực tế hiện tại đang xảy ra xung quanh. Nó cũng có thể giết chết nhân cách của một con người khi nó gieo vào tâm họ hạt giống "tự phụ". Vì vậy chúng ta phải biết dừng lại đúng lúc, phải làm chủ được hạnh phúc của mình, biến cảm xúc hạnh phúc thành tư tưởng sống lạc quan yêu đời. Nếu lạc quan chúng ta sẽ thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa, thấy mình muốn sống và cần phải sống vì có rất nhiều việc mà mình muốn làm. Bằng ngược lại nếu tự ti, u buồn thì chúng ta sẽ không thấy được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy cuộc sống trôi qua thật nhàm chán vô bổ.

Tóm lại, hạnh phúc đơn giản là khi bạn chịu nhìn nhận hạnh phúc bên mình. Hạnh phúc không hiện hữu trong bóng hình quá khứ hay niềm mong mỏi nơi tương lai, hạnh phúc là hạnh phúc

Đề 12 Phần I:

1.Ông thấy náo nức và bao nhiêu ý nghĩa vui thích chen chúc trong đầu ông, vì: +Ông nghe được tin chiến thắng của quân ta: Nào là em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên tháp Rùa, nào là một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt thao ngay giữa chợ

+Ông thấy yêu và tự hào biết bao về tinh thần chiến cũng như lòng yêu nước của người dân quê hương, đất nước mình.

+Ông cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp của con người, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước mình giữa những năm tháng chiến tranh.

2. - Khi đưa hình ảnh thiên trong việc miêu tả tâm trạng của ông Hai nhằm:

+Nhấn mạnh niềm vui, hạnh phúc của ông Hai trong những ngày sống ở nơi tản cư +Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của ông Hai

3. - Câu văn sử dụng nghệ thuật so sánh: Dưới chân đồi những thửa ruộng lúa xanh mượt, quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông.

Phần II

1. - Hoàn cảnh sáng tác:

+ Viết năm 1970,in tập “giữa trong xanh”

+ Thời điểm miền bắc vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh leo thang của Mĩ, không khí lao động và chiến đấu hừng hực khắp đất nước. Đây là kết quả

chuyến công tác của tác giả lên Lào Cai mùa hè năm ấy -Nhan đề:

+ Nghĩa đen (nghĩa tường minh): Đảo tính từ lặng lẽ lên trước Sa Pa-> nhấn mạnh

vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt của thiên nhiên và cuộc sống ở Sa Pa, 1 nơi nghỉ mát

+ Nghĩa bóng (hàm ý): Gợi 1 liên tưởng sâu xa, sự đối lập bất ngờ, thú vị: dưới vẻ êm đềm lặng lẽ kia của Sa Pa là một nhịp sống sôi động của biết bao con người đang ngày đêm thầm lặng say sưa làm việc để cống hiến cho Tổ quốc. -> Bởi vậy, Sa Pa ko hề lặng lẽ như vẻ bề ngoài của nó. + Góp phần làm nổi bật chủ đề truyện.

2.- Những con người đó là: anh thanh niên, ông kĩ sư nghiên cứu vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét

- Ông có suy nghĩ như vây, vì:

+ Khi đến nơi đây được tiếp xúc với anh thanh niên được nghe anh tâm sự về cuộc sống và công việc của anh trên mảnh đất này, Ông cảm thấy xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của anh Ông thấy anh thật đáng yêu

+ Sau khi gặp, được nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến ông càng hiểu thêm về cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự không kể ngày đêm, không quản khó khăn, gian khổ. Thậm chí hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì lợi ích chung của đất nước.

+ Quan niệm của ông đã thay đổi khi cảm nhận về cuộc sống của con người ở nơi đây. Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp.

3. Không có tên riêng, tên gắn với giới tính, nghề nghiệp -Tác dụng:

+ Mang cảm hứng ca ngợitình yêu công việc của những con người lao động mới trong sự nghiệp xây dựng XHCN

+ Họ là những người đại diện cho vô vàn những người khác mà đi bất cứ nơi đâu lúc đó ta cũng tìm thấy

4 . HS tự viết

Đề 13 Phần I

1.Trong đoạn hội thoại trên , ông Hai đã vi phạm phương châm hội thoại là: quan hệ

-Sự không tuân thủ phương châm hội thoại đó cho thấy tâm trạng buồn chán, bực tức của ông Hai trước cái tin làng chợ dầu theo việt gian. Ở đây ông không muốn nghe bà vợ mình tiếp tục bàn về sự việc đó nữa, ông rất đau khổ.

2.

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

KHÁINIỆM NIỆM

Dẫn nguyên văn, chính xác

lời nói hoặc ý nghĩ của

nhân vật

Thuật lại (có điều chỉnh) lời nói hoặc ý

nghĩ của nhân vật

HIỆU đầu dòng mà thay bằng từ: là, rằng

- Biến đại từ ngôi thứ 1 thành đại từ ngôi thứ 3 hoặc gọi tên nhân vật

VÍ DỤ Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét:

- Thằng kia!Nộp tiền sưu!

Mau

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bảo anh

Dậu mau nộp tiền sưu.

3. Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu “Người ta đồn…”:

+Đánh dấu lời nói ngập ngừng của bà Hai (đó là tin làng chợ Dầu theo Việt gian) , bà nói lấp lửng về sựu việc đó. Vì bà sợ nói rõ sẽ làm ông Hai buồn và bực tức. -Sự việc mà bà Hai nghe người ta đồn: Việc làng chợ Dầu theo Tây

4. Các phương châm hội thoại vi phạm: quan hệ, lượng - Mục đích:

+Tâm trạng đau khổ, buồn, tức giận cảu ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây +Sự cảm thông thấu hiểu của bà Hai với ông Hai

5. HS tự viết

Phần II

1.Công việc mà anh thanh niên nhắc tới: công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, những lúc phải làm việc vào 1 h sang có gió, bão tuyết chờ ra là ào ào xô tới.

-Lời tâm sự bộc lộ những nét đáng quí cảu nhân vât: yêu công việc, đam mê và có trách nhiệm cao khi làm việc. Coi công việc là lí tưởng là lẽ sống là người bạn của mình.

2.- Xưng cháu: thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng với ông họa sĩ, sự khiêm tốn của anh thanh niên

-Xưng ta:

3.Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ: đối thoại

-Vì đây là lời tâm sự cuae anh thanh niên với ông họa sĩ về cộn việc của mình. 4.HS tự viết

5.-Nhan đề có cấu trúc đảo cú pháp: đảo tính từ lên trước danh từ -Tác phẩm có cấu trúc nhan đề như vậy: Sang thu – Hữu thỉnh

Đề 15 Phần I

1.HS tự làm

2.-Nét đặc sắc của đoạn thơ trên

+Giọng điệu: tinh nghịch, dí dỏm “Bụi phun tóc trắng như già/Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

+Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc “ừ thì, phì phèo, ha ha, không cần….”

+Cấu trúc ngữ pháp: lặp “ Không có kính ừ thì có bụi/ Không có kính ừ thì ướt áo” -Tác dụng thể hiện nội dung: khắc họa vẻ đẹp hồn nhiên, tinh nghịch, dí dỏm, lạc quan yêu đời của người lính lái xe.

3.HS tự viết

4.Câu thơ: “không có kính rồi xa không có đèn/ không có mui nhưng thùng xa có xước”

Phần II

1.-Tình huống: cuộc gặp gỡ tình cơ của anh thanh niên, bác lái xe, ông họa siz và cô kĩ sư

- Ý nghĩa: Làm cho bức chân dung và vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên, khách quan, chân thực và rõ nét qua cái nhìn và cảm nhận của các nhân vật khác.

2. Câu hàm ý: Tuổi già cần nước chè

Hàm ý: ông họa sĩ rất thích nước chè và anh thanh niên nhớ pha chè mời ông. 3.Câu nghép

Đề 16 Phần I

1. Nêu đúng tên văn bản, tác giả. Giải thích được khái niệm

2. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

3.- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác

- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rấtđỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

4. HS trình bày suy nghĩ đúng đắn hợp lý

5. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 1,5 điểm) 1. Mở bài

- HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghĩ luận hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo.

2. Thân bài

2.1. Giai thích ngắn, nêu biểu hiện

2.2. Nhận định đánh giá vấn đề- nêu dẫn chứng 2.3. Phê phán

- Mức tối đa: Khái quát được những nội dung đã trình bày ở phần thân bài hoặc nêu những liên tưởng, cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận; cách kết bài hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo

Một phần của tài liệu Bộ 50 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô Bắc) (Trang 102 - 112)