CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Điện kỹ thuật

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN (Trang 44 - 48)

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Điện kỹ thuật

Tên môn học: Điện kỹ thuật

Mã môn học: MH 13

Thời gian của môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 12 giờ; kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất môn học:

- Vị trí: môn học này được giảng dạy vào năm thứ nhất của khóa học; sau các môn học chung và có thể bố trí song song với các môn kỹ thuật cơ sở.

- Tính chất: là môn học kỹ thuật cơ sở.

II. Mục tiêu môn học:

-Về kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha;

+ Giải thích được các hiện tượng điện từ và cảm ứng điện từ; - Về kỹ năng:

+ Giải được một số bài toán cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha;

+ Sử dụng được các dụng cụ kiểm tra, sửa chữa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. + Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học trong công việc.

+ Tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

Số TT Tên chương, mục Thời gian Tổng số thuyết Lý Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra

I Chương 1: Khái niệm cơ bản về mạch

điện 3 3

1. Mạch điện 1 1

2. Các phép biến đổi tương đương 2 2

II Chương 2: Mạch điện một chiều 19 15 3 1

1. Các định luật cơ bản 3 3

2. Các phương pháp giải mạch điện

một chiều 16 12 3 1

III Chương 3: Từ trường và cảm ứng điện

từ 6 4

1. Từ trường 1 1

2. Lực điện từ 2 2

3. Khái niệm về mạch điện từ 1 1

4. Cảm ứng điện từ 2 2

Số TT Tên chương, mục Thời gian Tổng số thuyết Lý Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra pha

1. Nguyên lý sinh ra sức điện động

xoay chiều hình sin một pha 1 1

2. Các đại lựơng của dòng điện xoay chiều

0.5 0.5

3. Tính chất mạch điện xoay chiều 6 1 4 1 4. Hệ số công suất 0.5 0.5

V Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba

pha 9 4 5

1. Nguyên lý sinh ra sức điện động ba

pha 1 1

2. Đấu dây hệ thống mạch điện ba pha 5 2 3 3. Công suất mạch điện ba pha đối

xứng 2 1 1

Kiểm tra 1 1

Cộng 45 30 12 3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Khái niệm cơ bản về mạch điện Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, vai trò của các phần tử tạo thành mạch điện; - Tính toán, biến đổi tương đương trong mạch điện;

- Rèn luyện được khả năng tư duy và tính tự giác trong học tập. 2.Nội dung:

2.1. Mạch điện 2.2. Các phép biến đổi tương đương

Chương 2: Mạch điện một chiều Thời gian: 19 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các định luật cơ bản trong mạch điện một chiều;

- Giải được các bài toán mạch đơn giản theo các phương pháp giải mạch điện một chiều cơ bản;

- Rèn luyện được khả năng tư duy và tính tự giác trong học tập. 2.Nội dung:

2.1. Các định luật cơ bản 2.2. Các phương pháp giải mạch điện một chiều

Chương 3: Từ trường và cảm ứng điện từ Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về từ trường;

- Giải thích và ứng dụng được các hiện tượng điện từ cơ bản trong kỹ thuật điện; - Hiểu được các khái niệm về mạch từ, cảm ứng điện từ;

- Rèn luyện được khả năng tư duy và tính tự giác trong học tập. 2.Nội dung: 2.1. Từ trường 2.2. Lực điện từ 2.3. Khái niệm về mạch từ 2.4. Cảm ứng điện từ

Chương 4: Mạch điện xoay chiều một pha Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu:

- Giải thích được nguyên tắc tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin; - Nêu lên được các đại lượng cơ bản của dòng điện xoay chiều hình sin; - Biểu diễn được các đại lượng hình sin bằng đồ thị;

- Vận dụng được tính chất của mạch điện xoay chiều hình sin để giải một số bài toán đơn giản;

- Lắp được các mạch thí nghiệm để đo các thông số mạch điện xoay chiều theo yêu cầu;

- Giải thích được nguyên tắc và ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất; - Rèn luyện được khả năng tư duy và tính tự giác trong học tập.

2.Nội dung:

2.1. Nguyên lý sinh ra sức điện động xoay chiều hình sin một pha

2.2. Các đại lựơng của dòng điện xoay chiều 2.3. Tính chất mạch điện xoay chiều

2.4. Hệ số công suất

Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu:`

- Giải thích được nguyên tắc tạo ra sức điện động xoay chiều ba pha; - Phân tích được ý nghĩa, đặc điểm về mạch điện ba pha;

- Trình bày được phương pháp đấu dây và khái niệm về công suất trong mạch điện ba pha;

- Rèn luyện được khả năng tư duy và tính tự giác trong học tập. 2.Nội dung:

2.1. Nguyên lý sinh ra sức điện động ba pha 2.2. Đấu dây hệ thống mạch điện ba pha 2.3. Công suất mạch điện ba pha đối xứng

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

- Phòng học chuyên môn kỹ thuật điện - điện tử, phòng đo lường điện. - Bàn thí nghiệm điện, điệntử.

2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu.

- Mô hình điều khiển động cơ KĐB 1 pha, 3 pha - Mô hình thí nghiệm máy phát, động cơ.

- Mô hình cắt bổ động cơ, máy phát.

- Mô hình thực hành các tải trong lưới điện. - Mô hình thực hành cung cấp điện.

- Ma két thực hành các phần tử điện

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: Giáo trình Điện kỹ thuật, giáo trình Mạch điện, các taid liệu khác liên quan. - Vật liệu: giấy, dây nối

- Dụng cụ: bút, thước vẽ, mỏ hàn, đồng hồ vạn năng, bộ dụng cụ nghề điện… 4. Các nguồn lực khác:

- PC, phần mềm chuyên dùng. - Projector.

- Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

1. Nội dung: - Về kiến thức:

+ Các hiện tượng điện từ và cảm ứng điện từ;

+ Các tính chất cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều; - Về kỹ năng:

+ Đấu dây hệ thống mạch điện một pha, ba pha;

+ Vận dụng các định luật cơ bản để giải một số bài toán một chiều, xoay chiều. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Nghiêm túc, cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc. + An toàn vệ sinh công nghiệp.

2. Phương pháp:

- Bài kiểm tra thường xuyên: Vấn đáp, tự luận - Bài kiểm tra định kỳ: Tự luận

- Bài thi kết thúc môn học: Tự luận

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học:

- Chương trình môn học này dùng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng và trung cấp nghề Cơ điện nông thôn.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Đặc biệt là việc lựa chọn các bài tập giải mẫu, các bài tập tự giải, lựa chọn các mô hình các tranh vẽ, hình ảnh mô phỏng, minh hoạ phải điển hình, phù hợp, giúp bài học sinh động và mang tính thực tiễn cao;

+ Cần cung cấp cho sinh viêncác tài liệu tham khảo, có các bài thí nghiệm nhằm giúp người học củng cố khắc sâu kiến thức.

- Đối với người học:

+ Phải nghiên cứu tài liệu bài học trước khi đến lớp.

+ Thực hành đầy đủ nội dung bài tập của giáo viên hướng dẫn. + Chủ động trong công việc thực hành, thí nghiệm, làm bài tập. 3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý:

- Phương pháp giải mạch, tính toán các thông số trong mạch một chiều;

- Phương pháp giải mạch, tính toán các thông số trong mạch xoay chiều một pha, ba pha cân bằng;

- Hiện tượng điện từ và cảm ứng điện từ. 4. Tài liệu cần tham khảo:

[1] - Đặng Văn Đào - Kỹ Thuật Điện - NXB Giáo Dục, 1999;

[3] - Nguyễn Bình Thành - Cơ sở lý thuyết mạch điện - Đại học Bách khoa Hà Nội, 1980;

[4] - Hoàng Hữu Thận - Kỹ thuật điện đại cương - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1976.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)