tít, text mà còn có thêm nhiều các yếu tố khác như ảnh (chùm ảnh), sapo, đường link, box thông tin phỏng vấn chân dung nhân vật, video, audio... Tùy theo mục đích tuyên truyền, mỗi tác phẩm sẽ có nhiều hay ít “cửa” thông tin. Tổ chức “thông tin nhiều cửa” đòi hỏi trí tuệ, khả năng của tập thể tòa soạn từ phóng viên, biên tập viên đến kỹ thuật viên, và từ khâu thu thập xử lý thông tin cho đến khi tác phẩm đó được xuất bản.
1.2. Vai trò của tổ chức “thông tin nhiều cửa” trongtác phẩm báo chí tác phẩm báo chí
Tổ chức “thông tin nhiều cửa” tạo cho tác phẩm hình thức phong phú hơn, thu hút sự quan tâm của công chúng. So sánh với cách tổ chức tác phẩm báo chí theo phương pháp truyền thống thì cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” cho công chúng tiếp cận lượng thông tin nhiều hơn, dễ dọc, dễ theo dõi chuỗi thông tin, sự kiện. Đây cũng là cách thể hiện sự giao thoa hội nhập giữa cách làm báo ở Việt Nam với thế giới, phù hợp với xu thế vận động tất yếu của truyền thông đại chúng thế giới.
Tổ chức “thông tin nhiều cửa” tạo sức hấp dẫn về nội dung thông tin với bạn đọc thay vì chỉ đọc con chữ một cách nhàm chán. Công chúng có thể tiếp cận nội dung thông tin bằng nhiều cách khác nhau, có thể qua những hình ảnh sống động, đoạn âm thanh trung thực nhất, có thể chỉ đọc tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm thể hiện qua các sapo hay tít dẫn... Tổ chức “thông tin nhiều cửa” đem đến cơ hội mới cho phóng viên, biên tập viên vì họ không chỉ là người thu thập thông tin mà còn là người truyền tải thông tin đến công chúng sao cho hấp dẫn, thuyết phục nhất. Bởi vậy, phóng viên cần tác nghiệp trong nhiều vai khác nhau, đòi hỏi họ phải tự hoàn thiện mình, tiếp cận nhiều kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi tác nghiệp, vững vàng trong chuyên môn, nghiệp vụ báo chí...
Theo bà Nguyễn Thu Hương, Phó Tổng Biên tập VnExpress, cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo mạng điện tử là để tăng tính hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của độc giả thể hiện ngay trên pageview của tờ báo. Mục đích cung cấp cho độc giả những thông tin sâu hơn. Thông thường, những tác phẩm có tổ chức “thông tin nhiều cửa” có thể tăng pagview gấp 2 - 3 lần [Phụ lục 18, tr.158].
Tổ chức “thông tin nhiều cửa” là xu thế mới của thời đại. Nhu cầu thông tin của công chúng báo điện tử hiện nay rất cao, thay vì họ truy cập báo mạng điên tử để đọc thông tin họ được xem, được bình luận, được cung cấp những thông tin phụ trợ để mà hiểu rõ hơn các sự kiện đó. Thậm chí, họ là người trực tiếp xây dựng nội dung của bài báo đó nữa. Tổ chức “thông tin nhiều” cửa trên báo mạng điện tử đã đáp ứng yêu cầu thiết thực đó. Theo nhà báo Bùi Hoàng Tám, Thư ký tòa soạn báo Dân trí điện tử: “thông tin nhiều cửa” đã
tạo nên sự thành công của báo mạng điện tử. Thông tin được phản ánh bằng nhiều cửa, kết hợp nhiều phương thức khác nhau tạo nên sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và hiệu quả. Bởi thế, cùng một bài báo, một lượng thông tin như nhau nhưng số lượng độc giả, tác động xã hội cũng cao hơn rất nhiều” [Phụ lục 16, Tr.152].
Bài báo được thể hiện theo hình thức thổ chức “thông tin nhiều cửa” rất phù hợp với đặc trưng của báo mạng điện tử. Về mặt hình thức nó giúp bài báo thông thoáng, đẹp mắt hơn. Về mặt nội dung, nhà báo sẽ có cơ hội tổ chức tư liệu, dữ kiện theo nhiều cách khác nhau. Điều này giúp công chúng có thêm sự lựa chọn để dễ dàng tiếp nhận nhanh và toàn diện thông tin. Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, TS. Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng: “tổ chức thông tin theo cấu trúc nhiều cửa giúp người đọc rất dễ tiếp
nhận, thỏa mãn và phù hợp với ý thích, thói quen và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Tùy vào sự quan tâm mà họ có thể chọn đọc toàn bộ hoặc
bất kỳ thành phần nào (tít, sapo, text, ảnh, video, audio...) nhưng đều có thể nắm bắt rõ nội dung của bài báo”. [19, tr.195, tr.197]
Trong cuốn sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển”, PGS. TS Vũ Quang Hào viết: “Cấu trúc thông tin nhiều cửa thỏa mãn được hầu hết các nhóm độc giả ở trình độ khác nhau. Hơn nữa bài báo có nhiều cửa như vậy giúp độc giả thu nhận thông tin nhanh hơn, dễ hiểu hơn, toàn diện hơn và cũng rành rẽ hơn”. [39, tr.226, tr.227]. Theo tác giả, đứng trước một vấn đề nào đó mà bài báo đề cập, nếu phần sự kiện được viết tách ra khỏi phần bình luận, phân tích của tác giả thì độc giả dễ dàng phân biệt đâu là bán chất của sự kiện và thông tin nào là chủ quan của nhà báo. Ngược lại, đối với độc giả trình độ chưa nhận thức, suy ngẫm hay rút ra kết luận từ sự kiện thì phần bình luận, đánh giá, nhận xét của nhà báo lại rất quan trọng đối với họ. Hoặc, một sơ đồ, một bản đồ sẽ giúp độc giả có thể hiểu nhanh hơn, dễ hơn về một nội dung nào đó so với một đoạn bài báo dành miêu tả về nội dung đó.
Phó Tổng Biên tập Báo Hải Dương, Nguyễn Quý Trọng cho rằng: “tổ
chức “thông tin nhiều cửa” có thể coi là xu hướng của thời đại công nghệ hiện đại, tạo nên sức cạnh tranh chất lượng thông tin giữa các báo điện tử”.
[Phụ lục số 12, tr.141]. Với cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” đã thay đổi cách làm truyền thống của báo chí, hướng người đọc đến những cách tiếp cận thông tin đa dạng, nhiều chiều, phù hợp với xu thế ngày càng tiết kiệm thời gian của công chúng