Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức “thông tin nhiều cửa”

Một phần của tài liệu Ths BCH tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo đảng điện tử địa phương (Trang 99 - 181)

Báo Đảng là cơ quan ngôn luận của Đảng, tiếng nói của Đảng bộ, nhân dân các địa phương. Cùng với xu thế phát triển của thời đại, việc duy trì , từng bước phát triển báo mạng điện tử của các tờ báo Đảng này là yêu cầu tất yếu đáp ứng các mục đích chính trị của địa phương, yêu cầu của công chúng không chỉ ở địa phương mà công chúng ở các tỉnh, thành phố bạn, công chúng trên toàn thế giới khi muốn tìm hiểu những thông tin liên quan đến địa phương đó.

Báo điện tử hiện nay trở thành phương tiện thông tin đại chúng phổ biến, có mặt ở khắp nơi với số lượng độc giả truy cập khá lớn. Công chúng báo điện tử có thể đọc ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau. Để truy cập báo điện tử hiện nay các thiết bị như máy tính PC, Laptop ngày càng phổ biến. Môi trường mạng internet ngày càng thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn để mỗi người dân dễ dàng tiếp cận. Bởi vậy, từ thành thị đến nông thôn hiện nay không còn xa lạ với internet và báo điện tử. Theo thống kê của các ngành chức năng, tại Việt Nam, Việt Nam, Viễn thông-Internet không

dưới top 3 trong các nước Đông Nam Á. Hiện nay, nước ta đang có khoảng 20 triệu thuê bao Internet, trong đó có khoảng 15 triệu thuê bao 3G.

Sự phát triển của báo mạng điện tử ngày càng đa dạng. Nhiều tờ báo mạng Trung ương như VietNamNet, VnExpress, Dân trí, Lao Động, Tiền Phong… phát triển khá mạnh mẽ với nhiều tác phẩm được tổ chức “thông tin nhiều cửa” thu hút sự quan tâm của độc giả khắp mọi miền Tổ quốc.

Tuy nhiên, trước thực tế báo Đảng địa phương hiện nay còn nhiều khó khăn trong phát triển báo điện tử và thực hiện tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo mạng để hấp dẫn bạn đọc, tăng danh tiếng của tờ báo, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền nội dung thông tin còn hạn chế ở nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy, luận văn này đề xuất một số giải pháp để báo Đảng điện tử địa phương có thể tổ chức thực hiện các tác phẩm “thông tin nhiều cửa” có chất lượng nội dung và hình thức tốt.

3.2.1. Có lộ trình cụ thể quan tâm, đầu tư cho báo Đảng địa phương

3.2.1.1. Về kinh phí duy trì, phát triển báo mạng điện tử

Hầu hết báo Đảng điện tử địa phương hiện nay vẫn thuộc tòa soạn báo in của các báo Đảng địa phương, kinh phí hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách các tỉnh, thành phố. Bởi vậy, mọi hoạt động của báo Đảng điện tử địa phương khi được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thành phố trong đầu tư kinh phí hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các báo đó có điều kiện phát triển, thực hiện tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo chí.

Sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, thành phố được thể hiện qua các dự án nâng cấp, phát triển báo mạng điện tử phù hợp với từng giai đoạn. Để có sự quan tâm kinh phí đầu tư cho các dự án phát triển báo Đảng điện tử địa phương các báo điện tử thật sự thể hiện được vai trò, tầm quan trọng đối với việc thông tin tuyên truyền ở địa phương kịp thời, nhanh chóng, chính xác,

đúng định hướng. Các tác phẩm báo mạng điện tử được đầu tư thực hiện công phu, hấp dẫn theo cách tổ chức thông tin nhiều cửa..

Các báo Đảng điện tử địa phương cần năng động hơn trong cơ chế thị trường, tăng cường sự cạnh tranh với các tờ báo khác để khẳng định vị trí và ưu thế của mình bên cạnh việc trông chờ vào sự đầu tư của ngân sách địa phương. Báo Đảng điện tử địa phương thật sự vươn ra làm kinh tế như các ấn phẩm khác của tòa soạn báo Đảng địa phương, có nguồn thu từ chính hoạt động của mình để tái đầu tư phát triển báo điện tử. Phát huy ưu thế quảng cáo, treo logo, baner… trên báo điện tử để có thêm nguồn thu từ các tổ chức xã hội có nhu cầu này. Bên cạnh tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm mang tính độc đáo, hấp dẫn cũng cần quan tâm đến các bài viết với thông tin PR, giới thiệu sản phẩm theo mục đích tuyên truyền quảng cáo của các đơn vị để tăng nguồn thu… nhằm đầu tư trở lại cho các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” tạo sức hấp dẫn với công chúng.

3.2.1.2. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể coi là một trong những nhân tố quan trọng phát triển báo Đảng điện tử địa phương. Các tòa soạn báo Đảng điện tử nên tổ chức đội ngũ nguồn nhân lực mang tính độc lập và chuyên nghiệp hơn. Muốn vậy, báo Đảng điện tử địa phương cần thiết đầu tư thêm số lượng phóng viên, biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực báo điện tử. Qua khảo sát thực tế hiện nay số lượng phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo báo Đảng điện tử hiện nay quá ít. Khảo sát thực tế 3 báo Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, nguồn nhân lực dành cho báo điện tử ở Báo nào nhiều nhất mới có 11 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo. Nguồn nhân lực các báo chủ yếu dao động 6-8 phóng viên, biên tập viên. Với số lượng nguồn lực này khó thể đủ để tổ chức tòa soạn báo điện tử trong thực tế phát triển và mở rộng báo điện tử. Nhu cầu thực tế để

phát triển báo Đảng điện tử địa phương qua khảo sát cần đầu tư thêm 5-6 phóng viên, biên tập viên.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên ngày càng được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn báo mạng điện tử. Trong xu thế hiện nay, báo mạng điện tử đã trở thành một chuyên ngành được đào tạo chính quy tại các Trường báo chí như Học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn Hà Nội… Vì vậy, ngay từ khâu đầu vào phóng viên, biên tập viên các Báo Đảng địa phương tăng cường tuyển các sinh viên báo mạng điện tử làm việc tại báo điện tử.

Đối với các phóng viên báo in chuyển sang làm việc cho báo điện tử, tòa soạn có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ phóng viên, biên tập viên có điều kiện tiếp cận nghiệp vụ báo mạng điện tử nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đào tạo nhanh kiến thức báo mạng điện tử cho các phóng viên báo in khi được giao nhiệm vụ làm báo điện tử có thể theo hình thức tranh thủ các lớp học ngắn ngày tại các Trường chuyên đào tạo báo chí như học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học khoa học xã hội – Nhân văn…, các lớp tập huấn ngắn ngày về báo mạng điện tử do Trung tâm đào tạo nghiệp vụ báo chí thuộc Hội nhà báo tổ chức.

Các phóng viên, biên tập viên báo Đảng điện tử địa phương cần phát huy cao khả năng tự học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ báo mạng điện tử. Khác với phóng viên, biên tập viên báo in, phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo báo điện tử có sự thành thạo, năng động hơn trong các công đoạn thực hiện tác phẩm từ khâu viết, sử dụng hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật, trình bày tác phẩm, biên tập hình ảnh, âm thanh… Không ít phóng viên báo Đảng điện tử được chuyển từ báo in sang báo điện tử đã mày mò tiếp cận các kỹ thuật như video, xử lý âm thanh, biên tập video, âm thanh bên cạnh được đào tạo bài bản qua các lớp tập huấn để đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc của báo

điện tử. Dần dần, quá trình tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp cùng làm báo điện tử giúp họ trưởng thành hơn. Họ đã dần thích ứng và sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật để xử lý hình ảnh, âm thanh trong quá trình thực hiện tác phẩm… Bởi vậy, việc học hỏi kinh nghiệm làm báo điện tử giữa các đồng nghiệp khi làm báo mạng điện tử là một trong những giải pháp thích ứng đối với mỗi phóng viên, biên tập viên báo Đảng điện tử địa phương.

3.2.1.3. Phương tiện làm nghề

Với báo mạng điện tử, phương tiện làm nghề ở đây có thể được hiểu là môi trường mạng, hạ tầng kỹ thuật thông tin, hệ thống quản trị báo mạng điện tử, phương tiện kỹ thuật cá nhân của phóng viên như máy quay camera, máy ảnh, máy ghi âm…

Trước thực tế những hạn chế về các phương tiện, hạ tầng kỹ thuật tại các báo Đảng điện tử địa phương hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu thực tế mở rộng và phát triển báo Đảng điện tử địa phương, nâng cao chất lượng tác phẩm bằng cách tổ chức ngày càng nhiều hơn tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, yêu cầu đặt ra là các tòa soạn báo Đảng điện tử địa phương cần được nâng cấp, bổ sung thường xuyên hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống quản trị báo mạng điện tử phù hợp với xu thế phát triển và vận động, đổi mới không ngừng của công nghệ. Cụ thể, đối báo Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang điện tử tới đây cần đầu tư thêm máy chủ, nâng cấp công nghệ trình duyệt mới, mở rộng băng thông đường truyền, nâng cấp, bổ sung những tính năng hiện đại hơn cho hệ quản trị báo...

Đối với các phương tiện, kỹ thuật để thực hiện tác phẩm, các tòa soạn báo Đảng điện tử địa phương cần được trang bị thêm các thiết bị sử dụng chung như máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm chuyên dụng để thực hiện

tốt các yếu tố video, audio... khi tổ chức tác phẩm “thông tin nhiều cửa”. Đầu tư các trang thiết bị chuyên nghiệp để phục vụ các đặc thù tổ chức tác phẩm “thông tin nhiều cửa” khi có các yếu tố video, audio như phòng dựng, thiết bị thu âm chuyên nghiệp... Bên cạnh đó,tòa soạn cần có cơ chế hỗ trợ các phóng viên báo mạng điện tử mua sắm trang thiết bị riêng do các phóng viên tự quản lý, phục vụ tác nghiệp tại hiện trường...

3.2.1.4. Cơ chế hoạt động

Khi thực hiện một tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”, thông thường các phóng viên, biên tập viên thường đầu tư khá công phu. Thậm chí, có những tác phẩm mất thời gian gập 2-3 lần thực hiện một tác phẩm thông thường. Đặc biệt, ở các báo Đảng điện tử địa phương, có những tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” cần sự vào cuộc của cả tòa soạn có sự chỉ đạo từ lãnh đạo đến các phóng viên, biên tập viên, sự phối hợp giữa phóng viên không chỉ của riêng báo điện tử mà cả các phòng chức năng khác của báo in. Vì vậy, đối với các tác phẩm được tổ chức “thông tin nhiều cửa” công phu như vậy, tòa soạn cần có cơ chế trả nhuận bút đặc thù nhằm khuyến khích, động viên kịp thời các phóng viên, biên tập viên tâm huyết, say mê với việc thực hiện tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”.

Khảo sát phóng viên, biên tập viên của 3 tòa soạn báo Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng điện tử; một số số phóng viên, biên tập viên cho rằng mức áp dụng nhuận bút của các tòa soạn báo địa phương hiện nay cho các tác phẩm “thông tin nhiều cửa” còn thấp, chưa thể động viên họ tích cực thực hiện tác phẩm thông tin nhiều cửa. Vì vậy, các phóng viên, biên tập viên đề xuất tòa soạn nên áp dụng một cơ chế nhuận bút linh động, hợp lý hơn cho các tác phẩm được tổ chức “thông tin nhiều cửa”.

Hơn 90% số phóng viên, biên tập viên cho rằng các tòa soạn báo Đảng địa phương hiện nay không nên áp dụng cơ chế nhuận bút của báo điện tử

giống như báo in với mức nhuận bút được tính theo số điểm với quy định mỗi điểm dao động từ 64 đến hơn 100 nghìn đồng/điểm. Mỗi tác phẩm nên chấm theo cơ chế khác với báo in. Bởi khi thực hiện tác phẩm trên báo điện tử có những đặc thù riêng về thời gian cập nhật, về cách tác nghiệp của phóng viên...

Bên cạnh đó, ở báo Đảng điện tử địa phương, do đặc thù chưa thể tách riêng, hoạt động độc lập như các báo điện tử chuyên nghiệp như VnExpress, VietNamNet, Dân trí... mà phụ thuộc vào cơ chế, nguyên tắc hoạt động của cả tờ báo in nên hầu hết các phóng viên, biên tập viên làm báo mạng điện tử làm việc trong điều kiện khó khăn hơn về cơ chế thu nhập so với các phóng viên, biên tập viên làm báo in. Nếu mức nhuận bút các tác phẩm báo điện tử được áp dụng như cơ chế nhuận bút của báo in các phóng viên làm việc tại báo điện tử càng khó khăn hơn và không mấy thiết tha khi làm báo điện tử, đặc biệt là thực hiện tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”. Thay vì tâm huyết thực hiện các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” hấp dẫn với bạn đọc, tạo điểm nhấn ấn tượng cho báo điện tử địa phương họ sẽ làm báo điện tử như phiên bản của một tờ báo in mà chỉ khác là tớ báo in đó được upload trên mạng bằng cách hàng ngày xào xáo, copy các bài viết ở báo in của báo địa phương đó cùng với các báo mạng điện tử khác để upload trên báo điện tử.

Cùng với cơ chế nhuận bút, qua khảo sát thực tế các phóng viên, biên tập viên của 3 báo Đảng điện tử địa phương, hơn 50% số phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Báo điện tử cho rằng các tòa soạn báo Đảng điện tử địa phương hiện nay nên có thêm một số cơ chế khác mềm dẻo, khuyến khích phát triển báo Điện tử, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo điện tử, tăng tính cạnh tranh của báo Đảng điện tử địa phương với các tờ báo điện tử chuyên nghiệp khác. Một số cơ chế khác được các phóng viên, biên tập viên đề xuất nhiều nhất là cơ chế tăng thu nhập làm thêm giờ do điều kiện, đặc thù báo

điện tử cập nhật nhanh, đòi hỏi các phóng viên, biên tập viên tác nghiệp trong bất kể khoảng thời gian nào kể cả những ngày lễ, Tết, đêm khuya...

3.2.2. Thay đổi thói quen, tâm lý của người thực hiện tác phẩm và công chúng tiếp báo Đảng điện tử địa phương

3.2.2.1. Nhà báo thực hiện tác phẩm

Tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo mạng điện tử thực chất không phải là vấn đề quá khó làm. Thực tế các tòa soạn báo chí nước ngoài ở nước Mỹ hay Bắc Âu, Châu Âu... đang phổ biến cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên các phương tiện báo chí, truyền thông. PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng cho rằng: “cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” Việt Nam hiện nay

do nhiều điều kiện hạn chế, đặc biệt là thói quen của người làm báo nên chưa thật sự phổ biến, đặc biệt là ở các Báo Đảng địa phương có thể chính là do thói quen của các phóng viên không muốn tổ chức thực hiện các tác phẩm như vậy”. [Phụ lục 15, tr.149]

Ở Việt Nam, một số báo điện tử chuyên nghiệp thường xuyên tổ chức tác phẩm “thông tin nhiều cửa”. Tại VnExpress cách thức tổ chức tác phẩm “thông tin nhiều cửa” được thực hiện gần 10 năm qua, ngay sau khi VnExpress xuất hiện trên mạng. Việc tổ chức “thông tin nhiều cửa” trong tác phẩm báo mạng điện tử đã trở thành thói quen và ý thức của mỗi phóng viên khi đi tác nghiệp đối với các thông tin, sự kiện. Phó Tổng biên tập VnExpress Nguyễn Thu Hương khẳng định: “Trước một sự kiện một phóng viên của

VnExpress có thể cùng lúc thực hiện tác phẩm “thông tin nhiều cửa” với các vai vừa viết, vừa trực tiếp làm audio, video... Hoặc có những tác phẩm “thông tin nhiều cửa” được tập trung nhân lực và sự chỉ đạo, điều phối của tòa soạn...”. [Phụ lục 18, tr.157]

Đối với các báo Đảng điện tử địa phương vì sao chưa thực sự hấp dẫn bạn đọc là bởi một phần do những hạn chế về cơ chế hoạt động, chính sách

Một phần của tài liệu Ths BCH tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo đảng điện tử địa phương (Trang 99 - 181)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w