Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Ths BCH tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo đảng điện tử địa phương (Trang 86 - 99)

3.1.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

Tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo mạng điện tử đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật thông tin và cơ sở vật chất tốt. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế các báo điện tử địa phương hiện nay cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin mới chỉ được đầu từ chắp vá theo từng giai đoạn và chưa đồng bộ.

3 báo Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang điện tử hiện nay cơ sở vật chất chủ yếu mới được đầu tư giống như một phòng chức năng của tòa soạn báo giấy bởi các báo này nhiệm vụ chủ yếu là xuất bản báo in; trong vài năm gần đây thành lập và duy trì sự phát triển của báo điện tử trong tòa soạn báo in. Hầu hết, các phóng viên, biên tập viên và trưởng phòng đều làm việc chung phòng, chưa có báo nào có phòng riêng cho phóng viên, lãnh đạo phòng, phòng chức năng để thực hiện các tác phẩm tổ chức thông tin nhiều cửa. Một số báo như Hải Dương, Hải Phòng điện tử, diện tích phòng làm việc quá chật hẹp. Các phóng viên, biên tập viên phải khéo léo sắp xếp vị trí mới đủ chỗ để làm việc.

Ở các báo Đảng điện tử địa phương hiện nay bước đầu được đầu tư trang bị kỹ thuật cơ bản phục vụ cho các khâu tác nghiệp chủ yếu là các máy chủ quản lý hệ thống mạng, máy tính nối mạng, máy ảnh, máy quay camera... Để tổ chức “thông tin nhiều cửa” qua khảo sát trực tiếp ý kiến phóng viên, lãnh đạo 3 báo điện tử Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương hầu hết cho rằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy quay camera, máy ảnh, máy ghi âm…

có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát các báo Đảng điện tử nói trên thiết bị tác nghiệp của phóng viên chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu tác nghiệp và thực hiện tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa”. Báo Hải Phòng điện tử hiện nay để làm video clip mới được đầu tư máy quay video du lịch loại nhỏ. Phóng viên Quang Huy, báo Hải Phòng điện tử cho biết: “Khi

thực hiện các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” cho các nội dung các sự kiện lớn, với chiếc máy quay video du lịch dù mong muốn thể hiện những hình ảnh đẹp, chất lượng tốt cũng khó lòng thực hiện được”. [Phụ lục 8,

tr.129]

Theo khảo sát trực tiếp tại các báo Đảng điện tử địa phương, để tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo mạng điện tử, khi làm các video clip cần phòng dựng và thu âm cho video, audio.... Tuy nhiên, tại 3 báo Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương điện tử hiện nay vẫn chưa báo nào được đầu tư phòng dựng và thu âm. Trưởng phòng báo Bắc Giang điện tử Đỗ Thành Nam cho biết: “Mỗi khi thực hiện biên tập, dựng video clip, do thực hiện tại phòng làm

việc chung. Vì thế, khi thu âm lời bình cho các đoạn video vẫn bị lẫn các tạp âm do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng của các tiếng động tại hiện trường chung quanh”.[Phụ lục 10, tr.136]

Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ quản trị mạng của các báo điện tử địa phương hiện nay còn một số bất cập, chưa được quan tâm đầu tư kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển chung của báo điện tử trong xu thế công nghệ thông tin ngày càng hiện đại. Hiện nay mới chỉ có Bắc Giang điện tử mới được đầu tư, nâng cấp hệ quản trị mới với nhiều tính năng ưu việt, hiện đại. Các báo: Hải Phòng điện tử, Hải Dương điện tử, hệ quản trị được đầu tư nhiều năm trước trong khi hiện nay sự phát triển công nghệ ngày càng hiện đại nên hạn chế các ứng dụng về kỹ thuật cho báo mạng điện tử. Trưởng phòng báo Hải Dương điện tử Phạm Sỹ Thắng cho biết: “Khi muốn chèn cửa video hay audio vào

tác phẩm đối với báo Hải Dương điện tử hiện nay gặp nhiều khó khăn, trở ngại do công nghệ đầu tư cho hệ quản trị của Báo được lập trình từ năm 2007, đến nay chưa được nâng cấp nên không hỗ trợ tính năng upload video, khó đáp ứng yêu cầu thể hiện tác phẩm có tổ chức “thông tin nhiều cửa”. Thời gian truy cập tác phẩm thường chậm hơn”. [Phụ lục 13, tr.146]

3.1.2. Nguồn nhân lực

3.1.2.1. Trình độ, chất lượng chuyên môn

Tại các báo Đảng điện tử địa phương hiện nay hầu hết các phóng viên, biên tập viên đều có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng. Cơ cấu lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên tại các báo điện tử Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng hiện nay dao động từ 6 - 10 người. Trong số đó, 80% số nhà báo làm việc tại Báo điện tử được đào tạo qua chuyên ngành báo chí. Qua khảo sát thực tế 3 báo Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng hiện nay chưa có nhà báo nào được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành báo mạng điện tử. 10 -20%, số phóng viên học các chuyên ngành khác, chưa qua đào tạo chuyên ngành báo chí.

Do yêu cầu làm việc tại Báo điện tử là một loại hình báo chí mới đòi hỏi những kỹ năng tác nghiệp khác với các loại hình báo chí khác, đặc biệt là báo in. Tuy nhiên, thực tế, tại các báo Đảng điện tử địa phương hiện nay hầu hết phóng viên trưởng thành từ báo in. Họ được luân chuyển từ các phòng chức năng của báo in như kinh tế, văn hóa, xã hội… sang làm báo điện tử. Khi chuyển sang làm báo điện tử, các nhà báo được tiếp cận cách viết báo mạng điện tử trên cơ sở nền tảng kiến thức báo chí nói chung, đồng thời được tập huấn thêm cách viết cho báo điện tử hoặc được cử đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về báo mạng điện tử.

Các nhà báo làm việc tại báo Đảng điện tử địa phương hiện nay kiêm nhiệm khá nhiều công việc do thực tế nguồn nhân lực tại các báo điện tử hiện

nay thiếu trầm trọng. Bên cạnh đó, báo Đảng điện tử mới chỉ hoạt động theo mô hình một phòng chức năng của tòa soạn báo in, vì vậy, nguồn nhân lực bố trí cho báo điện tử khá hạn chế. Qua khảo sát 3 báo Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang hiện nay số phóng viên, biên tập viên đầu tư cho báo điện tử hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu làm việc của phòng. Thực tế, báo Đảng điện tử địa phương hiện nay mới được đầu tư như một phòng chức năng của báo in nên mỗi nhà báo, phóng viên báo mạng điện tử thường phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực theo dõi và cũng khó thế bao quát hết các mảng ... Ông Nguyễn Hoàng, Trưởng phòng báo Hải Phòng điện tử cho rằng: “Để đáp ứng yêu cầu làm

việc và nâng cao chất lượng tác phẩm, báo mạng điện tử cần cơ cấu nguồn nhân lực đủ để đáp ứng từng bộ phận công việc giống như tòa soạn báo in.

[ Phụ lục 7, tr.125]

3.1.2.2. Cách tổ chức thực hiện tác phẩm

Theo nhóm tác giả trong cuốn sách Nhà báo hiện đại (News reporrting and Writing), “Phóng viên trực tuyến phải nhận biết được những điểm khác

nhau cơ bản. Chính những điểm khác nhau này làm cho câu chuyện trên báo mạng trông khá khác biệt với các câu chuyện đăng tải trên báo giấy hoặc truyền hình”. [37, tr.137]. Vì vậy, nhóm tác giả này đưa ra quan niệm viết cho

báo mạng điện tử, các nhà báo hãy nghĩ đến tính cấp thời, tiết kiệm thời gian của người đọc, cung cấp thông tin nhanh và dễ tiếp nhận, tư duy bằng cả ngôn ngữ và hình ảnh, dùng nhiều danh mục và bảng liệt kê, sử dụng siêu liên kết, cho độc giả cơ hội phản hồi.

Tuy nhiên, đối với các nhà báo làm việc tại báo Đảng điện tử địa phương hiện nay chủ yếu tổ chức thực hiện tác phẩm theo cách biên tập các tác phẩm đã được xuất bản trên báo in của báo này để upload trên báo mạng điện tử địa phương, ngoài ra sẽ lấy lại tác phẩm từ các báo mạng điện tử của các báo khác để cập nhật. Số tác phẩm do các nhà báo của báo Đảng điện tử địa

phương trực tiếp thực hiện chỉ chiếm chiếm 5-10% trên các báo Đảng điện tử, chủ yếu là các thông tin thời sự về kinh tế, xã hội diễn ra tại địa phương. Trong số đó các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” với các yếu tố thông thường như tít, text, sapo chiếm 5-7%; có các yếu tố hấp dẫn như video, box, link, đồ họa... chỉ chiếm 1-2%, yếu tố audio chưa thực hiện được ở các tác phẩm báo Đảng điện tử địa phương.

3.1.3. Quan niệm của tòa soạn, tâm lý phóng viên, công chúng tiếp nhận

3.1.3.1. Quan niệm của tòa soạn

Hiện nay, báo Đảng điện tử địa phương mới chỉ được quan niệm như một cánh tay nối dài của báo in. Vì vậy, việc đầu tư cho báo điện tử chỉ dừng lại mức độ nhất định. Hầu hết, các báo Đảng địa phương chủ yếu vẫn tập trung mọi nguồn lực, kinh tế cho báo in. Việc duy trì hoạt động của báo điện tử chủ yếu đáp ứng yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ trong giai đoạn sự phát triển công nghệ hiện đại đòi hỏi cùng lúc xuất hiện nhiều loại hình báo chí trong một tòa soạn. Hơn nữa, các tổ chức, cá nhân, tạp chí, báo Trung ương từng bước đã thiết lập trang thông tin điện tử hoặc các tờ báo điện tử. Vì vậy, việc xây dựng, duy trì hoạt động của báo điện tử địa phương là cần thiết trên cơ sở sự cân đối, hài hòa, bảo đảm lợi ích, nhu cầu của tòa soạn, mục đích chính trị tại địa phương và yêu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.

Duy trì hoạt động và phát triển báo Đảng điện tử địa phương cũng được các tòa soạn tính toán, cân nhắc kỹ trên cơ sở đầu tư, mở rộng theo từng giai đoạn khác nhau. Khảo sát tại báo Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang điện tử ban đầu các tòa soạn báo Đảng địa phương này mới chỉ thiết lập, hình thành các trang thông tin điện tử trên cơ sở tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chắp vá. Sau đó, qua từng giai đoạn khác nhau, tòa soạn từng bước đầu tư, nâng cấp mở rộng hoạt động của trang thông tin điện tử thành báo điện tử. Sự

phát triển của báo Đảng điện tử địa phương sau này vẫn tiếp tục được đầu tư, mở rộng theo từng giai đoạn, hạng mục khác nhau. Khảo sát báo Hải Phòng điện tử, từ năm 2004, Báo thành lập trang thông tin điện tử trên cơ sở là một thành phần trong Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố Hải Phòng. Ban đầu báo điện tử chỉ có 3 phóng viên và một trưởng phòng. Công việc chủ yếu để duy trì trang thông tin này là các phóng viên biên tập lại hầu hết tin, bài báo in, sau đó trưởng phòng kiểm duyệt lại và đăng tải trên trang web. Thi thoảng, một số phóng viên trực tiếp tác nghiệp một số thông tin thời sự chỉ chiếm khoảng 2-5% trong tổng số tác phẩm đăng tải trên trang web. Phương tiện làm việc của trang web thông tin của báo Hải Phòng điện tử thời kỳ đầu chỉ gồm 3 máy tính cá nhân nối mạng internet, một máy ảnh kỹ thuật số, 1 Laptop.

Bắc Giang điện tử bắt đầu phát thử nghiệm từ 1/10/2006. Tháng 1/1/2007, phát chính thức trên mạng internet. Ban đầu, báo có 1 trưởng phòng, 1 kỹ thuật viên, 1 biên tập viên với trang bị 3 máy tính kết nối internet. Nhiệm vụ chủ yếu là chuyển tin bài đã đăng trên báo in lên báo điện tử. Đến nay, báo có 1 trưởng phòng, 4 phóng viên, 1 biên tập viên, 1 kỹ thuật viên với 7 máy tính để bàn, 1 ipad, 2 máy camera. 100% phóng viên tự mua máy ảnh, 2 phóng viên tự mua thêm máy quay camera cá nhân …

Báo Hải Dương điện tử chính thức ra mắt báo điện tử vào năm 2008, từ đó đến nay việc duy trì, phát triển báo Hải Dương điện tử vẫn chưa thành lập được Phòng Báo điện tử như các Báo Bắc Giang hay Hải Phòng, thực tế mới duy trì hoạt động như một tổ điện tử với 5 phóng viên, biên tập viên hoạt động kiêm nhiệm dưới sự quản lý tổ chức của Phòng thư ký - xuất bản. Phó phòng Thư ký - Xuất bản kiêm phụ trách tổ điện tử.

Quan niệm báo điện tử không thể tách rời khỏi chỉnh thể tòa soạn báo in nên hầu hết tòa soạn báo Đảng địa phương phân công báo điện tử đảm nhiệm

thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau bên cạnh chức năng, nhiệm vụ duy trì, điều hành hoạt động của báo điện tử. Báo Hải Phòng điện tử ngoài công việc của mảng báo điện tử còn thực hiện nhiệm vụ phụ trách nội dung của tờ báo in Hải Phòng cuối tuần xuất bản đều đặn vào cuối tuần với hơn 40 trang, nội dung thời sự quốc tế, các bài viết khai thác từ các báo bạn, dịch từ các nguồn nước ngoài để đăng tải trên báo giấy hàng ngày, bảo đảm khâu kỹ thuật vi tính cho toàn bộ các phòng chức năng khác của tòa soạn. Báo Hải Dương điện tử cũng đảm nhiệm thêm vai trò biên dịch, biên tập các bài trong nước và quốc tế để đăng trên báo in; đồng thời; cũng được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung một số chuyên đề kinh tế, xã hội nóng bỏng tại địa phương để đăng tải trên báo in.

Gần đây, một thực tế khác là báo in của báo Đảng điện tử địa phương đang đứng trước thực trạng khó khăn bởi xu thế cạnh tranh của nhiều loại hình báo chí dẫn đến xu hướng sụt giảm số lượng phát hành. Báo Hải Phòng gần đây, số lượng báo giấy sụt giảm đáng kể. Theo con số thống kê, 6 tháng đầu năm 2013, số lượng phát hành báo hằng ngày của báo Hải Phòng 1,7 triệu tờ, sụt giảm 2200 tờ so với 6 tháng đầu năm 2012. Số lượng phát hành của báo in báo Bắc Giang có giảm chút ít so với đầu năm. Tính đến tháng 6/2013, báo Bắc Giang đang phát hành khoảng 10.000.000 tờ/kỳ, giảm 1.000 tờ/kỳ so với tháng 1-2013. Đây là vấn đề khá băn khoăn, trăn trở của các tòa soạn các báo này.

Bởi vậy, một số tòa soạn Đảng địa phương quan niệm trong lúc báo in gặp nhiều khó khăn, việc duy trì hoạt động, phát triển báo mạng điện tử phải dừng lại ở mức độ nhất định để tập trung điều kiện, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của báo in bởi báo điện tử địa phương hiện nay chưa thể hoạt động và làm kinh tế độc lập, hầu hết vẫn sống dựa vào nguồn kinh tế của báo in. Bởi vậy, quan niệm của một số tòa soạn báo địa phương gần đây đối

với các tin tức, sự kiện hấp dẫn, các tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” với nội dung phong phú, đặc sắc thu hút sự quan tâm của công chúng thường được ưu tiên đăng tải trên báo in trước sau đó mới thực hiện trên báo điện tử. Tổng Biên tập Báo Hải Phòng Lê Trọng Nghĩa khẳng định: “Báo Đảng điện

tử địa phương hiện nay hầu như truy cập miễn phí. Bởi vậy, nếu công chúng tập trung vào báo điện tử trong khi không mất kinh phí để mua báo in sẽ khó khăn trầm trọng cho khâu phát hành báo in”. [Phụ lục 6, tr.122]

3.1.3.2. Tâm lý của phóng viên

Đối với báo mạng điện tử, do đặc thù của loại hình nên bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất chung cho nhà báo, nhưng người làm báo mạng điện tử cần có những yêu cầu riêng. Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử Những vấn đề cơ bản”, T.S Trường Giang viết: “báo mạng điện tử là loại hình báo chí

đa phương tiện, nhà báo mạng điện tử ngoài khả năng viết, nhà báo mạng điện tử phải đáp những yêu cầu riêng không chỉ là sức ép về thời gian mà còn là các kỹ năng sử dụng mạng Internet cùng các thiết bị kỹ thuật ngày càng phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera, máy ghi âm, xử lý

Một phần của tài liệu Ths BCH tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo đảng điện tử địa phương (Trang 86 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w