trên báo mạng điện tử với các loại hình báo chí khác
Gần đây, tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm qua theo dõi thực tế thấy xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông như báo in, truyền hình, báo mạng điện tử. Tuy nhiên, mỗi một loại hình phương tiện truyền thông, việc tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm có sự khác nhau.
Báo in
Trên báo in “thông tin nhiều cửa” chủ yếu thể hiện qua các yếu tố hình thức như tít, sapo, đoạn viết văn bản, tranh ảnh, đồ họa, box thông tin. Mỗi một nội dung, chủ đề của tác phẩm, tùy theo mức độ quan trọng, điều kiện cụ thể của tòa soạn tác phẩm đó được tổ chức “thông tin nhiều cửa” nhằm tạo ra sự hấp dẫn với bạn đọc, giúp họ có thể tiếp cận thông tin nhanh, tiện ích nhất.
Tác phẩm báo in có thể sử dụng từng yếu tố “cửa” thông tin khác nhau, tùy theo khả năng, đặc trưng của mỗi loại hình, trình độ và phong cách của mỗi nhà báo. Không phải nhà báo nào cũng có thể, hoặc thích sử dụng các
yếu tố nhiều cửa vào bài viết của mình. Do vậy, có những tác phẩm báo in chỉ có tít chính, sapo, chính văn. Nhưng có một số tác phẩm lại thể hiện nhiều hơn các yếu tố “cửa” thông tin, chẳng hạn có thêm box thông tin, đồ họa…
Báo in muốn tổ chức “thông tin nhiều cửa” thì cần phải có thêm diện tích báo, thay vì có diện tích 1 trang báo phải có thêm 1,5 - 2 trang. Trên một trang báo nếu thông thường tổ chức được 5 bài nếu thực hiện tổ chức “thông tin nhiều cửa” có thể tương đương việc trình bày thành 7-8 tin, bài...nhưng diện tích không thay đổi. Như vậy xảy ra trường hợp tỷ lệ nghịch, muốn thể hiện thêm “thông tin nhiều cửa” nhưng lại không có hoặc hạn chế về diện tích. Muốn thực hiện tác phẩm “thông tin nhiều cửa” rõ ràng phải tăng trang, diện tích… Như vậy cần tăng thêm chi phí tòa soạn để in ấn...
Truyền hình
Trên truyền hình, tính chất đặc trưng của phương tiện truyền thông này là khả năng truyền tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh động, kèm theo âm thanh được gọi là tính màn hình của truyền hình. Hành động, sự kiện và việc phản ánh trên màn hình - là đặc trưng có một không hai của truyền hình. Nó được thể hiện qua các chương trình truyền hình trực tiếp, khi hình ảnh đi thẳng từ camera tới màn hình một cách tự nhiên, không cần một ngụ ý, hàm ý có khả năng tạo dựng, phổ biến những thông tin chưa định hình ấy là tính trực tiếp. Nhà báo Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Biên tập VietNamNet cho biết: Truyền hình còn có đặc trưng tuyến tính, nghĩa là phải xem theo
thời gian. Vì vậy, muốn tổ chức “thông tin nhiều cửa” phải thêm thời lượng, tăng thời gian xem, khán giả cần phải kéo dài thời gian xem những thông tin mà họ muốn xem do nhà đài cung cấp. [Phụ lục 17, tr.162]
Xét về mặt hình thức “thông tin nhiều cửa” trên truyền hình có tích hợp các yếu tố thông tin gồm văn bản (text), hình ảnh, audio, video, đồ họa, box… Tuy nhiên, độc giả thấy rõ nhất vẫn là yếu tố thông tin về hình ảnh, âm thanh. Các yếu tố khác xuất hiện trong một số tác phẩm thông qua hình thức
chuyển động của hình ảnh trên màn hình. Đặc điểm nổi bất nhất của “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm truyền hình là các yếu tố thông tin thường được trộn lẫn với nhau, tồn tại song song. Cụ thể như trong một chương trình trên truyền hình, trong khi hình ảnh đang được thể hiện trên màn hình thì box thông tin, hình ảnh, đồ họa vẫn có thể được thể hiện xen lẫn.
Truyền hình thường xuyên dùng các yếu tố (text) để thể hiện tít, tên phóng viên thực hiện ngay dưới chân màn hình. Thi thoảng, truyền hình sử dụng các bản text được viết trực tiếp trên màn hình chủ yếu để thông báo hoặc làm rõ hơn nội dung thông tin quan trọng nào đó liên quan đến cơ chế chính sách, thông tư, nghị định…
Có thể dễ dàng nhận thấy truyền hình là những đoạn video liên tục, nối tiếp nhau và các cửa thông tin như âm thanh, đồ họa, hình ảnh tĩnh… hoàn toàn có thể xuất hiện cùng lúc, đan xen trên màn hình. Audio trong tác phẩm truyền hình thường bao gồm lời phát thanh viên, lời nói phóng viên hiện trường và lời nhân chứng; tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo; nhạc hiệu… Hình ảnh tĩnh trên tác phẩm truyền hình có thể xuất hiện dưới dạng ảnh minh họa cho thông tin được nói đến trong tác phẩm truyền hình.
Phát thanh
Phát thanh là m t lo i hình truy n thông mà đ c tr ng c b n c a nó làộ ạ ề ặ ư ơ ả ủ
dùng th gi i âm thanh phong phú, sinh đ ng v i l i nói, ti ng đ ng và âmế ớ ộ ớ ờ ế ộ
nh c đ chuy n t i thông đi p thông qua k thu t sóng đi n t và h th ngạ ể ể ả ệ ỹ ậ ệ ừ ệ ố
truy n thanh, tác đ ng vào thính giác c a công chúngề ộ ủ . Phát thanh có thể coi là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử, phát thanh đã từng là một loại hình báo chí độc tôn trong một thời gian dài của thế kỷ 20.
Như vậy có thể thấy thế mạnh chủ yếu của phát thanh là sử dụng phương tiện âm thanh để truyền tải nội dung thông điệp. Vì vậy, tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên phát thanh chính là hình thức thể hiện các yếu tố
âm thanh theo cách khác nhau. Mỗi loại âm thanh có thể coi là một “cửa” thông tin đặc trưng trong phát thanh. Yếu tố “cửa” thông tin trong phát thanh có thể là lời nói của phát thanh viên tại studio, lời dẫn dắt trực tiếp của phóng viên hiện trường, lời của nhân vật trong tác phẩm. Các “cửa” thông tin này đều được sử dụng linh hoạt trong mỗi tác phẩm phát thanh giúp cho thính giả tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn thông tin.
Cụ thể trong chương trình phát thanh trực tiếp hay cầu truyền thanh về một sự kiện đặc biệt nào đó, biên tập viên phát thanh sẽ nói những lời giới thiệu chính về nội dung sự kiện, thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện để thính giả nắm bắt được thông tin đầu tiên. Sau đó, thính giả có thể tiếp cận các thông tin trực tiếp tại nơi diễn ra sự kiện thông qua “cửa” thông tin từ các phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại hiện trường sự kiện bằng những âm thanh chân thực từ tiếng động hiện trường, từ lời thoại của nhân vật trong sự kiện. Qua các “cửa” thông tin trên phát thanh, độc giả như thấy rõ tâm trạng của mình về sự kiện, có thể là vui vẻ, phấn khích nếu đó là một sự kiện vui được phát thanh trực tiếp hoặc làm cầu truyền thanh. Tuy nhiên, độc giả cũng thấy lo lắng, sợ hãi khi các “cửa” thông tin trên phát thanh thể hiện sống động những sự kiện thương tâm về tai nạn giao thông trên đường hay sự kiện thất thiệt của người dân các tỉnh khi gánh chịu hậu quả của thiên tai…
“Cửa” thông tin trên phát thanh có thể thấy rõ qua tiếng động có thể là tiếng động tự nhiên” (như tiếng sóng biển, tiếng xe cộ…), tiếng thu kèm theo ở hiện trường hoặc là “ tiếng động nhân tạo”- là tiếng động do con người tạo ra trong quá trình thực hiện tác phẩm phát thanh. Với “cửa” thông tin này trên phát thanh có tác dụng làm tăng tính chân thực, xác thật để thông qua đó, người nghe có thể hình dung ra không gian, thời gian và bối cảnh của vấn đề, sự kiện. Trong một số trường hợp, tiếng động tự nó đã có thể thông tin một
cách chính xác về không khí, bối cảnh, diễn biến của sự kiện… Nó tạo ra hơi thở và nhịp điệu cuộc sống.
“Cửa” thông tin trên phát thanh còn thể hiện qua yếu tố âm nhạc. Mỗi loại âm nhạc sẽ dẫn dắt thính giả lắng nghe nội dung thông tin thứ ba là “cửa âm nhạc” gồm nhạc hiệu, nhạc xen, nhạc nền. Mỗi loại nhạc là một cửa dẫn dắt thính giả, cuốn hút họ dõi theo nội dung thông tin. Với nhạc hiệu xuất hiện ở đầu chương trình phát thanh sẽ cho thính giả biết đây là chương trình gì. Nhạc hiệu có thể coi là “cửa” vào của một chương trình phát thanh. Sau chương trình nhạc hiệu, các loại nhạc cắt, nhạc nền tạo cho thính giả cảm giác ngắt quãng giữa các chương trình, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi để tiếp tục theo dõi thông tin. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu thông báo chương trình kết thúc hoặc sắp kết thúc, thính giả có thể tiếp tục dõi theo các thông tin khác. Nhạc nền thường là nhạc không lời có chủ đề liên quan tới nội dung phát thanh. Thông qua nhạc nền, thính giả có thể cảm nhận không khí tác phẩm, thậm chí có thể cảm nhận thấy không khí tác phẩm vui tươi, trầm buồn hay lãng mạn…
Như vậy, trong phát thanh, yếu tố “cửa” thông tin có thể thấy rõ sự khác biệt với báo in hay truyền hình là bởi “cửa” thông tin của phát thanh chủ yếu thể hiện qua các yếu tố lời nói, tiếng động, âm nhạc. Các yếu tố này xuất hiện theo các “cửa” thông tin lớn, nhỏ khác nhau phụ thuộc vào mục đích, nội dung của chương trình phát thanh, nhằm tăng sức lôi cuốn, hấp dẫn với thính giả.
Báo điện tử
Trên báo in tổ chức “thông tin nhiều cửa” có thể độc giả chỉ dễ dàng nhìn thấy các yếu tố trải dài trên trang báo. Các “cửa” thông tin phổ biến chỉ là văn bản, ảnh box thông tin, trích dẫn nội dung phỏng vấn nhân vật, biểu đồ, biểu bảng... được trình bày đan xen trong tác phẩm.
Với truyền hình, cùng một thời điểm khán giả nhìn lên màn hình, họ có thể quan tâm đến màn hình nào nhỏ mà ở đó có thông tin họ cần hơn, phù hợp với nhu cầu, thói quen, ý thích của họ hơn là màn hình lớn tùy vào khả năng. Trên truyền hình, hình ảnh vẫn là yếu tố chủ đạo, “cửa” thông tin được mở thêm có thể cũng chỉ là những thông tin bằng ký tự ở một góc màn hình mang tính chất bổ sung cho nội dung tác phẩm.
Trên báo điện tử, hiện nay có thể hoàn toàn chủ động khi tổ chức “thông tin nhiều cửa”. Vì có thể đặt các thông tin lên một cửa sổ màn hình để công chúng có thể xem những gì họ muốn, họ có thể không xem những gì họ không quan tâm. Hoặc họ có thể xem nhanh, xem lướt những nội dung thông tin họ cần để tiết kiệm thời gian. Như vậy, tăng tính chủ động cho người đọc, người xem.
Đối với báo điện tử các cửa phong phú hơn nhiều, có thể là sự tích hợp tất cả các yếu tố của báo in, truyền hình, phát thanh... Công cụ để thực hiện các “cửa” thông tin trên báo điện tử hoàn toàn tiện ích hơn. Có “cửa” thông tin văn bản, ảnh, box thông tin giống như báo in nhưng lại có các “cửa” hình ảnh, âm thanh giống như truyền hình. Đặc biệt một số “cửa” thông tin mà các phương tiện truyền thông khác không có như “cửa” thông tin về đường link để liên kết, kết nối thông tin, dữ liệu tiện ích cho độc giả có thể so sánh, đối chiếu thông tin, sự kiện; “cửa” thông tin về ảnh động trong khi báo in chỉ thể hiện được ảnh tĩnh trên các trang giấy.
Bởi vậy, khi tổ chức tác phẩm “thông tin nhiều cửa” trên báo mạng điện tử, phần đông phóng viên cho rằng mất nhiều thời gian, công phu hơn bình thường. Điều này là đương nhiên, nhưng xét về phía người đọc họ sẽ được nhiều hơn, ít nhất họ được đọc phần mà người ta quan tâm, người ta được đọc phần mà người ta thích trước khi họ đọc phần khác, thậm chí khi không có thời gian người ta chỉ đọc lướt phần người ta thích và có thể sẽ đọc sau. Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông khác như
truyền hình, phát thanh, báo in hạn chế các điều kiện thể hiện yếu tố “thông tin nhiều cửa” hơn báo điện tử.
Tiểu kết chương 1
Ở Chương 1 làm rõ một số khái niệm, phạm trù khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài của luận văn là tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo mạng điện tử trên cơ sở những nhận định, quan niệm của một số nhà báo, nhà nghiên cứu lý luận báo chí, một số tài liệu tham khảo... Từ quan niệm trong luận văn này về cách tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên tác phẩm báo mạng điện tử, qua đó đã phân tích, so sánh tác phẩm tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo mạng điện tử với một tác phẩm truyền thống không tổ chức “thông tin nhiều cửa”.
Tổ chức “thông tin nhiều cửa” trong tác phẩm báo mạng điện tử không phải là phạm trù lý luận báo chí mà là thực tiễn cách làm của các tòa soạn báo chí trong xu thế cạnh tranh, hội nhập. Cách làm này tạo ra sức hấp dẫn cho tác phẩm, cuốn hút bạn đọc, các nhà báo thay vì tổ chức tác phẩm với các yếu tố đơn giản như tít, text hoặc tít, text, ảnh... Có thể tổ chức thêm các yếu tố liên quan khác như tít chính, tít phụ, sapo, box, ảnh, đồ hình, đồ họa... Cách làm này hiện nay ngày càng phổ biến trên báo giấy, báo hình, báo điện tử... Tuy nhiên, ở báo điện tử, tổ chức “thông tin nhiều cửa” có nhiều ưu thế hơn bởi người đọc có thể cùng lúc tiếp cận nhiều các yếu tố liên quan như video, audio, đồ hình, đồ họa, box... trong khi báo giấy và truyền hình khó thể tổ chức được các yếu tố liên quan như vậy.
Trong chương 2, sẽ khảo sát, đánh giá thực tế tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên báo mạng điện tử của 3 báo Đảng điện tử địa phương gồm Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương. Kết quả khảo sát cùng với những đánh giá, nhận định về thực trạng tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên 3 báo này, so sánh với một số báo điện tử chuyên nghiệp khác để thấy được những ưu điểm và hạn chế của tổ chức “thông tin nhiều cửa” trên các báo Đảng điện tử địa phương hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC “THÔNG TIN NHIỀU CỬA” TRONG TÁC PHẨM BÁO ĐẢNG ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƯƠNG