4.1. Các phản xạ sinh dục của gia súcđực
Khi gia súc đến tuổi thành thục về tính bắt đầu có các phản xạ sinh dục. Biểu hiện thành thục về tính ở con đực thểhiện:
- Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, trong dịch hoàn có quá trình sinh tinh, tinh trùng có khả năng thụ thai khi gặptrứng.
- Các đặc tính sinh dục thứ cấp xuất hiện (ví dụ như mào gà trống phát triển, mùi khét của lợn đực...) do tế bào Leydig của tuyến kẽ tăng cường tiết hormon testosteron xuất hiện phản xạ nhảy và giaophối.
Hoạt động sinh dục của con đực là tập hợp hàng loạt phản xạ không điều kiện rất phức tạp, bao gồm:
*Phản xạ hưng phấn: Thần kinh con vật bị kích thích, nhịp đập tăng, lưu lượng
máu vận chuyển nhiều, các dây thần kinh thụ cảm hưng phấn sẵn sàng đón nhận sự tiếp xúc, vachạm
*Phản xạ cương cứng cơ: Dương vật cương lên do thể hổng nằm ở dương vật và
niệu đạo sung huyết. Hiện tượng sung huyết xảy ra là do máu từ các đám rối tĩnh mạch dồn đầy vào các xoang của thể hồng khi thần kinh chậu hưng phấn. Phản xạ cương cứng cơ của con cái thể hiện âm hạch và phần trước âm đạo nở to ra, tử cung và cổ tử cung sung huyết.
*Phản xạ nhảy: Biểu hiện của phản xạ này là con đực nhảy lên mình con cái.Phản xạ này ở con cái thể hiện: đứng yên cho con đực nhảy, thậm chí để con cái khác nhảy lên lưng (phản xạ mê ì)
*Phản xạ giao phối: Xuất hiện đồng thời với phản xạ nhảy, tức là khi con đực thực
hiện phản xạ nhảy đồng thời đưa dương vật vào trong âm đạo của con cái. Biểu hiện bên ngoài của phản xạ giao phối ở con đực là mông co giật liên tục nhờ đó mà dương vật và âm đạo được cọ xát với nhau. Sự tiếp xúc của qui đầu với màng nhầy ấm, trơn của âm đạo có tác dụng làm tăng tính hưng phấn trong phản xạ giao phối. Phản xạ giao phối ở
con cái thể hiện ra bên ngoài là đuôi cong lên, xương sống lõm xuống đồng thời hệ cơ của cơ quan sinh dục tăng cường cobóp.
*Phản xạ bắn tinh: Khi dương vật cọ xát với màng nhầy âm đạo tạo nên hưng phấn
sinh dục, hưng phấn này được các cơ quan thụ cảm ở qui đầu tiếp nhận và truyền về trung khu cấp thấp của phản xạ bắn tinh nằm trong tuỷ sống vùng hông. Từ trung khu này sẽ hình thành các xung đáp lại truyền ra, kích thích các.tuyển sinh dục phụ và cơ đường tiết niệu co bóp mạnh để bắn tinh. Quá trình bắn tinh xảy ra theo các pha sau:
- Pha thứ nhất: Sau khi dương vật cương cứng, tuyến cowper và tuyến tiền liệt bài
tiết dịch. Dịch của các tuyến này trong suốt, không có tinh trùng, có vai trò làm trơn và rửa sạch niệu đạo. Thông thường các tuyến này tiết dịch trước khi dương vật được đưa vào âm đạo. Đối với lợn, ở giai đoạn này dịch tiết của tuyến tiền liệt bài tiết ra từ l0- 20ml.
- Pha thứ hai: Thải tinh trùng cùng với các chất tiết của dịch hoàn phụ và ống dẫn
tinh . Pha này, ở lợn, kéo dài từ 1 -2 phút, lượng tinh dịch bài tiết ra từ 100- 1 20 ml. Dịch lỏng trong suốt ban đầu được thay thế dần bằng chất dịch màu trắng sữa với số lượng tinh trùng cao. Đây còn gọi là pha đậm đặc trong phản xạ xuất tinh của lợn.
- Pha thứ ba: Tuyến tinh nang bài tiết dịch. Dịch tiết của tuyến này có nhiệm vụ
đẩy tinh trùng còn sót lại trong ống dẫn tinh, rửa sạch niệu đạo sau khi giao phối. Ở lợn,
địch của tuyến cowper kết hợp với dịch tiết của tuyến tiền liệt tạo thành chất keo phèn "nút" chặt cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng chảy ngược ra ngoài. Lượng dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ khác nhau và tùy thuộc vào từng loài. Ở lợn lượng địch tiết này có thể đạt từ 150-200ml. Dịch tiết chuyển từ màu trắng chuyển sang hơi đục rồi trong suốt.
Ở động vật nhai lại, thời gian xuất tinh rất nhanh (1 -3 giây), nên không thế phân biệt được các pha xuất tinh
Hoạt động sinh dục của con đực là hệ thống các phản xạ rất phức tạp, chịu sự chi phối của thần kinh, thể dịch và trạng thái sinh lý của bộ máy sinh dục. Các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh dục của con đực, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột các yếu tố ngoại cảnh có thể làm gián đoạn, thậm chí ngừng phản xạ sinhdục.
Khi giao phối, các cơ quan cảm giác có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự tiếp xúc,cọ xát giữa con đực và con cái, mùi, âm thanh, hình ảnh con cái... tác động tới các cơ quan nhận cảm của con đực, như: thị giác, thính giác, khứu giác, tạo nên hưng phấn thần kinh dẫn tới phản xạ giao phối.
Khi bắn tinh, hưng phấn toàn thân đạt cực điểm. áp lực, nhiệt độ, độ nhầy của thành âm đạo là các yếu tố chủ yếu kích thích các cơ quan thụ cảm ở qui đầu gây ra phản xạ bắn tinh.
Thời gian giao phối ở các loài động vật khác nhau là khác nhau: lợn từ 3-10 phút, ngựa từ 1-3 phút, thỏ: 1 giây; bò. dê: 1 - 2 giây; trâu: 2 - 3 giây. Nhìn chung các loài nhai lại thời
gian giao phối ngắn. Đối với các loài nhai lại, khi con đực đưa dương vật vào âm đạo con cái, nó Thúc mạnh và phóng tinh ngay. Đối với ngựa, lợn và chó phải sau một số động tác giao cấu nó mới bắt đầu xuất tinh.
Khi xuất tinh con đực đứng yên và ghì chặt mõm vào hông con cái, mông thôi không co giật, mắt lim dim, thân hơi nhẹ nhàng đung đưa. Riêng đối với chó, sau khi xoay mình ngược chiều nhau con đực mới xuất tinh.
Giao phối là phản xạ sinh dục phức tạp của động vật nói chung và của vật nuôi nói riêng. Phản xạ này được tích luỹ trong quá trình tiến hoá và đã trở thành bản năng của động vật. Cả con đực và con cái đều tham gia vào phản xạ này. Tuy nhiên, phản xạ giao phối chỉ xuất hiện khi con vật thành thục về tính.
4.2. Điều hoà hoạt động sinh dục của gia súcđực
Khi gia súc đực đến tuổi thành thục về tính, các yếu tố ngoại cảnh, như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, mùi, âm thanh, hình dạng con cái... tác động tới các cơ quan nhận cảm của con đực và truyền xung động về hệ thần kinh trung ương ở vùng vỏ não, làm cho vùng vỏ não hưng phấn. Hưng phấn này hình thành nên các xung động thần kinh truyền đến vùng dưới đồi (hypothalamus), kích thích vùng dưới đồi tiết ra nhân tố giải phóng FSH (FRF - Folliculo Releasing Factor) và nhân tố giải phóng LH (LRF- Luteino Releasing Factor). Các nhân tố này vào máu, đi tới và kích thích tuyến yên tiết hormon FSH (Folliculo Stimuline Hormone) và LH (Luteino Stimuline Homlone). Các hormon này vào máu, đi tới cơ quan sinh dục.
Tại dịch hoàn, FSH tác động vào tế bào sertoli làm cho tế bào này sản sinh ra oestrogen, nhân tố gắn kết protein (ABP: Agent Binding Proteine) và nhân tố ức chế (inhibine). ABP gắn với testosteron do tế bào leydig trong tuyến kẽ dịch hoàn sinh ra, vận chuyển nó đến tiếp xúc với màng của tế bào mầm (tinh bào nguyên thủy). Ở đó, testosteron được gắn vào những thụ quan của tế bào mầm và được vận chuyển tới nhân tế bào, kích thích các tế bào mầm phân chia. Như vậy, FSH đã gián tiếp kích thích tế bào tinh của ông sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng.
Trong khi đó, LH kích thích tế bào leydig nằm ở tuyến kẽ của dịch hoàn sản sinh ra testosteron. Sau khi được sinh ra. testosteron kích thích vào tuyến sinh dục phụ, làm cho các tuyến sinh dục phụ phát triển và sản sinh ra tinh thanh.
Khi hàm lượng các hormon testosteron và inhibin đạt tới một mức nào đó
trongmáu, chính chúng lại điều hòa sự tiết FSH và LH bằng tác động ngược âm tính (Feed- back negative) thông qua việc ức chế đám rối Đồi thị - Tuyến yên tiết FRF và LRF. Nhờ cơ chế điều hòa này mà hoạt động sinh dục của con đực diễn ra một cách cân bằng.
Ngoài vai trò kích thích phân chia tế bào mầm, kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục đực, testosteron còn có một số tác động khác, như:
- Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp. Ví dụ: U vai, cơ bắp phát triển (ở bò đực); răng nanh phát triển (ở lợn đực); mào phát triển, lông sặc sỡ ( ở gàtrống).
- Kích thích quá trình trao đổi chất, tăng cường quá trình đồnghoá
- Kích thích thần kinh hưng phấn, gây phản xạ sinhdục.