Buồng trứng của gia súc cái từ khi còn ở thời kỳ bào thai đã có các noãn bao nguyên thủy. Sự hình thành tế bào trứng được xảy ra ở trong lớp vỏ của buồng trứng.
Quá trình hình thành, phát triển của noãn bao, sự thành thục, chín và rụng của tế bào trứng là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể gia súc khi đến tuổi thành thục về tính. Quá trình này được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ trong suốt cuộc đời cho đến khi con vật không còn khả năng sinh sản.
Từ những nang trứng nguyên thủy trở thành tế bào trứng chín có khả năng thụ thai phải trải qua ba giai đoạn
*Giai đoạn sinh sản: Nang trứng nguyên thủy trở thành nang trứng được bao bọc
bằngnhữngtếbàodẹt,nóbiếnthànhnangquáđộ,sauđấylànangsơcấp(ovocyteI).
*Giai đoạn sinh trưởng: Kế tiếp sau thời kỳ sinh sản. Nang trứng sơ cấp phát
triển tăng lên về kích thước đồng thời tăng cường tích tụ noãn hoàng cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển về sau. Giai đoạn này là quá trình biến đổi từ nang trứng sơ cấp thành nang trứng thứ cấp (ovocyte II), đường kính của nang trứng tăng từ 0,03 mm lên 0,06mm.
* Giai đoạn thành thục (chín): Làgiai đoạn phát triển cuối cùng của nang trứng thứ cấp. Kết Thúc giai đoạn này xuất hiện sự rụng trứng trong chu kỳ sinh dục của gia súc cái Trong thời kỳ thành thục, sự phát triển của tế bào trứng trải qua hai thờikỳ.
Thời kỳ thứ nhất: Có thời gian ngắn, đặc điểm ở thời kỳ này là sự tăng lên về khối
lượng bào tương, sự biến đổi của nhân.
Thời kỳ thứ hai: Cóthời gian dài hơn, từ một tế bào trứng ban đầu, qua hai lần phân
chia giảm nhiễm đã hình thành bốn tế bào, trong đó chỉ có một tế bào có khả năng phát dục hoàn toàn để trở thành tế bào trứng có khả năng thụ thai, còn lại là 3 thể cực là những tế bào không phát dục hoàn toàn nên không trở thành tế bào trứngđược.
2.1.Động thái của sự tăng trưởng nangtrứng
Các loài động vật khác nhau sau khi sinh ra có số lượng trứng ổn định, đặc trưng cho loài. Trong quá trình sống của động vật, số lượng trứng giảm dần theo tuổi.
Tuy số lượng nang trứng dự trữ ban đầu có nhiều nhưng sự thoái hoá cũng nhanh nên càng lớn tuổi. số nang trứng có hiệu quả càng ít.
Nhờ kỹ thuật đánh dấu bằng chất phóng xạ, người ta đã nghiên cứu được thời gian phát triển của nang trứng (từ lúc đi ra khỏi quần thể dự trữ cho đến lúc rụng trứng) ở một số loài động vật như sau: ở chuột khoảng 21 ngày, ở cừu: quãng 6 tháng (đến khi xuất hiện xoang: 130 ngày; từ khi có xoang đến rụng trứng: 45-50 ngày), ở người: giai đoạn từ khi có xoang đến khi rụng trứng là 60ngày.
Từ quần thể dự trữ, ở động vật trưởng thành mỗi ngày giải phóng ra một số lượng nang trứng như sau: chuột: l0; cừu: 1-2 (tuỳ theo giống ); người (phụ nữ); 15 (20 tuổi) và 1 (40tuổi).
2.2. Sự rụng trứng (bàinoãn)
Vào cuối kỳ tăng trưởng, nang trứng có khả năng thay đổi hoàn toàn cấu trúc của nó, dẫn đến hiện tượng làm rách nang và giải phóng noãn bào có khả năng thụ tinh, gọi là sự rụng trứng.
2.2 .1. Vị trí rụng trứng
Buồng trứng của loài có vú bình thường có thể rụng trứng ở bất cứ một điểm nào đó trên bề mặt của nó, trừ ở vị trí rốn của buồng trứng. Tuy nhiên, ở ngựa cái, sự rụng trứng luôn xảy ra ở một khu vực nhất định của buồng trứng, gọi là hố rụng trứng.
Sự rụng trứng xảy ra ngẫu nhiên đối với các buồng trứng. Tuy vậy, ở một số loài có vú sự rụng trứng xảy ra luân phiên giữa các buồng trứng và có một số loài khác (cá voi, sóc thỏ núi). Sự rụng trứng cũng có thể xảy ra với ưu thế ở một buồng trứng. Nhiều tác giả cho biết ở bò buồng trứng bên phải thường rụng nhiều trứng hơn buồng trứng bên trái: 60% , hoặc 55,2% và lần rụng trứng đầu tiên sau khi đẻ thường xảy
raởbuồngtrứngđốidiệnvớisừngtửcungđãmangthaikỳtrướcliềnkề.
Ở cừu, vị trí rụng trứng không phụ thuộc vào vị trí của thể vàng của chu kỳ
rụngtrứng trước và độ dài thời gian chu kỳ động dục. Ở ngựa, không có sai khác về kích thước giữa các buồng trứng bên trái, bên phải và sự rụng trứng có thể xuất hiện ở bất cứ
bênnào.
2.2.2. Số lượng trứng rụng
Số lượng trứng rụng trong một kỳ động dục có sự khác nhau ở các loài. Ở trâu, bò thường mỗi kỳ chịu đực chỉ có một trứng rụng. Đối với trâu, nhất là trâu đầm lầy, hầu như không có trường hợp rụng hai trứng trong một kỳ động dục. Theo tài liệu của tổ chức FAO, khi kiểm tra đường sinh dục của trâu tại các lò sát sinh ở Australia, trong hơn 1.000 trường hợp, chỉ có bốn trường hợp rụng hai trứng, trong đó chỉ có hai trường hợp có thai sinh đôi. Người ta cho rằng trâu có thai sinh đôi dễ bị sảy thai và đấy là đặc điểm không mong muốn. Đối với bò, có khoảng 10% trường hợp rụng hai trứng, còn rụng ba trứng thì rất hiếm .
Đối với dê, có thể dự đoán số trứng rụng trong một kỳ động dục là nhiều. vì nhiều giống dê có tỉ lệ đa thai khácao.
(Nhiều tác giả, 1993- 1995)
Số dê con sinh ra trong một ổ
Các giống dê
Saanen Alpine Togenburg Bách Thảo Dê cỏ
1 con 38,7 46,2 39,7 21 ,5 70,0
2 con 50,7 21,5 50,4 51,0 25,0
3 con 9,4 27,3 6,3 24,5 5,0
4 con 1,2 4,6 - 3,0 -
Đối với ngựa, trường hợp mang song thai rất hiếm. Khi mang song thai, ngựa mẹ khó giữ thai đến kỳ sinh đẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự cạnh tranh của nhau thai để được tiếp xúc với nội mạc tử cung, gây nên hiện tượng mạng lưới nhau mẹ không đủ để nuôi cả hai thai cùng lúc. Hậu quả bất lợi là cả hai thai thường bị chết vào nửa sau giai đoạn có chửa và gây sảythai.