5.1. Dinhdưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh ra tinh trùng, nó có vai trò quyết định phẩm chất tinh dịch. Trong đó, protein, vitamin và các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng.
5.2. Protein
Protein Là nguyên liệu chính để sản xuất ra tinh trùng. Sự sinh tinh trùng không thể diễn ra được nếu không có sự đóng góp của protein cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là giai đoạn thành thục về tính. Giá trị sinh vật học của protein cũng ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch và sức sống của tinh trùng. Cung cấp đầy đủ protein có giá trị sinh vật học cao sẽ góp phần tăng số lượng, chất lượng tinh trùng. Vì vậy, khẩu phần ăn của đực giống đòi hỏi phải có hàm lượng protein cao, chất lượng tốt. Ví dụ, lợn đực giống nội cần 120 gam protein tiêu hoá/ một đơn vị thức ăn, lợn đực giống ngoại cần 140- 160 gam protein tiêu hoá/ một đơn vị thức ăn.
Để nâng cao giá trị sinh vật học của protein cần phải chú ý tới tỷ lệ thích hợp của protein động vật trong khẩu phần ăn của đực giống.
5.3 . Vitamin
Vitamin có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch, chúng đóng vai trò là các chất xúc tác trong các phản ứng sinh học cũng như các quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể. Tuy chỉ cần số lượng ít nhưng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất tinh dịch của con đực. Thiếu vitamin, quá trình sản xuất tinh trùng có thể bị ngừng trệ. Các vitamin A, E, C là đặc biệt cần thiết đối với đực giống:
Thiếu vitamin A dẫn đến teo dịch hoàn, các tế bào non trong thành ống sinh tinh bị sừng hoá, quá trình sản sinh ra tinh trùng bị ngừng trệ.
Thiếu vitamin E làm giảm tính hăng của đực giống, cản trở quá trình sản sinh ra tinh trùng, làm cho số lượng và chất lượng tinh dịch giảm. Vitamin E có nhiều trong các loại mầm ngũ cốc, mầm đậu đỗ do đó người ta thường bổ sung chúng vào trong khẩu phần ăn của đực giống.
- Thiếu vitamin C sẽ làm giảm tính hăng của đực giống, phán xạ nhảy bị trì trệ, cơ quan sinh dục dễ bị xuất huyết, phẩm chất tinh dịchkém.
5.4 . Các chất khoáng
Chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý sinh dục của đực giống. Các nguyên tố khoáng như: can xi, phốtpho ngoài vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ xương còn ảnh hưởng tới phản xạ nhảy của đực giống. Nguyên tố phát pho
còn tham gia vào thành phần cấu tạo nhân tinh trùng và cũng là thành phần cấu tạo nên chất cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Các nguyên tố vi lượng khác, như: kẽm và đồng rất cần thiết cho quá trình sản sinh tinhtrùng.
6. Kỹ thuật khaithác
Kỹ thuật khai thác có ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Khai thác đúng kỹ thuật, động tác thuần thục, chính xác, phù hợp với đặc tính sinh học làm cho con đực xuất tinh như trong điều kiện tốt nhất, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch.
Thời gian khai thác cũng ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch. Thông thường, khai thác tinh dịch vào buổi sáng sớm khi thời tiết còn mát mẻ thu được tinh dịch có chất lượng tết hơn các thời điểm khác trong ngày.
6.1. Chế độ khaithác
Ngay sau khi con đực thành thục về tính, trong dịch hoàn luôn luôn có quá trình sản sinh tinh trùng. Tinh trùng được sản sinh ra sau 40- 60 ngày nếu không được sử dụng sẽ bị phân huỷ đi. Quá trình sản sinh và phân huỷ tinh trùng là hai quá trình diễn ra đồng thời kể từ khi cơ thể thành thục về tính cho đến khi hết tuổi hoạt động sinh dục. Căn cứ vào đặc điểm này người ta định ra chế độ khai thác tinh phù hợp cho từng loại gia súc. Cụ thể nhưsau:
- Tần số khai thác tối ưu: lợn đực nội: 4-5 ngày/1ần, lợn đực ngoại: 3 -4 ngày/1ần; trâu, bò: 2- 4 lần/tuần, ngựa: 1-2 ngày/1ần; chó: 2ngày/1ần
Nếu khai thác quá thưa, tinh dịch sẽ có nhiều tinh trùng già, yếu và chết. Các tinh trùng sau khi chết đi bị phân huỷ tạo thành các chất độc tiếp tục gây chết đối với các tinh trùng còn sống. Quá trình này nếu kéo dài thì hàm lượng chất độc sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phẩm chất tinh dịch. Hiện tượng này có thể dẫn tới tình trạng vô sinh. Mặt khác, thời gian khai thác quá thưa sẽ làm cho kích tố sinh dục bị phá huỷ, cơ quan sinh dục bị teo lại cản trở quá trình xuất tinh. Hậu quả của nó có thể gây rối loạn cơ chế điều tiết của thần kinh, thể dịch. Ngược lại, nếu thời gian khai thác quá gần nhau,
tinh dịch sẽ có nhiều tinh trùng non, tinh trùng chưa thành thục, kết quả là giảm số lượng và chất lượng tinhdịch.
- Tuổi khai thác: có ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng tinh dịch. Vì vậy, không được khai thác tinh dịch khi tuổi gia súc quá non hoặc quá già. Tuổi khai thác thích hợp tùy thuộc vào từng loài, giống. Ví dụ: tuổi khác thác thích hợp đối với lợn đực nội là từ 10 tháng đến 3,5 năm tuổi, lợn đực ngoại từ 1 năm đến 4 năm tuổi, bò từ 1 5 đến 7 nămtuổi...
6.3. Mùavụ
Nhìn chung số lượng tinh trùng và chất lượng tinh dịch ít thay đổi theo mùa vụ.Tuy nhiên, những mùa có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh) có ảnh hưởng xấu số lượng và chất lượng tinh dịch của động vật. Thực tế cho thấy, mùa xuân, mùa thu thời tiết mát mẻ, số lượng và chất lượng tinh dịch thường tốt hơn so với mùa đông và mùa hè.
Những động vật sinh sản theo mùa như: ngựa, dê, cừu... thì chỉ có mùa sinh sản mới cho chất lượng tinh dịch tốt nhất.
6.4. Chăm sóc, quảnlý
Chế độ chăm sóc, quản lý đực giống có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch.
Đực giống cần có chế độ vận động thường xuyên, hợp lý để đảm bảo cho thân hình săn chắc. Không được để đực giống quá béo hoặc quá gầy, điều đó sẽ ảnh hưởng tới phản xạ tính dục, đặc biệt phản xạ nhảy. Để đạt được mục đích đó, phải có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Có hai hình thức vận động thường áp dụng đối với đực giống đó là: vận động tự do và vận động cưỡng bức. Tuỳ từng đối tượng và thể trạng đực giống mà có chế độ vận động cho phù hợp. Người ta quy định thời gian và mức độ vận động cho từng loại gia súc như sau:
Lợn đực giống có thể cho vận động hàng ngày, mỗi ngày từ 0,5- 1 km. - Bò đực vận động một lần một tuần, mỗi lần từ 5-10km.
- Ngựa đực vận động một lần một tuần, mỗi lần từ 15-20km.
Chú ý cho đực giống vận động vào lúc thời tiết mát mẻ, thường vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều.
Công tác quản lý đực giống phải được chú ý đúng mức. Đực giống phải được nhốt riêng mỗi con một ô. Chuồng nuôi đực giống phải cách xa chuồng nuôi con cái. Mỗi đực giống phải có sổ lý lịch để theo dõi tình trạng sức khoẻ, sức sản xuất. Phải thường xuyên chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho đực giống, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt công tác Thú y trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuyệt đối không được có các hành động đánh đập thô bạo đối với đựcgiống.
72
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày các phương pháp khai thác tinh dịch.
Câu 2: Trình bày phương pháp huấn luyện gia súc đực nhảy giá. câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch?
Câu 4: Kể tên một số dụng cụ khai thác và dẫn tinh gia súc?
III. Thực hành
Bài số 1: Lấy tinh dịch lợn đực theo phương pháp bằng tay 1. Địa điểm thực hiện: Phòng học chuyên môn, hộ gia đình, trang trại. 2. Thời gian thực hiện: 8 giờ
3. Điều kiện thực hiện
Đã chuẩn bị hiện trường, giá nhảy, Panh kẹp, kéo, Khăn bông, Khay inoc đựng dụng cụ, Lợn đực đã thành thục, Nước ấm, Thuốc tím 1%
4. Trình tự thực hiện:
QUY TRÌNH LẤY TINH DỊCH LỢN ĐỰC THEO PP BẰNG TAY Bước
công việc
Nội dung Phương pháp
thao tác Yêu cầu kỹ thuật
Ghi chú Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, BHLĐ - Khử trùng kéo, panh, giá nhảy, lọ đựng tinh bằng nước sôi
- Thuốc tím 1%
Khử trùng dụng cụ đúng yêu cầu kỹ thuật
Bước 2 Vệ sinh cơ thể lợn đực
- Dùng khăn bông nhúng nước nóng pha thuốc tím lau toàn bộ bộ máy sinh dục đực - Rửa tay sạch sẽ, dụng cụ lấy tinh phải vô trùng
Bước 3 Cho lợn đực nhảy giá
- Cho lợn đực làm quen với giá nhảy bằng cách:
+ Cưỡng bức kích thích
+ Tham quan + Dùng lợn nái
- Cho lợn đực nhảy lên ôm giá nhảy đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đối với lợn nhút nhát thì huấn luyện bằng cách 1 người ôm 2 bên vai giữ cho lợn ôm ghì vào giá nhảy.
Bước 4 - Dùng tay kích thích bao dương
73 Kích thích
tính dục
vật kết hợp với âm thanh kích động. - Ngửi mùi tinh dịch của lợn vừa nhảy, kết hợp với kích thích bao dương vật. bao dương vật - Khi lợn hưng phấn thò dương vật ra ngoài dùng lòng bàn tay nắm nhẹ nhàng và hướng cho quy đầu lệch ra ngoài giá nhảy
- Lúc bấy giờ dương vật giao cấu trong lòng bàn tay người lấy tinh nắm dương vật lợn vừa phải.
Bước 5 Hứng tinh
- Quan sát khi lợn xuất tinh có màu trắng sữa thì dùng lọ hứng tinh để hứng tinh dịch - Khi hứng tinh tay nắm dương vật phải giữ nguyên vị trí.
- Khi kích thích cao độ lợn bắt đầu xuất tinh, khi tinh dịch có màu trắng sữa thì tay còn lại cầm lọ hứng tinh kề miệng vào gần quy đầu để hứng tinh dịch chảy ra.
- Cho tinh chảy nhẹ nhàng theo thành lọ - Trong lúc hứng tinh bàn tay nắm dương vật phải giữ nguyên vị trí, hơi cử động để kích thích
- Khi lấy tinh phải lấy hết.
Bước 6 Vệ sinh sau khi lấy tinh
- Đưa tinh vào pha chế và bảo quản - Khử trùng dụng cụ
- Đưa đực giống về chuồng
- Bảo quản tinh đúng yêu cầu.
- Dùng nước sôi khử trùng dụng cụ sạch sẽ - Đưa đực giống về chuồng nghỉ ngơi, yên tĩnh tránh ồn ào kích động.
5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Thực hành thành thạo các
74
Bài 3: KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH
I. Mục tiêu:
- Học viênbiết được các chỉ tiêu kiểm tra phẩm chất tinh dịch.
- Học viênđánh giá phẩm giống của một đực giống từ đó định ra chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lý để nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch.
- Đánh giá sức sản xuất của đực giống từ đó đề ra chế độ khai thác phù hợp. Xác định nồng độ tinh trùng từ đó định ra tỉ lệ pha loãng tích hợp.
- Qua kiểm tra phẩm chất tinh dịch góp phần chẩn đoán được một số bệnh có liên quan đến bộ phận sinh dục từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi học
II. Nội dung
Kiểm tra phẩm chất tinh dịch có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý, sử dụng đực giống. Bởi vì, kiểm tra phẩm chất tinh dịch cho phép đánh giá phẩm chất giống, sức sản xuất của con đực để định ra chế độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. Đồng thời, kiểm tra phẩm chất tinh dịch là cơ sở để xác định mức pha loãng tinh dịch và góp phần chẩn đoán, ngăn ngừa một số bệnh của đường sinhdục
1. Các chỉ tiêu kiểm tra phẩm chất tinhdịch
1.1 Các chỉ tiêu kiểm tra thườngxuyên
1.1.1 Lượng tinh (ký hiệu V, đơn vị tínhml)
Lượng tinh là thể tích tinh dịch bài xuất tối đa trong một lần xuất tinh. Chỉ tiêu này cho biết sức sản xuất của đực giống. Lượng tinh ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. Ví dụ, lượng tinh trung bình của một số loài gia súc, như sau: Lợn đực nội: 200- 300ml; Lợn đực ngoại: 300-500ml; Bò: 4-5 ml; Ngựa: 70-100 ml; Dê, cừu: l-2ml; Gà trống: 0,8 ml; Gà tây: 0,3 ml; Chó: loạn; Mèo: 0,01-0,3 ml; Thỏ: 0,7-1 ml.
Lượng tinh thay đổi theo loài và ngay trong cùng một loài cũng thay đổi theo tình trạng sinh lý, cá thể, giống, tuổi, thể chất cơ thể, tình trạng vệ sinh, bệnh tật, chế độ nuôi dưỡng, chế độ sử dụng (khai thác) và kỹ thuật khai thác. Lượng tinh thu được là một chỉ tiêu để đánh giá sức sản xuất của một con đực. Ở những loài thụ tinh tử cung (ngựa, lợn, chó), lượng tinh thường nhiều và nồng độ tinh trùng thấp dịch dịch loãng). Trái lại, những loài thụ tinh âm đạo (bò, cừu, thỏ) thì lượng tinh ít, nồng độ tinh trùng cao (tinh dịch đậm đặc). Dưới đây, chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới lượng tinh.
*Giống: Thường thì các giống ngoại, giống lai có tầm vóc cơ thể lớn hơn sản sinh
ra lượng tinh cũng nhiều hơn so với các giống nội có tầm vóc cơ thể nhỏ. Ngay trong cùng một giống, thông thường những cá thể có khối lượng cơ thể lớn hơn, lượng tinh cũng nhiềuhơn.
*Tuổi: Lượng tinh phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển cơ thể. Ở thời kỳ hậu bị,
dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ chưa phát triển hoàn chỉnh nên lượng tinh ít hơn so với gia súc ở tuổi trưởng thành, khi các tuyến sinh dục phụ và dịch hoàn phát triển hoànchỉnh.
75
Các kết quả thí nghiệm ccho thấy, lượng tinh của lợn đực ở giai đoạn 7 tháng tuổi bình quân 120 ml, nhưng ở 8 tháng tuổi là 150ml. Kết quả nghiên cứu trên lợn đực giống Móng Cái cho thấy: Ở 7 tháng tuổi, lượng tinh khai thác bình quân 110 ml, nhưng ở 8 tháng tuổi lượng tinh là 144,3ml.
* Chế độ sử dụng: có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản suất tinh dịch của
giasúc. Với chế độ sử dụng hợp lý, lượng tinh khai thác đạt được tối đa và ngược lại, chế độ khai thác không hợp lý sẽ làm giảm rõ rệt lượng tinh.
Các kết quả nghiên cứu trên lợn của của Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (Viện chăn nuôi) cho thấy: Chế độ lấy tinh 4-5 ngày/lần, lượng tinh đạt từ 150-200ml; 2-3 ngày/ 1ần, lượng tinh đạt từ 60-l00ml; lấy tinh hàng ngày (một lần/ngày), lượng tinh đạt từ 50- 60ml và 2 lần/ngày, lượng tinh đạt từ20-50ml.
*Kỹ thuật lấy tinh: ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tinh trong một lần khai thác. Yếu
tố này phụ thuộc chủ yếu vào thao tác của người khai thác tinh. Muốn khai thác được tối đa sản phẩm tinh dịch thì các thao tác kỹ thuật trong khi khai thác tinh dịch phải thuần thục, chính xác, tạo cho con vật có cảm giác như đang giao phối trong điều kiện tự nhiên. Mặt khác, các dụng cụ khai thác tinh (ví dụ như âm đạo giả) cũng phải có đầy đủ các điều kiện như trong giao phối tự nhiên với con cái động dục (nhiệt độ, áp suất độ mềm,
độnhớt…).
1.1.2 . Màusắc
Phần lớn các loài động vật, tinh dịch có màu trắng đục, trắng sữa và đôi khi có màu vàng ngà hoặc trắng sữa hơi ánh xanh (như tinh dịch trâu). Độ đục của tinh dịch phản ánh nồng độ tinh trùng trong đó. Tinh dịch có nồng độ tinh trùng loãng thường có màu sáng. Tinh dịch các loài gia súc khác nhau có màu sắc khác nhau: Tinh dịch bò có màu trắng, đặc như sữa. Cá biệt có màu vàng do Riboflavin trong thức ăn.
- Tinh dịch ngựa có màu đục mờ hoặc trắng đục và được tạo thành 3 phần: Phần đầu tiên là nước, chỉ chứa rất ít tinh trùng; phần thứ hai có màu sáng, chứa số lượng lớn tinh trùng; phần thứ ba có dạng nhầy, là sản phẩm bài tiết của tuyến tiền liệt và Cowper.
-Tinh dịch lợn có màu trắng trong hoặc trắng đục, có hàm lượng lớn gelatin, chứa một số lớn những hạt vẩn, đóng cục lổn nhổn, có nguồn gốc từ tuyến Cowper. Những hạt vẩn này được tụ lại dưới đáy bình khi tinh dịch được để yên tĩnh. Trong giao phối tự nhiên, những hạt này được kết tụ trong âm đạo, tạo thành một khối đặc, hình nón cụt dài khoảng 15cm và thể tích khoảng 30ml. Chính khối đặc này bịt lấp cổ tử cung không cho tinh trùng chảy ra ngoài sau khi giaophối.
- Tinh dịch cừu có màu trắng sữa, đặc hơn tinh dịchbò.
Sự bất bình thường về màu sắc của tinh dịch có thể do các nguyên nhân bệnh lý hoặc thức ăn gây nến. Người ta có thể căn cứ vào màu sắc của tinh dịch để chẩn đoán tình trạng sinh lý đường sinh dục con đực.
Ví dụ:
- Tinh dịch có màu hồng hoặc màu đỏ có thể là do bị nhiễm máu hoặc do uống phenonthiazin kéo dài. Tinh dịch có màu hồng có thể do nhiễm máu, do viêm nhiễm
76
đường sinh dục mới xảy ra. Tinh dịch có màu nâu có thể do viêm nhiễm đường sinh dục đã lâu, máu đã bị thoáihóa.
- Tinh dịch có các hạt màu vàng hoặc xanh có thể do đường sinh dục bị viêm nhiễm sinh mủ, thường xoang qui đầu bị viêmnhiễm.
- Tinh dịch có màu sắc không đồng nhất có thể do bị nhiễm nước tiểu hoặc nướclã. - Tinhdịchcómàuxanhnhạtcóthểdonồngđộtinhtrùngthấphoặcdouốngxanh Methylen.
Như vậy, màu sắc tinh dịch là một trong những căn cứ ban đầu để đánh giá phẩm chất tinh dịch và tình trạng bệnh lý của con đực. Tinh dịch có độ đục cao, độ đậm đặc lớn có thể sơ bộ kết luận nồng độ tinh trùng cao, ngược lại tinh dịch loãng, màu nhạt thì nồng độ tinh trùngthấp.
1.1. 3 .Mùi
Bình thường tinh dịch có mùi hăng hoặc tanh đặc biệt. - Nếu có mùi khai, thường do bị lẫn nướctiểu.
- Nếu có mùi hôi thối, thường do dường sinh dục bị viêmnhiễm.
1.1.4 . Độ vẩn
Trong tinh dịch, tinh trùng luôn vận động. Quá trình vận động của tinh trùng kẻo sự