Sơ lược cấutạo giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ quan sinhdụccái

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH (Trang 36 - 44)

Cơ quan sinh dục cái ở một số loài gia súc tuy có sự sai khác nhau về một số đặc điểm giải phẫu, nhưng nhìn chung cấu tạo đều gồm có các bộ phận sau: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung (cổ, thân và sừng tử cung), âm đạo và các cơ quan sinh dục bên ngoài.

(Hình 1.9B không có chú thích bằng tiếng Việt) 1.1 Buồng trứng

Khác với dịch hoàn, buồng trứng ở động vật có vú lưu lại trong xoang bụng, phát triển thành một cặp. Nó thực hiện cả hai chức năng: ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh hormon sinh dục cái). Buồng trứng là cơ quan được hình thành trong giai đoạn phôi thai hoặc vào lúc con vật mới được sinh ra. Hình dáng và kích thước của buồng trứng biến đổi tuỳ loài và tuỳ giai đoạn của chu kỳ sinh dục. Tuổi, đặc điểm cá thể, chế độ dinh dưỡng... có ảnh hưởng nhất định đến hình dáng và kích thước của buồng trứng.

Bảng 1.3. Buồng trứng gia súc cái trưởng thành

Các chỉ tiêu Cừu Lợn Ngựa

1. Buồng trứng

Hình dạng Hình hạnh

nhân Hình hạnhnhân Hình quả mọng(chùm nho) với hố rụng trứngHình quả thận Khối lượng một buồng

trứng 10 – 20 3 - 4 4 - 7 40 - 80

2. Nang Graaf thành thục

Số lượng 1-2 1-4 10 - 25 1-2

Đường kính của nang

(mm) 12 – 19 5 - 10 8 - 12 25 - 70

Đường kính noãn bào không có vùng trong suốt

cm) 120-160 140-185 120-175 120-180 3. Thể vàng thành thục Hình dạng Hình cầu hoặc hình trứng Hình cầu hoặc

hình trứng Hình cầu hoặchình trứng Hình quả lê

Đường kính (mm) 20 – 25 9 10 - 15 10 - 25

Số ngày đạt được kích

thướctối đa đến khi rụng trứng

10 7 – 9 14 14

Số ngày bắt đầu thoái hoá

kểtừ khi rụng trứng 14 – 15 12 - 14 13 17

- Cấu tạo: phía ngoài buồng trứng được bao bọc bởi một lớp màng liên kết sợi, chắc như màng dịch hoàn. Phía trong buồng trứng được chia làm hai miền là miền vỏ và miền tủy Miền tủy có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết dầy đặc đảm bảo nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ. Miền vỏ đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng (riêng ở ngựa quá trình phát triển và thành thục của trứng xảy ra ở miền tủy). Miền vỏ bao gồm ba thành phần: Tế bào trứng nguyên thủy, thể vàng và tế bào hình hạt. Tế

bào trứng nguyên thủy hay còn gọi là trứng non nằm dưới lớp màng của buồng trứng. Khi noãn bao chín các tế bào nang bao quanh tế bào trứng và phân chia thành nhiều tầng tế bào có hình hạt (stratum glanulosum). Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo ra xoang có chứa dịch. Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên tạo thành một lớp màng bao bọc, ở ngoài có chỗ dầy lên để chứa trứng(ovum).

1.2.Ống dẫntrứng

Ống dẫn trứng được treo bởi màng treo ống dẫn trứng, đó là một nếp gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên của dây chằng rộng. Căn cứ vào chức năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn:

- Tua diềm: Có hình giống như tuadiềm.

-Phễu: có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồngtrứng.

-Phồng ống dẫn trứng: đoạn ống giãn rộng xatâm

-Eo: đoạn ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tửcung.

Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh trùng theo hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời. Cấu tạo của ống dẫn trứng được thích ứng

tết với chức năng phức tạp của nó. Bộ phận giống như tua diềm vận chuyển trứng đã rụng từ bề mặt buồng trứng đến phễu. Trứng được chuyển qua những nếp nhầy đi đến phồng ống dẫn trứng, nơi xảy ra sự thụ tinh và được lưu lại trong ống dẫn trứng khoảng ba ngày trước khi chúng được chuyển đến tử cung. Ống dẫn trứng cung cấpđiều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất cho sự hợp nhất của các giao tử và cho sự phát triển ban đầu củaphôi.

1.3.Tử cung (dạcon)

1.3.1. Cấu tạo giải phẫu của tửcung

Tử cung gồm có hai sừng tử cung, một thân và một cổ tử cung. Tỷ lệ tương đối của mỗi bộ phận cũng như hình dạng và sự sắp xếp của các sừng biến động theo các loài. Ở lợn, tử cung thuộc loại hình hai sừng; các sừng gấp nếp hoặc quấn lại và có độ dài đến hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn. Độ dài này thích hợp cho việc mang nhiều thai.

Cả hai mặt của tử cung được đính vào khung chậu và thành bụng bằng dây chằng rộng. Ở những động vật đẻ nhiều các dây chằng tử cung giãn ra làm cho tử cung thõng vào xoang chậu.

Ở bò, cừu và ngựa, tử cung thuộc loại hình chẻ đôi (hình chữ T). Tử cung của chúng có hai sừng và một thân tử cung nhô lên (tử cung ngựa to nhất).

Các tuyến nội mạc tử cung có cấu trúc hình nhánh, cuộn hoặc hình ống, chúng tiết chất dịch và đổ vào bề mặt nội mạc tửcung.

Chất dịch nội mạc tử cung chứa chủ yếu là các protein huyết thanh nhưng cũng có một ít protein đặc hiệu của dạ con. Mức độ và số lượng của những protein này biến động theo chu kỳ sinh sản, nó đạt đến mức tối đa vào lúc (hoặc ngay sau khi) động đực. Tuy nhiên hàm lượng protein qua các pha có biến động rõ rệt giữa các loài: rất thấp ở loài gặm nhấm (chuột cống, chuột nhắt) và tương đối thấp ở bò và cừu Các dịch này cung cấp một môi trường tối ưu cho sự sống còn, sự "đủ năng lực" của tinh trùng và cho sự phân chia thời kỳ đầu của phôi trước khi làmtổ

Bảng 1 .4. Giải phẫu so sánh đường sinh dục ở gia súc trưởng thành

Cơ quan Đơn vị cừu Lợn Ngựa

*Ống dẫn trứng

Chiều dài cm 25 15 - 19 15 - 30 20 - 30

* Tử cung

Loại hình Chẻ đôi Chẻ đôi Hai sừng Chẻ đôi

Chiều dài của sừng cm 35 - 40 10 - 12 40 - 65 15- 25

Diện tích của màng nội mạc tử cung 70 - 120 núm 88 - 96 núm Nếp dọc mờ Nếp dọc rõ rệt *Cổ tử cung Chiều dài cm 8 - 10 4 - 10 10 7 - 8 Đường kính ngoài 3 - 4 2 - 3 2 - 3 3,5 - 4 *Khoang cổ tử cung Hình dạng 2 - 5 vòng nhẫn Nhiều vòng nhẫn

Giống cái xoáy mở nút chai

Nếp gấp rõ rệt

*Miệng tử cung

Hình dạng Nhỏ và

nhô ra Nhỏ và nhô ra Không rõ rệt Rõ rệt

* Phần trước âm đạo

Chiều dài cm 25 - 30 10 - 14 10 - 15 20 - 35 *Màng trinh Không rõ rệt Phát triển mạnh Không rõ rệt Phát triển mạnh * Tiền đình Chiều dài cm 10 - 12 2,5 - 3 6 - 8 10 - 12

* Ghi chú: Kích thước ghi trong bảng này biến đổi theo tuổi, giống. cá thế và chế độ nuôi dưỡng.

1 .3.2. Chức năng của tử cung

Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung và các dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản. Gồm:

- Chuyển vận tinh trùng: Lúc giao phối sự co rút của tử cung là cần thiết cho sự chuyển vận của tinh trùng từ vị trí xuất tinh đến vị trí thụtinh.

- Điều hoà chức năng của thể vàng: Tử cung giữ một vai trò quan trọng trong việc điều khiển chức năng thể vàng. Các thí nghiệm ở bò, cừu và lợn cho thấy thể vàng được duy trì ở trạng thái hoạt động trong thời gian dài sau khi cắt bỏ tửcung.

- Nếu còn sót lại một ít mô tử cung, sự thoái hoá thể vàng xảy ra và các chu kì bắt đầu trở lại sau một thời gian. Sau khi cắt bỏ một bên sừng tử cung, thể vàng cùng bên với sừng tử cung này thường được duy trì lâu hơn so với thể vàng cùng bên với sừng tử cung không bịcắt.

- Làm tổ, chửa và đẻ: Tử cung là cơ quan chuyên hoá cao độ, nó được thích

nghiđể chấp nhận và nuôi dưỡng các sản phẩm của sự thụ thai từ lúc làm tổ cho đến lúc đẻ

Sau khi làm tổ, sự phát triển của phôi phụ thuộc vào sự cung cấp máu đầy đủ trong nội mạc tử cung. Trong suốt thời gian có chửa, các đặc điểm sinh lý học của nội mạc tử cung và việc cung cấp máu của nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của thai.

Khi đẻ tử cung co bóp để tống thai ra ngoài. Sau khi đẻ tử cung hầu như trở lại kích thước ban đầu bằng một quá trình gọi là co dạ con (tử cung).

Ở lợn cái dạ con co nhỏ lại (cả về khối lượng lẫn chiều dài) suốt 28 ngày sau khi đẻ, sau đó nó giữ ở trạng thái không thay đổi trong thời kỳ tiết sữa. Tuy nhiên, ngay sau khi cai sữa con, tử cung tăng lên về khối lượng và độ dài trong vòng 4ngày.

Trong thời gian sau khi đẻ, diễn ra quá trình phá hoại của mô nội mạc tử cung kèm theo sự có mặt của số lượng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp lòng mạch nội mạc tử cung. Các tế bào cơ tử cung giảm về số lượng và kích thước. Những biến đổi nhanh chóng và không cân đối này có thể là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ thụ thai sau khi đẻ bị giảmthấp.

1.4. Cổ tửcung

1.4.1. Cấu tạo giải phẫu của cổ tử cung

Cổ tử cung là tổ chức sợi mà mô liên kết chiếm ưu thế kết hợp với sự có mặt của một ít cơ trơn.

Cổ tử cung có đặc trưng là một thành dày và một xoang chật hẹp. Mặc dù cấu trúc của cổ tử cung có khác nhau về chi tiết giữa các loài gia súc có vú. nhưng rãnh cổ tử cung được đặc trưng bằng những mấu lồi. Ở loài nhai lại, những mấu này có dạng nằm ngang hoặc những nếp lồng xoắn vào nhau như những vòng nhẫn phát triển với những mức độ khác nhau tuỳ loài. Ở bò chúng lồi một cách đặc biệt (thường có bốn vòng nhẫn); ở cừu, chúng lồng ghép vào nhau để đóng kín cổ tử cung một cách an toàn, còn ở lợn các vòng sắp xếp giống như cái xoắn mở nút chai để tiếp thu phần xoắn của quy đầu lợn đực. Đặc điểm phân biệt của cổ tử cung ngựa là các nếp dễ nhận thấy trong màng nhầy và các nếp gấp nhô vào âm đạo

Dịch nhờn cổ tử cung gồm những đại phân tử của chất nhầy có nguồn gốc từ biểu mô, chúng gồm các glycoprotein trong đó bao gồm 25% axit quan và 75% cacbonhydrat. Các protein của dịch nhầy cổ tử cung gồm tiền albumin, các lipoprotein, albumin, 13 và γ globulin. Dịch nhờn cổ tử cung có chứa nhiều enzym như glucoronidase, amylase, photphorylase, esterase và photphatase.

Dịch nhờn cổ tử cung khi động dục có dạng dương xỉ, kết tinh hoá khi hong khô trên phiến kính. Dạng dương xỉ này không thể hiện khi lấy dịch nhầy ở các giai đoạn khác của chu kỳ như khi nồng độ progesteron cao hoặc trong thời kỳ mang thai. Những biểu hiện này có một giá trị nào đó khi kết hợp với các quan sát khác để chẩn đoán thụ

thaisớm.

1.4.2 . Chức năng của cổ tử cung

Cổ tử cung có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản:

- Tiếp nhận tinh trùng ngay lúc rụng trứng hoặc lúc sắp sửa rụng trứng, làm cho sự chuyển vận tinh trùng đi qua cổ tử cung để vào xoang tử cung được dễ dàng hoặc không cho tinh trùng xâm nhập nếu là các pha khác của chu kỳ sinhdục.

- Hình thành các ổ chứa tinhtrùng.

- Chọn lọc tinh trùng sống, ngăn cản sự chuyển vận của các tinh trùng chết và tinh trùng có khuyếttật.

- Có thể tham gia vào quá trình kiện toàn năng lực thụ tinh của tinhtrùng.

Khi có chửa, một loại dịch nhờn có độ nhớt cao, không có dạng dương xỉ, dày và đục đã bịt kín rãnh cổ tử cung, có vai trò là một lá chắn chống lại sự chuyển vận của tinh trùng và sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong dạ con. Chỉ khi đẻ, cố tử cung mới mở ra. Bấy giờ nút cổ tử cung lỏng ra, cổ tử cung dãn ra để cho thai và các màng nhau được đẩy ra ngoài.

1.5. Âm đạo

1 .5. 1 . Cấu tạo và đặc điểm sinh lý của âm đạo

Âm đạo có cấu tạo như một ống cơ có thành dầy. Các loài gia súc khác nhau chiều dài âm đạo cũng khác nhau:

Âm đạolợn: 10 - 12cm

Âm đạobò: 22 - 25cm

Âm đạongựa: 15 - 20cm

Âm đạodê: 8 -12cm.

Có những khác nhau giữa các loài về những thay đổi trong âm đạo ở thời kỳ động dục: Ở lợn, biểu mô âm đạo tăng lên về độ cao tối đa vào lúc động dục và giảm xuống điểm thấp ở các ngày thứ 12 đến 16, các lớp bề mặt của biểu mô âm đạo bong ra giữa các ngày 4 và 14. Trong thời gian không động dục, biểu mô âm đạo ngựa được phủ bằng một lớp dịch đặcquánh.

Khả năng co rút ở âm đạo đóng vai trò chính trong việc đáp ứng tâm lý tính dục và cho sự vận chuyển của tinh trùng. Sự co rút của âm đạo. dạ con và ống dẫn trứng được kích thích bởi dịch thể bài tiết vào trong âm đạo trong quá trình kích thích trước lúc giao phối.

Dịch âm đạo gồm chủ yếu là chất thấm qua thành âm đạo, hỗn hợp với các chất tiết của âm hộ từ các tuyến bã nhờn và các tuyến mồ hôi, làm lẫn với dịch nhầy cổ tử cung, các dịch nội mạc tử cung, ống dẫn trứng và các tế bào bong ra từ biểu mô âm đạo

Một mùi đặc biệt và dễ nhận biết xuất hiện trong đường niệu sinh dục của bò cái trong thời kỳ bò động dục. Vì vậy, người ta có thể huấn luyện chó để chúng phát hiện mùi đặc trưng khi động đực ở bò (Kiddy và cộng sự, 1978).

1.5.2. Chức năng của âm đạo

Âm đạo là cơ quan giao cấu của gia súc cái. âm đạo không chứa các tuyến, vách của nó được làm ẩm bằng những chất thấm qua biểu mô âm đạo (thường gọi một cách không chính xác là chất nhầy âm đạo), dịch nhầy ở cổ tử cung và sự tiết của tuyến nội mạc tử cung.

Sau khi xuất tinh, tinh thanh không được chuyển vận đến tử cung, phần lớn chúng được thải ra hoặc được hấp phụ qua vách âmđạo.

pH của dịch tiết âm đạo là không thích hợp cho tinh trùng. Sự tác động qua lại phức tạp của dịch nhầy cổ tử cung, chất tiết của âm đạo và tinh thanh kích thích hệ thống đệm bảo vệ tinh trùng. Những điều kiện bệnh lý gây nên khả năng đệm của tinh thanh giảm sút (như lượng tinh xuất ít, thiếu lượng dịch nhầy của cổ tử cung hoặc dò rỉ tinh dịch) có thể nhanh chóng làm cho tinh trùng bất động.Âm đạo còn là ống thải của dịch cổ tử cung, nội mạc tử cung và ống dẫn trứngđồng thời cũng là đường cho thai ra ngoài khi đẻ.

1.6. Bộ phận sinh dục bênngoài

Bộ phận sinh dục ngoài là phần người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan

sátđược, bao gồm: âm môn, âm vật và tiền đình.

1.6.1 . Âm môn

Âm môn hay còn gọi là âm hộ (vulvae) nằm dưới hậu môn. Phía ngoài âm môn có hai môi (labia pudendi). Hai môi được nối với nhau bằng hai mép (rimavulvae).

Trên hai môi của âm môn có sắc tố màu đen và có nhiều tuyến tiết (như tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến tiết mồ hôi)

1.6.2. Âm vật(clitoris)

Âm vật nằm ở góc phía dưới hai mép của âm môn. âm vật giống như dương vật con đực được thu nhỏ lại. Về cấu tạo, âm vật cũng có các thể hổng như con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới. Trong thực tế sau khi dẫn tinh cho gia súc cái, các dẫn tinh viên thường xoa bóp nhẹ vào âm vật kích thích con cái hưng phấn để tử cung trở lại co thắt và vận động bình thường.

1.6.3. Tiền đình(vestibulum)

Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới vào âm đạo trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trước màng trinh là âm đạo, phía sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ đàn hồi giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật, chúng có chức năng tiết ra dịch nhầy.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)