3.1. Sự thành thục tínhdục
Gia súc sau khi sinh ra, cơ thể tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Đến một giai đoạn nhất định con vật có những biến đổi, chuẩn bị cho việc sản sinh ra các giao tử hoạt động, thời kỳ này gọi là dậy thì. Tiếp theo, khi mà hoạt động sinh sản đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để sản sinh ra đời sau - đó là sự "thành thục" về tính dục.
Sự thành thục về tính dục ngoài sự phụ thuộc vào điều hoà của thần kinh, thểdịch,
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giống, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ, sự tiếp xúc giữa con đực và con cái...
- Các giống lợn nội (Ỉ, Móng cái) thành thục sớm hơn lợn ngoại, lợnlai.
- Gia súc nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc ôn đới. - Thú hoang dã thường động dục, phối giống vào mùaxuân.
- Nếu thả một lợn đực trưởng thành vào một đàn lợn cái tơ, sau một thời gian thấy xuất hiện những lợn cái độngdục.
Trong thực tiễn, yếu tố về tuổi ít giữ vai trò quyết định đối với thành thục tính dục ở súc vật cái. Tuy vậy vẫn phải dùng yếu tố "tuổi tác" để có một cái mốc đánh giá chung về sự thành thục của một giống hay cáthể.
Tuổi thành thục của các loài vật nuôi là khác nhau. Bò: 10-24 tháng (trong đó bò sữa: 10-12 tháng; bò chuyên thịt 11-15 tháng; bò Zebu: 18-24 tháng; bò vàng địa phương: 10-20 tháng); Trâu : 15 - 24 tháng tuổi (trong đó trâu sông 15-20 tháng; trâu đầm lầy: 18-24 tháng); Dê: 6-8 tháng; Dê Bách Thảo: 4-7 tháng; Lợn ngoại: 6-8 tháng; Lợn nội: 3-5 tháng; Ngựa: 12-18 tháng; Gà Ri, RhodeRi. 15-20 tuần; gà hướng trứng: 18-24 tuần; gà hướng thịt: 20-25 tuần; gà tây: 25-30 tuần; Vịt: 22-28 tuần; Ngỗng: 9-10 tháng.
Sau khi thành thục tính dục, gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hoà của hormon tuyến yên, nang trứng tăng trưởng, thành thục (chín) và rụng trứng, kèm theo nó là sự biến đổi toàn thân và cơ quan sinh dục được biểu hiện ra các triệu chứng đặc biệt, gọi là triệu chứng động dục. Quá trình này được lặp đi, lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi là chu kỳ động dục.
Người ta thường chia chu kỳ động dục ra làm bốn giai đoạn và được tóm tắt những đặc trưng cơ bản sau:
*Giai đoạn trước động dục (trước chịu đực): Thần kinh con vật bị kích thích, con
vật có biểu hiện băn khoăn, ngơ ngác, đi lại không yên, đái dắt, kêu (hoặc không kêu), thích nhảy lên con khác, không cho con khác nhảy lên; bỏ ăn hoặc ăn ít. âm hộ sưng, sung huyết, đỏ, bóng ướt, mép âm hộ hémở.
Buồng trứng có nang trứng phát triển; Màng nhầy tử cung dầy lên, tụ huyết; Cổ tử cung hé mở, đỏ hồng, bóng ướt, niêm dịch nhiều, lỏng và trong suốt, dễ đứt, khó kéo dài; âm đạo đỏ hồng, ướtbóng
*Giai đoạn động dục (chịu đực): Tìm đực hoặc gần con khác, cho con đực hoặc
con khác nhảy lên, mê ì; ăn ít hoặc không ăn; âm hộ bớt sưng, hơi thâm, se lại, có vết nhăn mờ, có thể có dính cỏrác
Buồng trứng có nang trứng nhô căng; Màng nhầy tử cung đầy, trương lực tử cung tối đa; Cổ tử cung mở rộng, niêm dịch đặc và dính, có màu nửa trong, nửa đục,
cóthểkéodàiđược(độkéodàiniêmdịchphụthuộcvàotừngloàigiasúc);âmđạobớt đỏ.
*Giai đoạn sau động dục (sau chịu đực): Trạng thái thần kinh nhanh chóng trở
lại bình thường, con vật đã bắt đầu ăn; âm hộ hếtsưng
Buồng trứng có trứng rụng; Trương lực tử cung bớt căng; cổ tử cung hẹp dần; Niêm dịch đặc, giảm độ keo dính, mầu đục, bã đậu. dễ đứt; âm đạo nhanh chóng trở về trạng thái bình thường
*Giai đoạn cân bằng (yên tĩnh): Trạng thái thần kinh trở về bình thường, con vật
đã trở lại ăn uống bình thường. Cơ quan sinh dục hết sung huyết và trở về trạng thái bình thường như trước khi động dục. Cổ tử cung đóng chặt, không có niêm dịch Độ dài chu kỳ động dục, thời gian động dục và thời điểm rụng trứng là sự khác nhau giữa các loài gia súc.
Bảng 4. Chu kỳ động dục, thời gian động dục và rụng trứng ở gia súc
Loài gia súc Chu kỳ động dục (ngày)
Thời gian
động dục Thời điểm rụng trứng
Lợn 1 9-22 48 - 72 giờ 35-45 giờ sau khi bắt đầu động dục Bò 21-22 18 - 36 giờ 10-14 giờ sau khi kết thúc chịu đực Trâu 21 -30 12-72 giờ 20-22 giờ sau động dục
Ngựa 19-25 4 - 8 ngày 1-2 ngày trước khi kết thúc chịu đực Cừu 16-17 24 - 36 giờ 24-30 giờ sau khi bắt đầu động dục
Dê 21 32 - 40 giờ 30-36 giờ sau khi bắt đầu động dục
3.3. Điều hoà chu kỳ sinh dục gia súccái
Hoạt động sinh dục ở gia súc cái chịu sự điều tiết của thần kinh và thể dịch. Giữa hai yếu tố này có mối quan hệ vừa chi phối vừa tác động lẫn nhau theo một hệ thống kế tiếp, thống nhất trong cơ chế tác động nhiềuchiều.
3.3.1. Vai trò của thầnkinh
Trung tâm điều tiết sinh dục nằm ở vùng dưới đồi (hypothalamus). Vùng dưới đồi có vai trò biến các xung thần kinh thành các tác động nội tiết. Cụ thể, vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hormon sinh dục là: FRF và LRF, kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH. Hai hormon này của tuyến yên có vai trò cực kỳ quan trọng trong chu kỳ sinh dục của giasúc.
Sự tiết FSH, LH vào trong máu luôn luôn kích thích buồng trứng. Khi gia súc đã thành thục về tính, sự bài tiết FSH, LH mang tính chu kỳ sẽ gây nên hiện tượng động dục, rụng trứng theo chu kỳ.
3.3.2. Vai trò của thểdịch
Các hormon sinh dục có vai trò hết sức quan trọng, nó trực tiếp tham gia diều khiển hoạt động của buồng trứng và chu kỳ sinh dục của gia súc cái.
- Các hormon tuyến yên:
+ FSH có vai trò kích thích sự sinh trưởng và thành thục của bao noãn. FSH có mặt
trong suốt chu kỳ động dục. Ở lợn, hàm lượng FSH tăng cao từ ngày thứ nhất, đạt cực đại ở ngày thứ hai, sau đó giảm dần ở ngày thứ năm. Ớ bò, có hai giai đoạn trong suốt thời kỳ động dục mà hàm lượng FSH đột ngột tăng cao (từ ngày thứ 9-11 và 19- 20 (trong 12 giờ đầu hàm lượng FSH đạt cao nhất).
Tại các thời điểm hàm lượng FSH tăng cao nhất là lúc noãn bào đã thành thục và chín, vỏ noãn bào căng và mỏng. Nếu có sự tác động của LH thì bao noãn sẽ vỡ, gây hiện tượng rụng trứng.
+ LH có vai trò kết hợp cùng với FSH làm giảm sự bài tiết oestrogen tạo nên sự
thành thục của bao noãn. LH đóng vai trò làm rách vách nang trứng gây rụng trứng, đồng thời nó còn kích thích sự tạo thành và duy trì hoạt động của tế bào thể vàng buồng trứng. Bình thường LH có ở trong máu với hàm lượng thấp. Vào thời điểm trước động dục một ngày, hàm lượng LH trong máu đột ngột tăng cao (lợn ngày thứ 19, bò tăng ở ngày thứ 9 và 19 của chu kỳ). Chính sự tăng cao đột ngột này đã gây ra hiện tượng rụngtrứng.
Tuy nhiên, ở gia súc thường xuất hiện hiện tượng động dục không có trứng rụng (động dục giả) do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản là sự có mặt và hàm lượng của FSH và LH. Nếu trong một chu kỳ động dục, LH tiết ra không đủ để gây rụng trứng thì ở chu kỳ đó gia súc vẫn động dục song không có trứng rụng.
Ngược lại, nếu trong một chu kỳ động dục hàm lượng FSH tiết ra thấp sẽ không đủ kích thích sự phát triển của bao noãn, không kích thích sự phát dục của buồng trứng, do vậy không kích thích buồng trứng sản sinh các hormon qui định đặc tính sinh dục thứ cấp. Trong chu kỳ đó gia súc không có biểu hiện động dục, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn tới vôsinh.
Dựa vào vai trò này của FSH và LH, người ta đã sử dụng một số hormon sinh dục nhằm kích thích và nâng cao hiệu quả của công tác phối giống. Các hormon kích thích sinh dục thường được sử dụng là: huyết thanh ngựa chửa (PMSG), prostaglandin (PGF), loại có hoạt tính cao nhất là PGF và FSH tinhkhiết.
-Oestrogen: Được hình thành chủ yếu từ buồng trứng. Khi gia súc cái có chửa,
hom lon (?) này còn được tổng hợp từ nhau thai, ngoài ra nó còn được tổng hợp trong vỏ trên tuyến thượng thận, song với số lượng nhỏ. Oestrogen có tác dụng kích thích sự tăng sinh của tử cung và kích thích sự sản xuất các prostaglandin ở dạ con. Oestrogen qui định các đặc tính sinh dục thứ cấp, các biến đổi bên ngoài cơ thể khi gia súc chuẩn bị chu kỳ độngdục.
Hàm lượng oestrogen trong máu tăng cao khoảng từ trước 3 ngày của thời kỳ động dục, đạt tối đa ở 1/2 ngày trước động dục. Thời kỳ động dục cao độ, phối giống, hàm lượng oestrogen giảm dần.
-Progesteron: Lúc kết Thúc động dục, sự rụng trứng xảy ra kèm theo sự hình thành thể vàng gây nên việc bài tiết progesteron. Thời kỳ hoạt động của thể vàngđượcgọi
là pha lutein, kéo dài 14-15 ngày (ở cừu cái), 16-17 ngày (ở bò và lợn cái). Nếu gia súc không có chửa, thể vàng teo và thoái hoá làm hàm lượng progesteron giảm dần. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: Độ dài thời gian của chu kỳ động dục có liên quan chặt chẽ đến độ dài thời gian của pha lutein vì sự thoái hoá của thể vàng không phải do sự giảm tiết hormon của các tế bào lutein, mà do hoạt động của nhân tố phân giải lutein - Prostaglandin, trong đó hoạt tính mạnh nhất là Prostaglandin F2a (PGF2a)
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều gia súc cái sau khi rụng trứng không xảy ra quá trình thụ thai song thể vàng không bị thoái hoá. Sự có mặt của thể vàng tồn lưu này đã cản trở sự phát triển của noãn bao buồng trứng và các đặc tính sinh dục thứ cấp. Ỏ những gia súc này không có biểu hiện động dục.
Dựa vào sự hiểu biết về cơ chế tác dụng của các hormon sinh dục, người ta đã sử dụng progesteron kết hợp với một số hormon sinh dục khác nhằm gây động dục, rụng trứng đồng loạt ở gia súc (hiện tượng siêu bài noãn). Điều này có lợi cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và phối giống bằng thụ tinh nhân tạo hoặc cấy truyền hợp tử.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày sơ lược cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý sinh dục của cơ quan sinh dục đực.
Câu 2: Trình bày sơ lược cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý sinh dục của cơ quan sinh dục cái.
Câu 3: Trình bày chu kỳ động dục của gia súc cái.
Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng. Câu 5: Trình bày sự hình thành tinh trùng ở gia súc đực.
Bài 2: KHAI THÁC TINH DỊCH I. Mục tiêu
- Học viên biết các phương pháp khai thác tinh dịch.
- Học viênhiểu được phương pháp huấn luyện gia súc nhảy giá và các phương pháp khai thác tinh dịch từ đó ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi.
- Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi học
II. Nội dung
Khai thác tinh dịch là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong thụ tinh nhân tạo động vật, vì nó cho phép đánh giá sức sản xuất của con đực, trên cơ sở đó để định ra chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, nâng cao sức sản xuất của con đực. Đồng thời khai thác tinh dịch còn tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo của quá trình thụ tinh nhân tạo, đó là kiểm tra phẩm chất, pha loãng, bảo tồn và vận chuyển tinh dịch.
1. Các phương pháp khai thác tinhdịch
1.1. Phương pháp hảimiên
Hải miên là một thể có cấu tạo mềm, xốp, có đặc tính hấp phụ nước rất mạnh. Người ta đưa hải miên vào âm đạo của con cái động dục rồi cho con đực nhảy trực tiếp và phóng tinh tự nhiên. Kết Thúc giao phối, lấy thể hải miên ra vắt lấy tinh dịch.
Ưu điểm: phản xạ sinh dục mang tính sinh học, con đực xuất tinh trong điều
kiện tự nhiên, do vậy, lượng tinh trong một lần xuất tinh đạt tối đa.
Nhược điểm:
-Không khai thác hết được lượng tinh dịch đã xuất ra bởi vì người ta không thể vắt hết được tinh dịch ra từ thể hải miên.
- Quá trình vắt thể hải miên dễ gây ra các tác động xấu tới hình thái, cấu trúc tinh trùng.
- Đòi hỏi phải có con cái độngdục.
Đây là phương pháp cổ điển, hiện nay không dùng
1.2. Phương pháp âm đạothật
Cho con đực và con cái giao phối trực tiếp sau đó dùng dụng cụ (bơm hút, ống hút...) để hút tinh dịch trong âm đạo của con cái ra.
Ưu điểm: Phản xạ sinh dục mang tính sinh học, con đực xuất tinh trong điều
kiện tự nhiên, do vậy lượng tinh trong một lần xuất tinh đạt tối đa.
Nhược điểm:
- Không thể hút hết được hết tinh dịch đã phóng vào trong đường sinh dục của con cái và tinh dịch hút ra có lẫn dịch tiết của cơ quan sinh dụccái
- Phải có con cái động dục để thực hiện phản xạ giaophối.
1. 3. Phương pháp sử dụng bao cao su
Trong lịch sử, phương pháp này được áp dụng ở ngựa và lừa. Người ta cố định một bao cao su mỏng vào dương vật đang cương cứng, có chiều dài thích hợp (hoặc có thể dùng bao cao su đưa vào trong âm đạo của con gia súc cái) rồi cho con đực và
con cái động dục giao phối trực tiếp với nhau. Tinh dịch xuất ra được chứa toàn bộ trong bao cao su.
Để tạo ra hưng phấn tính dục cao, yêu cầu bao cao su phải mịn, phù hợp với kích cỡ của dương vật, mặt trong của bao cao su được bôi trơn bằng dung dịch pha loãng tinh trùng và mặt ngoài được bôi trơn bằng dầu pHrafin. Thao tác lắp bao cao su phải nhanh chóng, chính xác
Ưu điểm: Cho phép khai thác được toàn bộ tinh dịch trong một lần xuất tinh. Nhược điểm
- Không gây được hưng phấn tính dục cao độ như trong giao phối tự nhiên, do đó lượng tinh khai thác được trong một lần xuất tinh không đạt tối đa.
- Đòi hỏi phải có con cái độngdục.
1.4. Phương pháp kích thích cơ học
Phương pháp này được sử dụng từ năm 1779 bởi Lauro. SpHllazani. Đến nay phương pháp này vẫn còn được áp dụng. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng áp lực cơ học tác động vào cơ quan sinh dục đực, kích thích, gây hưng phấn sinh dục cho con đực để gây nên phản xạ xuất tinh. Người khai thác nắm lấy da của bao qui đầu và thực hiện chuyển động đi lại của lòng bàn tay ở bao quy đầu. Chính sự di chuyển này kích thích những nhú nhận cảm của quy đầu và bao quy đầu làm dương vật cương cứng một cách nhanh chóng. Khi sự cương cứng đạt đến điểm đỉnh và sự phóng tinh bắt đầu, dương vật thụt lùi lại phía sau, người thao tác phải giữ một áp lực đầy đủ và không đổi ở phía sau quy đầu. Bình thu nhận tinh phải được giữ ở dưới đầu tự do của dương vật và phải tránh những tiếp xúc của quy đầu với thành bình và giá nhảy vì có thể gây ra sự ức chế phóng tinh của động vật. Sự có mặt của con cái động dục sẽ kích thích hơn tính hăng sinh dục. Theo Ivanov, sự có mặt của con cái động dục có tác dụng Thúc đẩy sự bắt đầu phóng tinh, tăng thời gian phóng tinh, thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng.
Dựa vào nguyên lý này, các tác giả đã đưa ra phương pháp dùng bàn tay kích thích trực tiếp vào dương vật để khai thác tinh dịch lợn. Những điều kiện cho xuất tinh là nhiệt độ, áp lực lòng bàn tay và nhu động của các ngón tay.
Các bước tiến hành của phương pháp này như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ khai thác tinh dịch gồm có găng tay bằng cao su
mỏng, lọ (hay bình) hứng tinh. Rửa sạch phần bụng, sát trùng bộ phận sinh dục đực, phần mông của giá nhảy, lọ hứng tinh và găng tay caosu.
- Khai thác tinh dịch: Dùng tay kích thích vào bao dương vật để lợn đực hưng
phấn, nhảy lên ôm giá nhảy. Khi dương vật của lợn đực bắt đầu thò ra, dùng lòng bàn tay nắm nhẹ vào đầu dương vật (đoạn xoắn mũi khoan) và lái cho qui đầu lệch ra ngoài giá nhảy. Lúc này dương vật của lợn đực sẽ giao cấu trong lòng bàn tay. Bàn tay của người khai thác tinh cần nắm nhẹ dương vật (giữ nguyên tư thế, vị trí của lòng bàn tay), các ngón tay hơi cử động nhẹ để gây kích thích. Khi hưng phấn đạt cao độ,
lợn bắtđầuxuấttinh.Ngườikhaitháctinhdùngtaykiacầmlọhứngtinhkềgầnvàoquiđầu để hứng tinh dịch chảy ra.
Chú ý:
- Không nắm dương vật của lợn quá chặt làm lợn đau và sợ hãi, cũng không nên nắm quá lỏng lẻo vì có thể làm dương vật tuột ra ngoài bàn tay
- Không được để qui đầu chạm vào giá nhảy hoặc lọ hứng tinh vì dễ gây sây sát, chảy máu làm cho lợn sợ hãi, thậm chí dẫn tới ức chế phản xạ xuất tinh. Sau khi lợn xuất tinh xong cần nới lỏng lòng bàn tay nắm dương vật để lợn tự co dương vật lại và tụt khỏi giánhảy
- Khi hứng tinh phải để cho tinh dịch chảy nhẹ theo thànhlọ.
* Ưu điểm
- Không cần nhiều trang thiết bị, dụngcụ.
- Người khai thác tinh dịch có thể quan sát trực tiếp được các pha trong quá trình xuất tinh, từ đó đưa ra quyết định hứng tinh ở "pha" nào là tết nhất, đặc biệt trong quá trình khai thác tinh dịchlợn.
* Nhược điểm
- Cần có sự luyện tập và thích ứng của độngvật.
- Dễ bị nhiễm bẩn cơ quan sinh dục hoặc lây truyền bệnh cho người khai thác tinh dịch nếu không vô trùng tết hoặc các dụng cụ bảo hộ không đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Kích thích không gây khoái cảm cho con đực dễ gây ức chế khó xuất tinh và tinh dịch thu được có số lượng và chất lượng tinh trùngthấp.
1 .5. Phương pháp điệnhọc