Phương hướng và quan điểm phát triển hệ thống cảng biển

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập "Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam" docx (Trang 56 - 57)

1. Quan điểm và phương hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

1.1.5 Phương hướng và quan điểm phát triển hệ thống cảng biển

Định hướng phát triển kinh tế biển đến năm 2010 của chính phủ là đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển; gắn phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển các ngành nuôi trồng và khai thác hải sản, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khíi thành những bộ phận nòng cốt của kinh tế biển. Xây dựng một số căn cứ dịch vụ tổng hợp ở một số cảng và hải đảo.

Nghị quyết IV của TW khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.”

Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển Việt Nam từ trước tới nay.

1.2 Quan điểm và phương hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam Nam

1.2.1 Quan điểm phát triển

Thứ nhất, khi làm quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển cần có tầm nhìn xa, từ 30-40, thậm chí 50 năm. Xuất phát từ thực tế bản quy hoạch tổng thể hệ thông cảng biển Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được bổ sung, chỉnh sửa, nâng lên thành tầm nhìn 2030. Chính việc đưa ra tầm nhìn về thời gian không hợp lý ngay từ đầu đã làm cho công tác quy hoạch không đạt được hiệu quả như mong muốn, quy hoạch mới có đã được chỉnh sửa, có quy hoạch nhưng các địa phương vẫn xây dựng các cảng biển

một cách tràn lan, lãng phí. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, quy hoạch cảng biển cần tầm nhìn dài hơi, mà theo thực tế ở Việt Nam khỏang 50 năm là hợp lý

Thứ hai, Việt Nam cần có ít nhất một cảng quốc tế. Việc đầu tư dàn trải với trên 100 cảng biển lớn nhỏ nhưng hiệu quả không cao, thậm chí lại xảy ra nghịch lý, có cảng không hoạt động được, có cảng lại quá tải… Tập trung vốn đầu tư cho các cảng biển quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới là điều cần thiết nhất lúc này. Với cảng nước sâu, cảnh quy mô lớn thì lợi nhuận cho đơn vị khai thác cảng cũng lớn hơn rất nhiều. Do vậy, thay vì địa phương nào có biển cũng xây dựng cảng, trong quy hoạch, Nhà nước cần định hướng rõ việc phát triển cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế và tập trung vốn để xây dựng. Đối với các cảng còn lại, có thế duy trì hoạt động ở thị trường nội địa hay các cảng chuyên dụng như cảng than, càng dầu, cảng xi măng thì vẫn hoạt động phục vụ nhu cầu. Các cảng hoạt động kém hiệu quả cần có biện pháp đẩy mạnh quản lý để tăng cường hiệu quả hay thậm chí việc duy trì cảng gây nhiều thua lỗ thì có thể chấm dứt hoạt động.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập "Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam" docx (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)