Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập "Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam" docx (Trang 63 - 66)

2. Giải pháp phát triển hệ thống cảng biển

2.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Khái toán nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020 đã được tổ chức JICA Nhật Bản ước tính sơ bộ là 2079 triệu USD, chiếm 5,6% tổng chi phí cho cơ sở hạ tầng GTVT. Đây được coi là nhu cầu vốn lớn, chỉ sau đường bộ và đường sắt.

ƯỚC TÍNH NHU CẦU ĐẦU TƯ CHO NGÀNH GTVT

40% 34% 2% 10% 7% 7% ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT

ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CẢNG

VẬN TẢI BIỂN HÀNG KHÔNG

Biểu đồ 4: Ước tính nhu cầu đầu tư cho ngành GTVT

Việc đưa ra yêu cầu về vốn cho cả hệ thống cảng biển hay ít nhất là một cảng quốc tế, một cảng lớn nhất là vô cùng cần thiết để chúng ta xác định được quy mô vốn cần có từ đó có những biện pháp huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý nhất.

Nếu tính riêng 1 cảng quốc tế, hiện nay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam triển khai dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, có tổng vốn đầu tư trên 2.900 tỷ đồng, Cổ phần Cảng Quốc tế Gemadept Nhơn Hội. đầu tư xây dựng, phát triển hoàn thiện hệ thống Cảng quốc tế Nhơn Hội và các dịch vụ vận chuyển trên quy mô diện tích 119 ha, với tổng vốn đầu tư

trên 3.700 tỉ đồng…

Huy động vốn đầu tư: nhiều nguồn, nhiều hình thức, kể cả nước ngoài, tư nhân. Việc tham gia của khu vực tư nhân vào ngành GTVT đã được vật chất hóa tại nhiều nước nhưng tại những nước đang phát triển, khu vực tư nhân không dễ dàng có thể thực hiện thành công dự án khi tồn tại nhiều rủi ro như sự can thiệp của chính phủ, cơ sở thể chế, pháp lý không đầy đủ và sự không ổn định của nền kinh tế xã hội. Trong khi đó việc phân chia vai trò Nhà nước- tư nhân trong ngành GTVT Việt Nam có thể được tóm tắt như trong bảng nhưng cần phải đáp ứng được những điều kiện sau để có thể huy động vốn tư nhân:

- Cải tiến vị thế về mặt tài chính của các tổ chức đối tác, các tổng công ty công cộng hay các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tôn trọng thực hiện đầy đủ nhữung cam kết trong hợp đồng

- Cần duy trì sự rõ ràng trong quá trình phê duyệt hay lựa chọn nhà cung cấp hay chủ hợp đồng

- Hạn chế Nhà nước can thiệp không hợp lý vào các hoạt động kinh doanh và quản lý

- Ban hàng những quy định và luật lệ có liên quan

- Công khai hóa thông tin

- Chính phủ cầ cân nhắc đảm bảo cho dự án nếu đó là điều kiện tiên quyết của đầu tư tư nhân

Bảng 9: Các phương án nâng cấp khả năng cấp vốn Chiến lược Hành động Các phương pháp mới Mở rộng Cải tiến 1. Phát triển ngân sách hiện tại

1.1 Tổng ngân sách √ √

1.2 Chương trình cho vay và đầu tư tài chính (FILP) √ √

1.3 Ngân sách cho phát triển √ √

1.4 Ngân sách cho ngành GTVT √ √

2. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn Nhà nước

2.1 Sử dụng vốn bao cấp √ √

2.2 Đầu tư của Chính phủ √ √

2.3 Giải ngân đúng hạn vốn Nhà nước √

2.4 Phân bổ các khoản vay và bao cấp √

3. Mở rộng các nguồn tài chính từ bên ngoài

3.1 ODA √ √

3.2 Quỹ hải ngoại chính thức (OOF) √ √

3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) √ √

3.4 Trái phiếu phát triển √

4. Sự tham gia của khu vực Nhà nước-tư nhân

4.1 Phân chia giữa khu vực Nhà nước và tư nhân √ √ √

4.2 Kế hoạch cho khu vực 3 theo hình thức BOT √ √ √

4.3 Hợp lý hóa/Phát triển vốn tư nhân (PC) √ √

5. Nâng cao phí người sử dụng √ √ √

6. Cải tiến quản lý

6.1 Giảm chi phí đời công trình thiết bị √

6.2 Cải tiến quản lý và khai thác √

6.3 Cải tiến quản lý doanh nghiệp Nhà nước √

6.4 Đấy mạnh những ngành liên quan √

6.5 Phát triển ngân sách chính quyền địa phương √ √

Thay đổi trong tư duy sử dụng vốn đầu tư: hiện chúng ta thiếu các cảng quốc tế, càng trung chuyển lớn nên thay vì đầu tư dàn trải với tất cả các địa phương có đường bờ biển, chúng ta có thể tập trung vốn để xây dựng các cảng lớn. Có thể không phải là xây dựng mới nhưng mở rộng, nâng cấp các cảng hiện có đang hoạt động hiệu quả như cảng Hải Phòng, Sài Gòn… Những cảng này không thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn container nếu không có kế hoạch mở rộng bãi container cũng như hệ thống cảng cạn, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, cầu cảng, nhân công lao động. Khu vực Cái Mép - Thị Vải đang phát triển bến cảng nước sâu và bến cảng container rộng và hiện đại, khu vực miền Bắc và miền Trung cũng cần phát triển những bến cảng tương tự. Ở miền Nam, cần quy hoạch phát triển nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của loại tàu 8.000 TEU hoặc cao hơn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập "Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam" docx (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)