CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
3.2.1.3. Nguồn vốn hoạt động của HTX
3.2.1.4. Qui mô và nội dung hoạt động 3.2.1.5. Hiệu quả hoạt động
3.2.1.6. Phân loại hoạt động
3.2.2. Nhngx nhaựâ xét đánh giá về thực trạng phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới 3.2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân
3.2.2.2. Những mặt còn tồn tại hạn chế
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI
3.1. TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN HTX.NN HUYỆN CHỢ MỚI
3.1.1. Tiềm năng thiên nhiên 3.1.1.1. Vị trí – diện tích
Chợ Mới là một trong bốn Huyện cù lao của tỉnh An Giang, đất đai trù phú, hàng năm được một lượng phù sa rất lớn do hai nhánh sơng Tiền và sơng Hậu bồi đắp. Có diện tích đất tự nhiên 24.769 ha, diện tích đất sản xuất đất nơng nghiệp 27.708 ha. Nằm dọc sông Tiền và sơng Hậu, có địa hình tương đối cao từ 1,5m – 2,4m và thấp dần vào trong, độ dốc địa hình theo hai hướng từ Đơng sang Tây và từ Bắc xuống Nam, cao độ bình qn tồn khu vực +1,3m.
Bản đồ 3.1: Các Huyện, thị trấn ở Chợ Mới
Nguồn: Sở NN&PTNT Tỉnh An Giang
3.1.1.2. Thỗ nhưỡng - nguồn nước
Theo bản đồ thỗ nhưỡng của phân viện quy hoạch thủy lợi Nam bộ, Bộ thủy lợi thì nhìn chung, các loại đất của Huyện Chợ Mới đều là nhóm đất phù sa, có diện tích phân bố rãi rác tương đối đồng đều, không bị ảnh hưởng chua phèn. Là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt. Có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước có hiệu quả hơn khi hệ thống đê bao kiểm soát lũ kết hợp hệ thống giao thơng thủy lợi tương đối hồn chỉnh.
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Chợ Mới nằm trong vùng nhiệt gió mùa, khí hậu tương đối đồng nhất, ít thay đổi giữa các tháng và chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt.
- Nhiệt độ trong năm tương đối cao và ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 270c, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Ánh sáng:
+ Mùa khơ: số giờ nắng trung bình 8giờ/ngày, mây che khuất 4-6/10. + Mùa mưa: số giờ nắng trung bình: 6giờ /ngày, mây che khuất 7-8/10.
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình trong khu vực: 82%, thấp nhất 75% vào tháng 3 và cao nhất 87% vào tháng 9.
- Gió: chế độ gió trong khu vực được phân bố theo hai hướng chính:
+ Gió đơng bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trùng với mùa khơ). + Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng năm đến tháng 10 (trùng với mùa mưa).
- Chế độ mưa: ĐBSCL nói chung và Chợ Mới nói riêng có chế độ mưa liên quan mật thiết với chế độ gió mùa. Lượng mưa trong khu vực Chợ Mới phân bổ rõ rệt theo mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm. + Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng tư năm sau, lượng mưa chiếm 10% cả năm. Trong tháng 1,2,3 hầu như khơng có mưa.
Số ngày mưa trung bình từ 90-120ngày/năm, thường tập trung vào các tháng mùa mưa. Trong mùa mưa số ngày mưa trung bình 11-17ngày /tháng; mùa khơ số ngày mưa trung bình từ 1-3 ngày/tháng (tháng 1,2,3)-đây là điểm điển hình cho tính khơ hạn ở ĐBSCL.
3.1.2. Kinh tế - Xã hội 3.1.2.1. Kinh tế
Huyện Chợ Mới có 16 xã 02 thị trấn, kinh tế của Huyện có các ngành chính: nơng nghiệp, cơng nghiệp TTCN và thương mại dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Chợ Mới có sự chuyển biến tích cực theo hướng đa canh, phát triển mạnh thủy sản, chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch khá, chất lượng sản phẩm được nâng lên, đã tạo ra giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 2.053,88 tỷ đồng, tăng 238,48 tỷ đồng so với năm 2004 (1.815,4 tỷ đồng). Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị ngành trồng trọt 1.680,4 tỷ đồng (chiếm 88,8%), chăn nuôi 156,97 tỷ đồng (chiếm 8,3%) và dich vụ nông nghiệp 55 tỷ đồng (chiếm 2,9%), giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất đạt 68,6 triệu đồng/năm, tăng6,1triệuđồng/ha).
Tuy chịu nhiều tác động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao nhưng ngành cơng nghiệp – TTCN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 798 tỷ đồng tăng 16,66% so năm 2004. Kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ tăng đángkể
Tổng sản phẩm nội địa GDP là 3.042,0 tỷ đồng đạt 118,5% so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế: Khu vực 1 chiếm 30,2% giảm 2,4%, khu vực 2 chiếm 23,5% tăng 0,9% và khu vực 3 chiếm 46,3% tăng 1,5%. Thu nhập bình quân đầu người là 8,33 triệu đồng/người/năm, tăng 17,2% so năm 2004.
3.1.2.2. Xã hội
Theo số liệu thống kê của Huyện Chợ Mới, Chợ Mới là Huyện đông dân nhất tỉnh với 365.152 người, chiếm 13,59% dân số toàn Tỉnh. Dân tộc kinh chiếm 99,785; dân tộc Hoa chiếm 0,16%; còn lại là dân tộc khác. Về tơn giáo, phật giáo hịa hảo chiếm 49,7%; đạo phật
chiếm 26%; đạo công giáo chiếm 4,2%; đạo cao đài 5%; cịn lại là các tơn giáo khác. Đa số dân ở đây tập trung ở nơng thơn và sản xuất nơng nghiệp là chính, chủ yếu trồng lúa và hoa màu.
Dân số trong độ tuổi lao động của Huyện là 231.303 người, chiếm 63,34% dân số toàn Huyện. Trong đó lao động trong nơng nghiệp là 109.325 người, lao động trong công nghiệp là 20.718 người, thương nghiệp 26.907 người,… Có 8.196 người trong độ tuổi lao động làm nội trợ hoặc có việc làm khơng ổn định. Về viên chức Nhà nước có trình độ cao đẳng, đại học là 291 người.
Năm 2005, tồn Huyện Chợ Mới có 138 ấp, trong đó có 101 ấp văn hóa; có 62.513 hộ văn hóa trên tổng số 75.811 hộ và 6.539 hộ nghèo tỷ lệ 8,6%. Trong năm 2005 giải quyết việc làm cho 11.470 người so với năm 2004 đạt 124,7%
Nhìn chung, những năm gần đây, đời sống của người dân trong Huyện được nâng lên, sản xuất nông nghiệp ngày một hiệu quả. Tuy nhiên, để góp phần thúc đẩy nơng nghiệp phát triển, giúp đỡ nơng dân sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời góp phần vào cơng tác xóa đói giảm nghèo thì kinh tế hợp tác mà chủ yếu là HTX trong thời gian tới cần có bước đi đột phá.
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI
3.2.1. Khái quát thực trạng về HTX.NN ở Chợ Mới
Để tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển HTX.NN Huyện Chợ Mới, tháng 4/2006, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 12/24 HTX.NN thuộc 14/16 xã, thị trấn trong Huyện. Danh sách các HTX được khảo sát:
Bảng 3.1: Danh sách các HTX.NN được khảo sátSTT Tên HTX Địa chỉ STT Tên HTX Địa chỉ
1 LONG BÌNH Long Điền A 2 HỊA THUẬN TT Mỹ Lng 3 PHÚ QUỚI Long Điền B 4 ĐỊNH THUẬN Long Điền A 5 THUẬN QUỚI Kiến Thành 6 TÂN LONG An Thạnh Trung 7 TÂN QƯỚI Long Điền B 8 TRUNG THÀNH Bình Phước Xuân 9 HIỆP HÒA Long Kiến 10 TRUNG PHÚ Hội An 11 PHƯỚC THẠNH Tấn Mỹ 12 LONG THẠNH Long Giang
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 4/2005)
Phương pháp điều tra, khảo sát là trao đổi trực tiếp với Ban quản trị HTX, với chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thơng tin tình hình hoạt động của các HTX. Song song đó, tơi cũng sử dụng 60 phiếu để phỏng vấn các đối tượng có liên quan mật thiết với HTX: 30 phiếu phỏng vấn hộ xã viên của các HTX.NN; 30 hộ không phải là xã viên của các HTX.NN trong Huyện. Ngồi ra để có nhiều thơng tin hơn, tơi cịn trao đổi với một số cán bộ ở các cấp ban ngành, các nhà khoa học và tham khảo nhiều báo cáo, thơng tin có liên quan từ các nguồn khác nhau. Có thể khái qt tình hình phát triển của các HTX.NN của Huyện Chợ Mới trong thời gian qua như sau:
Căn cứ Nghị quyết 13 NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX và Chỉ thị 10-CT/TU ngày 02/8/2002 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng thời, thực hiện đề án phát triển HTX từ năm 2001 – 2005 của UBND tỉnh An Giang.
Căn cứ Kế hoạch 03/KH.HU ngày 12/9/1996 và Nghị quyết 02/NQ.HU của Ban Thường Vụ Huyện Ủy Chợ Mới thực hiện theo chương trình hành động Tỉnh Ủy An Giang về việc phát triển và nâng cao hoạt động của kinh tế tập thể. Trong giai đoạn 2001 – 2005, hoạt động của kinh tế tập thể, nhất là mơ hình HTX.NN trên địa bàn Huyện Chợ Mới, từng bước khắc phục được những tồn tại vốn có của phong trào HTX trước đó và đi vào hoạt động có nề nếp, sản xuất kinh doanh mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ, tất cả dịch vụ đều đem lại nguồn lợi cho xã viên nông dân và lợi nhuận của tập thể năm sau cao hơn năm trước…. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì phong trào phát triển HTX.NN ở Huyện Chợ Mới cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết để vươn đến một tầm cao mới trong phong trào kinh tế tập thể.
3.2.1.1. Điều kiện thành lập của các hợp tác xã ở Huyện Chợ Mới
Do ảnh hưởng của tập đoàn, liên tập đoàn, HTX.NN dưới cơ chế cũ đã để lại nhiều ấn tượng không tốt đối với nông dân, trong việc điều hành, và phân phối sản phẩm. Cũng như việc tập thể hóa các tư liệu sản xuất làm cho nơng dân mất lịng tin với Nhà nước.
Ngày 01/01/1997 luật HTX ra đời là tiền đề cho việc tổ chức làm ra theo mơ hình kinh tế hợp tác kiểu mới. Việc xây dựng và hình thành HTX.NN theo luật thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản nhất vẫn là một bộ phận nơng dân nhận thức cịn ngán ngại, dè dặt chưa thật sự ủng hộ, một số ít cán bộ chưa thật sự tin tưởng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác xã kiểu mới.
Trên cơ sở đó, được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang và Hội Nông Dân Việt Nam tỉnh An Giang mà cụ thể là Đồn cán bộ xây dựng HTX nơng nghiệp của Tỉnh. Sự chỉ đạo sâu sát của BTV Huyện Ủy, UBND Huyện, BCĐ Huyện. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động làm cho thông suốt từ nội bộ ra tới quần chúng nhân dân, quán triệt luật HTX, các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, đồng thời phân biệt rõ giữa HTX.NN cũ và mới, tính ưu việt của HTX.NN kiểu mới để nơng dân tự nguyện, tự giác tham gia. Trong năm 1997 Huyện đã mở nhiều lớp tập huấn cho Ban Chỉ Đạo, lãnh đạo chủ chốt của xã, thị trấn, Ban sáng lập viên, Hội Nơng Dân, cán bộ Nơng nghiệp có trên 120 học viên tham gia. Trong năm 1997 đã xây dựng điểm được 04 HTX.NN ở 03 xã và 01 thị trấn (HTX.NN Long Bình: Long Điền A, HTX.NN Phú Quới: Long Điền B, HTX.NN Hịa Thuận: Mỹ Lng và HTX.NN Long Hòa: thị trấn). Rút kinh nghiệm của năm 1997, năm 1998 Huyện tổ chức tập huấn cho trên 330 học viên, đối tượng tập trung là Ban quản trị, Kiểm sốt, Kế tốn các HTX đã hình thành và sắp xây dựng mới, đến cuối năm 1998 toàn Huyện đã xây dựng được 24 HTX.NN, sang đến năm 1999 đã có thêm 03 HTX.NN nữa ra đời và tính đến thời điểm đó thì xã nào của Huyện cũng có HTX.NN.
Qua thời gian hoạt động xáp nhập và giải thể một số HTX yếu kém. Đến nay, tồn Huyện cịn 22 HTX.NN. Giảm 05 HTX.NN và hiện nay tiếp tục có 03 HTX.NN ngưng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Biểu đồ 3.1: Số lượng HTX.NN Huyện Chợ Mới qua các năm
27 24 27 27 25 24 24 22 4 0 10 20 30 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
(Nguồn: Báo cáo Phòng NN & PTNT huyện Chợ Mới)
Có thể thấy, trong thời gian qua được sự chỉ đạo sâu sắc của chính quyền Tỉnh và địa phương và điều kiện tự nhiên và xã hội ở Huyện Chợ Mới có nhiều thuận lợi nên số HTX hình thành và hoạt động với số lượng lớn (22/109 cả tỉnh), đứng thứ 2 so với các Huyện khác trong Tỉnh.
Biểu đồ 3.2: Số lượng các HTX.NN ở các Huyện của tỉnh An Giang tính đến năm 2005
Số lượng HTXNN ở các huyện của Tỉnh An Giang tính đến đầu năm 2005 3 15 4 7 3 17 4 1 23 22 10 Phú Tân Chợ Mới Thoại Sơn TX.Châu Đốc Châu Phú Tịnh Biên Châu Thành TP.Long Xuyên Tân Châu Tri Tôn An Phú
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện đề án HTX.NN giai đoạn 2001 – 2005 của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang năm 2005)
Qua điều tra 12/22 HTX.NN thì có 9/12 HTX phát triển lên từ các tổ liên kết sản xuất (chiếm 75% tổng số HTX được khả sát), còn lại 03 HTX phát triển lên từ một nhóm người (sáng lập viên) liên kết lại và lập ra HTX (chiếm 25% tổng số HTX được khảo sát).
Số lượng xã viên của HTX khi mới thành lập là: 639 người, hiện nay tăng lên 1.772 xã viên. Tuy nhiên số xã viên tăng là do số lượng HTX tăng lên, chứ số lượng xã viên của mỗi HTX từ khi thành lập cho đến nay con số tăng khơng nhiều (HTX.NN Hiệp Hồ tăng 4, Phước Thạnh tăng 1, Trung Phú tăng 76…). mà cịn có HTX số xã viên lại giảm (HTX.NN: Long Bình giảm 4, Phú Quới giảm 29, Định Thuận giảm 35, Long Thạnh giảm 7,…).
Năm Số HTX
Theo kết quả điều tra 12/22 HTX.NN Huyện Chợ Mới thì nguyên nhân tăng xã viên chủ yếu là do:
+ Sáp nhập của HTX ( 2 HTX.NN Hiệp Hồ, Trung Phú)
+ Để tạo cơng ăn việc làm cho người nông dân nghèo một số HTX.NN đã kết nạp thêm họ (5 HTX.NN kết nạp 38 xã viên)
+ HTX vận động người dân thu hút thêm vốn (3 HTX.NN kết nạp 26 xã viên) + Một số nông dân tự nguyện góp vốn (6 người)
+ Một số xã viên chuyển nhượng, bán bớt cổ phần
Nguyên nhân giảm xã viên là do:
+ Xã viên rút vốn ra khỏi HTX + Đi làm ăn xa
+ Chuyển nhượng, bán hết cổ phần
+ Nông dân nghèo rút vốn cổ phần để trả nợ, chữa trị bệnh + Di dời chỗ ở
+ Nông dân trừ nợ bằng vốn cổ phần
HTX có nhiều xã viên nhất là HTX.NN Thuận Quới 177 xã viên, HTX.NN Trung Phú 158 Xã Viên, HTX.NN Long Bình 121 xã viên, HTX.NN Định Thuận 108 xã viên, HTX.NN Hòa Thuận 101 xã viên; HTX.NN ít xã viên nhất là HTX.NN Phú Thượng 45 xã viên. Tính trung bình mỗi HTX.NN có 81 xã viên tham gia. So với phạm vi cả tỉnh thì mỗi HTX.NN có khoảng 79 xã viên tham gia. Qua đây ta thấy số xã viên HTX.NN của Huyện Chợ Mới cao hơn con số trung bình của tỉnh, đây là một lợi thế của các HTX.NN Huyện Chợ Mới. Đạt được kết quả này là do: từ khi phong trào HTX phát triển cho đến nay, ở Huyện Chợ Mới các xã viên trong HTX có nhận thức khá đầy đủ về tính khách quan, về lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho họ. Họ tự nguyện, tự giác gia nhập HTX, chứ không bị ép buộc.
Theo kết quả khảo sát, điều tra nhận thức của 30 xã viên và 30 hộ không phải là xã viên của HTX kết quả đạt được là:
- Hộ xã viên:
+ Tự nguyện tham gia gia hợp tác xã là 65%, 35% cịn lại là do chính quyền địa phương đến tận nhà để vận động tham gia
+ 77% xã viên cho rằng việc xây dựng và phát triển HTX.NN hiện nay là rất cần thiết; 23% cho rằng có hay khơng cũng được, nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của HTX mang lại so với gia đình tự làm hoặc tư nhân cung cấp thì khơng hơn gì mấy.
+ Ủng hộ cổ vũ phong trào phát triển HTX: rất ủng hộ 67%; có cũng được khơng có cũng được 20%; 13% khơng ủng hộ, nguyên nhân cơ bản là do HTX làm ăn không hiệu