III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀ
2. Tổchức lại công tác quản lý vốn lưu động
Nghiên cứu thực trạng của Công ty 2 năm gần đây, em thấy quản lý vốn lưu động là vấn đề nổi cộm nhất của Công ty trong năm 2005. Lượng tiền vay ngắn hạn của Công ty đã tập trung vào hàng tồn kho, hàng tồn kho tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động. Hàng tồn kho tăng nhanh gây ứ đọng vốn, chi phí bảo quản, kho bãi...
Như vậy, Công ty có 2 hạn chế lớn trong công tác quản lý vốn lưu động:
Cơ cấu tài trợ vốn lưu động không hợp lý, chủ yếu là vay ngắn hạn, vay ngắn hạn năm 2004 và năm 2005 đều chiếm trên 95% tổng nợ
phải trả, gây sức ép thanh toán, chi phí lãi vay cao, Công ty chưa cân đối giữa vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Công tác tổ chức tiêu thụ chưa tốt, gây ứ đọng vốn lưu động.
Vì vậy, Công ty cần phải tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động vì 2 lý do trên và quản lý tốt vốn lưu động còn đảm bảo các vấn đề sau:
Quản lý vốn lưu động tốt để đảm bảo sự quay vòng của đồng vốn và sức mua của đồng vốn không bị giảm sút. Quản lý tốt vốn lưu động giúp ta biết được thời gian vốn lưu động nằm trong khâu nào là nhiều, khâu nào là ít và có còn bị ứ đọng ở khâu nào không, bao nhiêu lâu thì vốn lưu động trở về với Công ty, nó có đảm bảo được khả năng sinh lợi không. Theo dõi từng bước đi của đồng vốn sẽ phát hiện được ở đâu vốn lưu động đọng lại nhiều thời gian nhất để từ đó kịp thời tìm biện pháp khắc phục, đó là các biện pháp để rút ngắn thời gian ứ đọng vốn, tăng vòng quay của vốn tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quản lý tốt vốn lưu động giúp các nhà quản lý tính toán chính xác số lượng vốn tối ưu cho hoạt động của Công ty, để xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý. Các doanh nghiệp hiện nay thường tính toán không chính xác số lượng vốn cần thiết mà dẫn tới đôi khi không đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và đôi khi lại thừa vốn. Quản lý vốn lưu động giúp nhà quản lý tính được nên dự trữ bao nhiêu tiền mặt thì đạt hiệu quả tối ưu vì lượng tiền mặt quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như gây nên tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Do đó, căn cứ vào tình hình thực tế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, để hoàn thiện việc quản lý vốn lưu động cần xem xét lại nguyên nhân của việc hàng hoá bị ứ đọng, đây chính là nơi luồng vốn di chuyển chậm nhất, nằm lại lâu nhất.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ chất lượng của hàng hoá hay hàng hoá không phù hợp với nhu cầu của thị trường thì Công ty nên tiến hành bán giảm giá, chiết khấu cho người mua với số lượng lớn để giải quyết bớt hàng ứ đọng, giảm chi phí bảo quản, chi phí vốn ứ đọng.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ khâu tiêu thụ thì Công ty nên tổ chức tìm kiếm các kênh phân phối mới, xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, khuyếch trương sản phẩm, tìm kiếm thị trường.
Tiến hành các biện pháp thu tiền nhanh như chiết khấu ngay cho người mua với số lượng lớn, trả tiền ngay, làm như vậy sẽ khuyến khích người mua tiêu thụ hàng nhanh, giảm thiểu được tình trạng ứ đọng vốn ở khâu tiêu thụ.
Tóm lại, quản lý vốn lưu động có hiệu quả đang còn là một vấn để rất lớn đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, trong đó mục tiêu là phải giảm thiểu số hàng tồn kho, tăng số vòng quay của vốn tạo tỷ suất lợi nhuận cao, việc trước mắt Công ty cần phải quyết là giải quyết các khoản phải thu của khách hàng bằng hình thức chiết khấu, tiến hành các biện pháp chiết khấu thương mại để tiêu thụ lượng hàng còn ứ đọng. Tăng cường quản lý chặt chẽ các khâu để có biện pháp thúc đẩy và sử dụng vốn có hiệu quả. Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn hợp lý, giúp Công ty không phải vay cùng một lúc quá nhiều tạo nên tổng số nợ ngắn hạn lớn, gây sức ép thanh toán.